Các bước xử lý tình huống sư phạm tiểu học

MỤC LỤCMục lục...........................................................................................................2Lời nói đầu.....................................................................................................3Định nghĩa một số từ viết tắt........................................................................4Phần 1. Hướng dẫn giải bài tập xử lý tình huống sư phạm.............................51. Một số vấn đề lý luận về giao tiếp và ứng xử sư phạm...............................51.1. Một số khái niệm1.2. Quy trình tiến hành ứng xử THSP1.3. Yêu cầu cần đảm bảo khi xử lý tình huống sư phạm2. Một số dạng bài tập và những điểm cần chú ý khi giải bài tập xử lý tình huống sưphạm................................................................................................................ 162.1. Bài tập xử lý tình huống sư phạm:2.2. Các dạng bài tập xử lý tình huống sư phạm:2.3. Một số lưu ý trong giải bài tập xử lý tình huống sư phạm3. Một số lời giải mẫu bài tập ứng xử sư phạm tham khảo.............................27Phần 2. Hệ thống các bài tập xử lý tình huống sư phạm..........................................372.1.Tình huống trong giáo dục mầm non..............................................372.2.Tình huống trong giáo dục tiểu học................................................442.3.Tình huống trong giáo dục trung học cơ sở....................................482.4. Một số câu chuyện ứng xử.............................................................57Tài liệu tham khảo.........................................................................................64Lời nói đầuRèn luyện kỹ năng nghiệp vụ luôn được coi là mục tiêu trọng tâm trong bất kỳcơ sở đào tạo nghề nghiệp nào. Tuy nhiên, đây lại là mảng còn yếu trong đào tạonghề nghiệp ở nước ta, vì vậy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn chưa đáp ứngnhu cầu thực tiễn.Trong các cơ sở đào tạo giáo viên rèn luyện nghiệp vụ sư phạm luôn được coitrọng. Hằng năm, các trường đều tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm. Trong đó, ứngxử sư phạm được coi là một nội dung quan trọng bởi hoat động sư phạm luôn diễn tratrong các tình huống đa dạng đòi hỏi người giáo viên phải biết cách ứng xử phù hợp,có hiệu quả giáo dục.Để góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện năng lực ứng xử sư phạm nói riêngvà rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nói chung, chúng tôi nghiên cứu biên soạn tài liệu“hướng dẫn giải bài tập xử lý tình huống sư phạm” làm tài liệu cho giảng viên, sinhviên tham khảo .Cuốn tài liệu gồm 2 phần.Phần 1. Hướng dẫn giải bài tập xử lý tình huống sư phạm. Phàn này giới thiệuvới người học những vấn đề lý luận làm cơ sở cho rèn luyện năng lực ứng xử sưphạm.Phần 2. Hệ thống các bài tập xử lý tình huống sư phạm. Phàn này giới thiệumột số bài tập ứng xử nhanh tình huống xảy ra trong giáo dục Mầm non, Tiểu học vàTHCS và các mẩu chuyện ứng xử sư phạm.Phần 1. Hướng dẫn giải bài tập xử lý tình huống sư phạm1. Một số vấn đề lý luận về giao tiếp và ứng xử sư phạm1.1.Một số khái niệmGiao tiếp là hoạt động đặc thù của con người. Trong giao tiếp con người trao đổikinh nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc, kỹ năng kỹ xảo với nhau và do đó xã hội loài ngườimới tồn tại và phát triển. Mỗi cá nhân sinh ra muốn trở thành thành viên xã hội thìcần phải được hoạt động, giao tiếp trong xã hội