Bánh mì bị mốc là hiện tượng vật lý hay hóa học

Câu 1: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất?

A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước

B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời

C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu

D. Cơm nếp lên men thành rượu

Câu 2: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất?

A. Đường tan vào nước

B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời

C. Tuyết tan

D. Cơm để lâu bị mốc

Câu 3: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần làm gì?

A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm

B. Bảo vệ và trồng cây xanh

C. Không xả rác bừa bãi

D. Cả A, B, C

Câu 4: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện điều gì?

A. Chất dễ nén được

B. Chất dễ nóng chảy

C. Chất dễ hóa hơi

D. Chất không chảy được

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng ?

A. Oxygen không tan trong nước

B. Oxygen cần thiết cho sự sống

C. Oxygen không mùi và không vị

D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu

Câu 6: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?

A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.

B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.

C. Sự quang hợp của cây xanh.

D. Sự hô hấp của động vật

Câu 7: Chất khí nào có nhiều trong không khí gây mưa axit?

A. Oxygen

B. Nitrogen

C. Cacbon đioxit

D. Sulfur đioxit

Câu 8: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra?

A. Không có hiện tượng

B. Tàn đỏ tắt ngay

C. Tàn đỏ từ từ tắt

D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa

Câu 9: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần:

A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm   

B. Bảo vệ và trồng cây xanh

C. Không xả rác bừa bãi

D. Cả A, B, C

Câu 10: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen

A. Hô hấp

C. Hòa tan

B. Quang hợp

D. Nóng chảy

Câu 11: Chất có những loại tính chất nào?

A.Tính chất vật lí

B.Tính chất hóa học.

C.Tính chất vật lí và tính chất hóa học

D.Tính tan.

Câu 12: Đâu là chất trong các từ in nghiêng trong các câu sau: a. Trong quả chanh có nước, citric acid và một số chất khác. b. Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo.

A. chanh, thủy tinh, cốc

B. nước, citric acid, thủy tinh, chất dẻo

C. cốc, chanh, thủy tinh, chất dẻo

D. nước, cốc, thủy tinh

Câu 13: Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là

A. Sự hóa hơi

B. Sự nóng chảy

C. Sự ngưng tụ

D. Sự đông đặc

Câu 15: Ta có thể đi trên mặt nước đóng băng vì

A. Nước đóng băng ở thể rắn nên không chảy được

B. Nước đóng băng ở thể rắn nên có hình dạng cố định và không bị nén

C. Nước đóng băng ở thể rắn chịu được trọng lượng cơ thể

D. Nước đóng băng ở thể rắn bền

Câu 16: Đâu không phải tính chất vật lý của oxygen

A. thể khí, không màu

B. Ít tan trong nước

C. Hóa lỏng ở -183℃

D. Tham gia quá trình cháy của carbon tạo khí carbon dioxide

Không có đáp án

Câu 17: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?

A. Hòa tan đường vào nước

B. Cô cạn nước đường thành đường

C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen

D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng

Câu 18: Để tăng lượng oxygen trong không khí ta cần:

A. Trồng cây gây rừng

B. Xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp

C. Đốt rừng làm rẫy

D. Thải khí ra môi trường không cần qua xử lý

Khí oxi phản ứng với chất nào [Hóa học - Lớp 8]

1 trả lời

Khi hoà tan 100ml rượu êtylic vào 50ml nước thì [Hóa học - Lớp 8]

1 trả lời

Viết phương trình [Hóa học - Lớp 8]

1 trả lời

Viết phương trình [Hóa học - Lớp 8]

1 trả lời

Cho 11,2g Fe tác dụng vừa đủ với 18,25g HCl [Hóa học - Lớp 8]

1 trả lời

CaO + H2O [Hóa học - Lớp 8]

2 trả lời

Viết phương trình hóa học xảy ra [nếu có] [Hóa học - Lớp 11]

1 trả lời

Sự biến đổi chất thường xuyên diễn ra xung quanh chúng ta. Hôm nay, hãy cùng DINHNGHIA.VN khám phá xem