đó để lĩnh hội những giá trị của xãhội cho bản thân, để thành người. Giao tiếp là hoạt động diễn ra hằng ngày, không cógiao tiếp thì không có sự tồn tại và phát triển của xã hội và mỗi cá nhân.Tuy nhiên, hiệu quả giao tiếp như thế nào lại phụ thuộc nhiều vào cách ứng xử củacá nhân trong các tình huống cụ thể. Chắc mỗi chúng ta không ít lần gặp phải nhữngtình huống tương tự như nhau nhưng mỗi người lại có cách ứng xử khác nhau: cóngười ứng xử khéo léo, có người ứng xử vụng về, thậm chí thô bạo gây hậu quả khônlường.Hoạt động sư phạm là hoạt động phối hợp cùng nhau giữa người làm công tácgiáo dục và đối tượng giáo dục, nhằm làm cho đối tượng giáo dục tiếp thu văn hóanhân loại, từ đó phát triển tâm lý, nhân cách. Hoạt động sư phạm được diễn ra chủyếu trong quan hệ giao tiếp. Sự tiếp xúc chủ yếu giữa giáo viên và học sinh nhằm tổchức hướng dẫn hoạt động học cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri trức, kỹ năng,kỹ xảo, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh được gọi là Giaotiếp sư phạm. Đôi khi giao tiếp sư phạm còn diễn ra trong quan hệ giáo viên- phụhuynh, giáo viên với đồng nghiệp...để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Trong quá trình giao tiếp sư phạm, nhiều khi xuất hiện những vụ việc, hiện tượng,sự kiện, hoàn cảnh có vấn đề bức xúc nẩy sinh trong hoạt động và quan hệ GD, buộcngười GV phải giải quyết để đưa các hoạt động và các quan hệ đó trở về trạng thái ổnđịnh, phát triển phù hợp hướng mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch GD đã được xác định.Tình huống đó được gọi là tình huống sư phạm.Đặc điểm của tình huống sư phạm:- Là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn bức xúc do khách quan đưa lại, xuấthiện không dự kiến trước đòi hỏi GV phải ứng phó, xử lý kịp thời.Trong tình huống sư phạm, người thầy thụ động trước việc xuất hiện mâu thuẫnnhưng phải đối mặt trực tiếp với mâu thuẫn, phải ứng phó, xử lý kịp thời để hoạt độngsư phạm trở về trạng thái bình thường. Nếu thoái thác hay lảng tránh, hoạt động sưphạm sẽ không đạt mục đích. Tuy nhiên, để ứng phó được tình huống, đòi hỏi ngườithầy phải có bản lĩnh sư phạm vững vàng, bình tĩnh, sáng suốt, linh hoạt đưa ra giảipháp phù hợp, biến thế bị động thành thế chủ động trong tình huống đó.- THSP nẩy sinh trong tiến trình dạy học, giáo dục và trên cơ sở quy luật pháttriển TL của quá trình GD học sinh,song sự xuất hiện của THSP có tính ngẫu nhiên,bột phát, bất ngờ.Dù tình huống sư phạm có xuất hiện bất ngờ thế nào thì nẩy sinh THSP vẫn phùhợp với qui luật tâm lý của quá trình giáo dục học sinh. Vì vậy, để ứng xử chủ độngvà thành công thì người thầy phải nắm vững và biết vận dụng thuần thục các qui luậtcủa dạy học và giáo dục, qui luật tâm lý lứa tuổi, đặc điểm tâm lý học sinh, nhữngcon đường và phương tiện giao dục phù hợp tình huống.- THSP có tính đa dạng, phức tạp nhưng THSP diễn biến theo chiều hướng nào[tích cực hay tiêu cực] còn tuỳ thuộc vào cách ứng xử của GV và đặc điểm TL củađối tượng giáo dục.Chất lượng của giao tiếp sư phạm phụ thuộc rất nhiều vào ứng xử của người thầy.Sự khéo léo ứng xử có thể làm thay đổi cả nhận thức, thái độ, hành vi mà trước đógiáo viên đã dày công vun đắp mà không được; ngược lại sự ứng xử vụng về có thểlàm hỏng tất cả những cố gắng trước đó của người thầy, làm tổn thương tâm hồn trẻ,thậm chí có thể gây hậu quả khôn lường. Sự thành hay thất bại trong ứng xử của thầyphụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tâm lý đối tượng. Vì đối tượng giáo dục rất phongphú đa dạng nên trong xử lý tình huống sư phạm, không có công thức chung cho ứngxử với tất cả các đối tượng, các tình huống. Người thầy giáo phải biết vận dụng linhhoạt các qui tắc ứng xử một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với đổi tượng như mộtnghệ thuật [nghệ thuật sư phạm].- THSP nhiều khi có sự pha trộn của các sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnh có vấn đềtrong DH và GD. Vì vậy đòi hỏi người GV phải có khả năng quan sát, phân tích đểphân loại, xác định những vấn đề bức xúc, kết hợp khả năng tư duy và óc tưởngtượng sư phạm để phát huy mặt tích cực tiềm ẩn của đối tượng giáo dục, để giảiquyết mọi việc sáng suốt; đồng thời kích thích, khơi dậy khả năng tự ý thức, tự giảitoả mâu thuẫn, xung đột của các nhân tố tạo nên tình huống.- Tình huống ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động DH và GD củalớp, của trường và có thể lan truyền qua dư luận tập thể. Do vậy người GV phải bìnhtĩnh, sáng suốt, có khả năng phân tích, tổng hợp nhanh nhạy, sâu sắc, để ứng xử giảiquyết vấn đề một cách khách quan, minh bạch và có hiệu quả GD.Ứng xử sư phạm [ƯXSP] là một dạng hoạt động giao tiếp giữa nhữngngười làm công tác giáo dục và được giáo dục trong nhà trường, nhằm giải quyếtcác tình huống nảy sinh trong hoạt động giáo dục và giáo dưỡng.Năng lực ứng xử khéo léo trong hoạt động sư phạm là một yêu cầu quan trọngtrong nhân cách người thầy giáo cần được rèn luyện.Sự khéo léo đối xử sư phạm là khả năng sử dụng hợp lý nhất các tác động sưphạm trong mọi tình huống như là một nghệ thuật.Người thầy giáo có năng lực này thường được thể hiện ở các dấu hiệu sau:+ Nhanh chóng phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn đề xảy ra bấtngờ, không nóng vội, không thô bạo.+ Nhạy bén về mức độ sử dụng các tác động sư phạm.+ Biết biến thế bị động thành thế chủ động giải quyết nhanh chóng những vấn đềphức tạp nảy sinh trong công tác dạy học và giáo dục.+ Quan tâm chu đáo đến trẻ, tính đến một cách đầy đủ những đặc điểm của cánhân học sinh, thường quang minh chính đại.Như vậy, bản chất tâm lý của năng lực khéo xử sư phạm là sự thống nhất giữa tìnhyêu thương có lý lẽ với hình thức đối xử hoàn thiện về mặt sư phạm; giữa sự tôntrọng và yêu cầu cao một cách hợp lý có cơ sở sư phạm; giữa niềm tin và sự kiểm trasư phạm, giữa ý chí kết hợp với sự mẫu mực và thiện ý trong giao tiếp.Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm không phải là khả năng thiên bẩm hay ditruyền của mỗi người mà được hình thành một cách có ý thức qua các hoạt độngtrong trường đào tạo giáo viên và trong hoạt động nghề nghiệp của người thầy giáo.Để có năng lực này, người thầy phải nắm vững qui trình ứng xử, những yêu cầumang tính nguyên tắc trong ứng xử và hiểu tâm sinh lý, hoàn cảnh của học sinh, cólương tâm nghề nghiệp, có sự linh hoạt sáng tạo ...1.2. Quy trình tiến hành ứng xử THSP.Việc ứng xử THSP cần sự năng động, linh hoạt Tuy nhiên, nhiều tình huống phứctạp vận động theo quy luật có lôgíc nhất định, vì vậy để hình thành phương pháp vàkỹ năng ứng xử THSP, sinh viên sư phạm cần phải biết xác định quy trình ứng xửTHSP gồm các bước sau:* Bước 1: Tiếp cận tình huống sư phạm bằng cách tìm hiểu đối tượng có quan hệđến tình huống sư phạm. Biết tác động đến đối tượng để học sinh bộc lộ ý nghĩ, tháiđộ và hành động. Khai thác nguyên nhân trực tiếp, sâu xa và tiềm ẩn trong tìnhhuống.* Bước 2: Phân tích, tổng hợp các diễn biến tình huống và tìm ra nguyên nhân chủyếu, cốt lõi nhất của sự việc..* Bước 3: Đưa ra các biện pháp ứng xử phù hợp nhất với THSPThường có những biện pháp nào?+ Các biện pháp ứng xử tình thế. Đó là những biện pháp nhằm hóa giải nhữngmâu thuẫn trước mắt, giúp thầy giáo thoát khỏi tình huống khó xử. Ví dụ: khi họcsinh hỏi thầy một câu hỏi khó mà thầy không thể trả lời ngay được thì giải pháp tìnhthế là nhằm giúp thầy tránh được việc phải đưa ra câu trả lời ngay lúc đó. Còn giảipháp đó cụ thể như thế nào lại tùy vào đặc điểm đối tượng, đặc điểm tình huống vànăng lực ứng xử của thầy giáo. Điều cần lưu ý là biện pháp xử lý tình thế giúp hóagiải được mâu thuẫn trước mắt nhưng tránh đưa giáo viên vào một tình huống kháckhó xử hơn. Ví dụ trong tình huống trên có thể đưa ra các giải pháp là:- Hỏi lại cả lớp xem em nào có câu trả lời.- Hứa để cuối giờ trả lời.- Giao cho cả lớp cùng suy nghĩ xem giờ sau ai có câu trả lời hay nhất sẽ đượcbiểu dương.Trong các giải pháp trên thì hai phương án đầu có thể giúp thầy trì hoãn việc trảlới nhưng sau đó có thể đưa thầy vào hoàn cảnh bất lợi hơn: Nếu thầy không đưa rađược câu trả lời mà lại hỏi cả lớp xem em nào có câu trả lời thì điều thầy hy vọng làkhó xảy ra, giải pháp này chỉ giúp thầy có thêm thời gian suy nghĩ nhưng khoảng thờigian đó là quá ít nên khả năng thầy tìm ra câu trả lời cũng rất khó. Nếu sau đó thầykhông có câu trả lời thì sao? tình thế này còn bất lợi hơn trước đó.Phương án thứ hai cũng tương tự, thầy có thể tiếp tục rơi vào tình thế khó xử hơnnếu cuối giờ thầy chưa tìm ra đáp án hặc đáp án chưa thật sự hoàn hảo.Chỉ có giải pháp thứ ba là hợp lý nhất vì giúp thầy có đủ thời gian tìm hiểu thôngtin để có câu trả lời hoàn hảo nhất đồng thời lại đưa học sinh vào trạng thái tích cựctìm tòi, phù hợp mục tiêu dạy học. Hai giải pháp trên đều không an toàn vì khoảngthời gian dành cho thầy không nhiều nên khả năng tìm ra câu trả lời là rất ít.+ Các biện pháp ứng xử lâu dài, bền vững. Đây là những giải pháp giúp giải quyếttận gốc nguyên nhân đã gây nên mâu thuẫn trong tình huống, tránh được những tìnhhuống tương tự xảy ra trong tương lai và hướng tới mục tiêu hoàn thiện nhân cáchngười học, thực hiện mục đích quá trình sư phạm. Ví dụ trong tình huống trên thì saukhi hoãn binh để tìm được câu trả lời cho học sinh thì biện pháp ứng xử bền vữnghơn là thầy cần nâng cao tầm hiểu biết, kỹ năng nghề nghiệp để không chỉ trả lờiđược mọi thắc mắc của học trò mà còn thu hút được các em tham gia tích cực vàokhám phá khoa học, tạo điều kiện tốt để phát triển tối đa tiềm năng cho các em.Điều cần lưu ý khi sử dụng các biện pháp ứng xử là đều phải tính đến đặc điểmđối tượng, vận dụng khéo léo các nguyên tắc, phong cách giao tiếp và tính mục đíchgiáo dục.*Bước 4: Đánh giá kết quả.Đánh giá kết quả xử lý THSP là xác định kết quả cụ thể của phương pháp ứng xửTHSP và những tác động kéo theo đến cá nhân, tập thể. Từ đó rút ra những bài họckinh nghiệm sư phạm.Việc nêu ra các bước ứng xử THSP là vạch ra những hành động, những thao táccần thiết có thể có để giải quyết tình huống một cách tối ưu nhằm giúp sinh viên hìnhthành kỹ năng nghề nghiệp. Trong thực tế, đứng trước một tình huống cụ thể đòi hỏingười GV phải nhạy cảm, linh hoạt, thông minh, thừa cơ ứng biến. Trong quá trìnhứng xử sư phạm phải luôn luôn định hướng mục tiêu và tìm ra những phương pháp vàcách xử lý tối ưu.1.3. Yêu cầu cần đảm bảo khi xử lý tình huống sư phạma/Giải quyết được mâu thuẫn cơ bản trong tình huống.Tình huống sư phạm có thể có sự pha trộn nhiểu sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnhcó vấn đề trong DH và GD nên việc phân tích các sự kiện trong tình huống để tìm rađúng mâu thẫn cơ bản cần giải quyết là mấu chốt của thành công trong ứng xử, nếumâu thuẫn này được giải quyết sẽ hóa giải được các vấn đề khác có liên quan; nếuxác định không đúng mâu thuẫn cơ bản thì vấn đề không được giải quyết triệt để.Ví dụ tình huống: một bà mẹ nghe con gái là học sinh lớp hai thỏ thẻ nói: “cô giáocủa con là người không tốt mẹ ạ. Đầu năm cô đã thu 5 ngàn đồng của mỗi bạn tronglớp để mua sách, nhưng sách đó không phải mua nữa mà cô cũng không trả tiền chochúng con”.Trong tình huống này tồn tại 2 mâu thuẫn quan hệ với nhau:Thứ nhất, cô giáo cầm tiền của học sinh nhưng không mua sách mà chưa trả lạicác em.Thứ hai, học sinh cho rằng cô không tốt, mà yêu cầu của giáo dục là thầy giáo cầncó uy tín, được học sinh tin tưởng.Nếu xác định việc cô thu tiền của học sinh mà chưa trả lại là mâu thuẫn cơ bản thìbà mẹ hướng đến biện pháp yêu cầu cô làm rõ số tiền đã đóng của học sinh [hỏi thẳngcô, yêu cầu hội phụ huynh làm rõ...]. Dù cô giáo có lý do chính đáng thì việc làm rõvấn đề sau khi phụ huynh thắc mắc là điều không thuận lợi cho xây dựng uy tín củacô.Nếu xác định việc mất uy tín của cô là mâu thuẫn cơ bản thì bà mẹ cần tìm cáchgiải thích hợp lý cho con để tạo niềm tin vào cô giáo, sau đó gặp cô để trao đổi vềphương án giải quyết hợp lý vấn đề này. Rõ ràng cách thứ hai giải quyết được triệt đểvấn đề vì vừa giữ được lòng tin của học sinh vào cô, vừa cùng cô giải quyết vấn đềtiền thu của học sinh một cách công khai, minh bạch, đạt hiệu quả giáo dục.b/ Thực hiện mục tiêu ứng xử THSP là vừa giải quyết mâu thuẫn trong tình huống,vừa đảm bảo mối quan hệ GD thuận lợi nhất, hướng đến thực hiện mục đích củahoạt động sư phạm.Ứng xử sư phạm là một dạng đặc biệt của giao tiếp sư phạm giải quyết các tìnhhuống nảy sinh trong hoạt động và quan hệ giáo dục để đưa các hoạt động và cácquan hệ đó trở về trạng thái ổn định, phát triển phù hợp hướng mục tiêu, kế hoạchGD đã được xác định. Vì vậy khi xử lý tình huống sư phạm phải xác định rõ mục tiêucần đạt của ứng xử là giải quyết được mâu thuẫn trong tình huống giao tiếp, làm choquan hệ giáo dục tiếp tục phát triển, đạt được tốt nhất mục đích hoạt động.Ví dụ tình huống: Vào giờ kiểm tra bài theo kế hoạch, học sinh nói mấy hôm mấtđiện không học được, đề nghị cô giáo hoãn kiểm tra.Trong tình huống trên, hoạt động sư phạm đang tiến hành là tiết kiểm tra trongtiến trình dạy học, mục đích của hoạt động này là kiểm tra đúng kế hoạch dạy học vàphản ánh đựơc khách quan kết quả học tập của học sinh, từ đó giúp học sinh vươnlên trong học tập . Nhưng hoạt động này đang gặp mâu thuẫn có nguy cơ phá vỡ kếhoạch thực hiện là hôm đó học sinh lại đề nghị hoãn kiểm tra vì mấy hôm trước mấtđiện không học được bài, điều này chứng tỏ học sinh không học bài thường xuyên,mâu thuẫn với yêu cầu về trách nhiệm học tập của học sinh. Giải quyết tình huống sưphạm phải chấm dứt được hiện tượng này.Như vậy, yêu cầu trong giải quyết THSP này là cần phải đạt các mục tiêu:- Đảm bảo kiểm tra đúng kế hoạch dạy học mà vẫn đánh giá được khách quan kếtquả học tập của học sinh.- Chấm dứt tình trạng học sinh học bài không thường xuyên.- Quan hệ thầy trò tôn trọng, thiện chí, đúng mực.Thông thường trong tình huống này có 3 phương án phổ biến được đưa ra:- “học ra học, chơi ra chơi”. Cô giáo cương quyết kiểm tra.- Vui vẻ học bài mới, để hôm khác kiểm tra.- Nhắc nhở học sinh: các em cần phải học thường xuyên, không phải sắp đến giờkiểm tra mới học. Hôm này cô cho các em 10 phút xem lại bài sau đó sẽ kiểm tra.Các em cũng nên nhớ rằng chỉ có lần này là duy nhất cô tạo điều kiện thôi đấy.Trong các phương án đó, chỉ có phương án xử lý thứ ba là phù hợp nhất vì thựchiện đồng thờì các mục tiêu trên. Cách ứng xử đó vừa hợp tình hợp lý, vừa thể hiệnsự tôn trọng, thiện chí, đúng mực trên chắc chắn sẽ được học sinh đồng tình ủng hộ.c/ Quán triệt các nguyên tắc giao tiếp sư phạmNguyên tắc giao tiếp sư phạm là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướngquá trình giao tiếp của giáo viên với học sinh nhằm đảm bảo kết quả của mọi quátrình giao tiếp. Vì vậy, quán triệt nguyên tắc giao tiếp trong mọi tình huống ứng xử làđiều kiện để giao tiếp đạt được thành công. Những nguyên tắc giao tiếp sư phạm cơbản GỒM:* Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp“Trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách người giáo dục” [K.D.Usinxki] vì nhân cách là công cụ lao động chủ yếu của người thầy giáo, bởi chỉ cónhân cách mới tác động đến nhân cách.Vì vậy, trong giao tiếp và ứng xử sư phạm, thầy giáo phải luôn thể hiện nhân cáchmẫu mực, thực hiện đúng chuẩn mực đạo đức, trách nhiệm của người thầy; có lời nói,hành vi, trang phục...văn hóa, phù hợp với hoạt động đang tiến hành.Nhân cách mẫu mực là một yêu cầu trong phẩm chất của thầy giáo, giúp tạo nênuy tín cho người thầy và giúp thầy giáo có sức cảm hóa với trò, tăng cường hiệu quảcủa tác động sư phạm, là điều kiện đảm bảo thành công trong giáo dục.* Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp:Đối tượng giao tiếp là con người với đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, laođộng; với những đặc trưng tâm lí riêng, bình đẳng với mọi người trong các quan hệxã hội. Vì vậy, trong giao tiếp, thầy giáo phải tôn trọng, thừa nhận các quyền và đặcđiểm cá nhân của đối tượng, kể cả đối tượng có sai phạm đối với bản thân nhà giáo,không nên áp đặt, ép buộc các em; Biết kiềm chế cảm xúc để không có những lời nóihay hành vi xúc phạm các em; Quan tâm lắng nghe ý kiến của học sinh, trang phụcgọn gàng sạch sẽ đúng kiểu cách; không chê bai học sinh.. .* Có thiện ý trong giao tiếp sư phạm:Có thiện ý trong giao tiếp sư phạm là dành những điều kiện thuận lợi, dành nhữngtình cảm tốt đẹp cho học sinh, khuyến khích các em học tập tốt, lao động tốt, chămhọc, chăm làm, đem lại niềm vui và sự phát triển tốt nhất cho các em.- Tính thiện, lòng thiện của giáo viên biểu hiện rất phong phú :+ Trong dạy học, giáo viên chuẩn bị giáo án kĩ càng, tổ chức dạy học như thế nàođể các em hiểu bài tốt nhất, có tâm trạng tâm lý tích cực nhất.+ Thiện ý của giáo viên thể hiện rõ nét nhất trong đánh giá, nhận xét giúp các emnhận thức đúng điểm mạnh, yếu của mình, biết khơi gợi những tiềm năng tích cựctrong con người [kể cả con người đang có sai phạm], tạo niềm tin cho họ vươn lêntrong cuộc sống, tự giác hoàn thiện bản thân.+ Thiện ý của giáo viên thể hiện ở cách đối xử với học sinh: cởi mở chân thành,luôn mong muốn các em tiến bộ; Mọi tác động sư phạm [trách phạt, phê bình trướclớp, mời phụ huynh đến trường để kết hợp giáo dục....] cũng đều vì sự trưởng thànhnhân cách của các em.+ Thiện ý của giáo viên thể hiện ở giáo viên không vì lợi ích của mình mà thiệt hạiđến học sinh, biết đặt lợi ích của học sinh lên trên hết; Tất cả vì học sinh thân yêu.Thiện ý biểu hiện tình người, là sợi dây tình cảm giúp xây dựng tình thầy trò tốtđẹp. Thiện ý giúp người thây có định hướng đúng đắn và sức phấn đấu không mệtmỏi trong nghề nghiệp, giúp cho học sinh được thuận lợi nhất trong phát triển.* Đồng cảm trong giao tiếp:Đồng cảm là người thầy đặt mình vào vị trí của trò để hiểu cảm xúc, suy nghĩ củatrò, từ đó có hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của cácem, tạo ra sự gần gũi, thân mật, tạo ra cảm giác an toàn nơi học sinh.Điều kiện để có sự đồng cảm là giáo viên phải quan tâm, tìm hiểu, nắm vững hoàncảnh gia đình và các đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh.Thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng vì đồng cảm là cơ sở cho sự hiểubiết lẫn nhau, cho hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan dung. Nhờ vậy, tăngcường hiệu quả hoạt động sư phạm.Ngoài ra, trong giao tiếp ứng xử với trẻ mầm non cần thêm nguyên tắc: Yêuthương trẻ như con em của mình; Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng những hành vi cử chỉdịu hiền, nhẹ nhàng cởi mở tươi vui; thoả mãn hơp lý những nhu cầu cơ bản cho trẻ;Kết hợp dạy- dỗ.Tóm lại: Những nguyên tắc giao tiếp sư phạm bao giờ cũng thống nhất trong quátrình giải quyết những tình huống sư phạm cụ thể, chúng tác động qua lại biện chứngvới nhau, việc thực hiện nguyên tắc này tạo điều kiện cho việc thực hiện nguyên tắckia nên giao tiếp sư phạm phải đảm bảo đồng thời các nguyên tắc trên.d/ Tính đến đặc điểm tâm lý đối tượng và tình huống khi vận dụng các phong cáchgiao tiếp SP, các biện pháp ứng xử.Tính đến đặc điểm tâm lý đối tượng:Đối tượng giáo dục vừa là điểm xuất phát vừa là mục đích của tác động sư phạm.Tình huống giáo dục xảy ra trong quan hệ giao tiếp giữa thầy và trò Mâu thuẫn trongtình huống liên quan trực tiếp đến đối tượng học sinh với những đặc điểm riêng vềlứa tuổi, cá tính, hoàn cảnh... Vì vậy biện pháp ứng xử phải dựa trên phân tích đặcđiểm đối tượng trong tình huống cụ thể, không có một giải pháp ứng xử nào chungchung cho mọi đứa trẻ.Trước tình huống giáo dục người thầy giáo cần:- Cẩn thận xem xét tình huống, đặc biệt là cần phân tích diễn biến tâm lí của trẻtrong tình huống đó để tìm ra mâu thuẫn cơ bản và nguyên nhân trực tiếp hoặc sâuxa đã gây ra mâu thuẫn trong tình huống.- Bình tĩnh tìm giải pháp tối ưu sao cho phù hợp với tình huống, điều kiện sống vàđặc điểm của trẻ.Ví dụ: Trước câu hỏi “Cô ơi, em bé chui ra từ bụng mẹ bằng đường nào ạ?”Đây là một câu hỏi phổ biến và khó trả lời với nhiều người vì việc giải thích để trẻhiểu là một điều không dễ, phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của đối tượng,nhưng đây lại là cơ hội để giúp trẻ có thêm hiểu biết về giới, về sinh sản nên ngườigiáo viên cũng không nên bỏ lỡ. Mặc dù vậy nhiều giáo viên đã không tận dụng đượccơ hội này. Điều tuyệt đối nên tránh trong tình huống này là tạo nên một nhận thứcsai lầm về sinh sản kiểu như “em bé sinh ra từ rốn”; cũng không nên phức tạp hóa, trảlời quá kỹ cơ chế sinh học của hiện tượng này làm trẻ thêm khó hiểu. Với trẻ mầmnon có nhận thức đơn giản, các em có thể bằng lòng với một câu trả lời “có một conđường đặc biệt để em bé đi ra”, nếu trẻ còn thắc mắc chỉ cần nói “sau này lớn lên consẽ biết” là đủ. Nhưng với học sinh trung học cơ sở, các em có nhu cầu nhận biết sâusắc hơn, các em cũng đã học về cơ thể người, về sinh sản thì đây là cơ hội để trao đổigiúp các em hiểu sâu hơn kiến thức sinh sản.Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận,phản ứng hành động tương đối ổn định, bền vững của giáo viên trong quá trình giaotiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ của hoạt động sư phạm.- Phong cách dân chủ: Là phong cách giao tiếp dựa trên sự coi trọng những đặcđiểm tâm lý cá nhân để ứng xử cho phù hợp.Phong cách này phù hợp với đa số học sinh, tạo nên mối quan hệ thày trò tốt đẹp;giúp học sinh thấy rõ vị trí vai trò cá nhân trong nhóm, ý thức được bổn phận và kíchthích tính độc lập sáng tạo trong hoạt động nhận thức. Tuy nhiên phong cách này ítphù hợp với giai đoạn đầu của tập thể học sinh hoặc những tình huống cần sự quyếtđoán nhanh của giáo viên.- Phong cách độc đoán: GV có phong cách này thường đánh giá, ứng xử một cáchđơn phương, xuất phát từ ý kiến chủ quan của cá nhân và hướng vào mục đích thuầntuý công việc, không chú ý đến nguyện vọng cá nhân. Vì vậy thường đề ra những yêucầu “xa lạ” làm học sinh khó thực hiện.Ví dụ trong tình huống: vào giờ kiểm tra, khi học sinh đề nghị cô giáo hoãn kiểmtra theo kế hoạch vì mấy hôm trước mất điện không học được bài, cô giáo có phongcách độc đoán sẽ ứng xử theo phương án: “học ra học, chơi ra chơi. Tất cả mở giấylàm bài kiểm tra. Ai không làm được bài tôi sẽ cho điểm kém.” Không cần quan tâmđến nguyện vọng, hoàn cảnh của học sinh.Giáo viên có phong cách này thường bị học sinh đánh giá là “khô khan, vụng về,con người công việc, thiếu tế nhị” và dễ tạo tâm thế chống đối ngầm từ phía học sinh;Tuy nhiên, phong cách này có tác dụng trong công việc đòi hỏi thực hiện trong thờigian ngắn, gấp gáp không có thời gian bàn bạc, cần có quyết định và biện pháp kiênquyết, dứt khoát - phù hợp với giai đoạn đầu xây dựng tập thể học sinh .- Phong cách tự do: Là phong cách giao tiếp mềm dẻo, linh hoạt thể hiện ở chỗgiáo viên dễ thay đổi nội dung, phương pháp, mục đích, đối tượng giao tiếp; đôi khikhông làm chủ cảm xúc bản thân, coi nhẹ các qui định mang tính chất pháp lý trongquan hệ giáo viên - học sinh, trong hoạt động giáo dục.Ví dụ: Giờ học đầu tiên sau tết nguyên đán, khi học sinh đề nghị cô giáo nghỉ tiếthọc để cô trò nói chuyện vui xuân thì cô giáo có phong cách này sẵn sàng chiều ý họcsinh, bỏ qua mọi qui định trong thực hiện qui chế dạy học.Phong cách giao tiếp tự do được xây dựng trên cơ sở nền tảng là sự tôn trọngnhân cách nên kích thích được sự tích cực nhận thức sáng tạo, tự giác ở học sinhtrong một số trường hợp, đặc biệt là phù hợp với tập thể ở giai đoạn phát triển hoặcvới học sinh có ý thức tự giác cao; Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, do giáo viên cóphong cách này thường tỏ ra dễ dãi nên dễ bị học sinh coi thường, vô lễ kiểu “cá mèmột lứa”.Mỗi phong cách giao tiếp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, điều quan trọng làkhông nên lạm dụng một phong cách, mà tuỳ theo nội dung, đối tượng giao tiếp màkhéo léo sử dụng phối hợp các loại phong cách trên cho phù hợp.Tóm lại, trước THSP, khi đưa ra giải pháp ứng xử chúng ta cần chú ý:- Hướng đến giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của tình huống, đưa hoạt động sưphạm đang tiến hành về trạng thái ổn định, thực hiện tốt mục đích giáo dục.- Vận dụng các phong cách, biện pháp tác động phù hợp đặc điểm đối tượng vàtình huống.- Quán triệt nguyên tắc giao tiếp sư phạm, tạo quan hệ thầy trò đúng mực.

Video liên quan

Chủ Đề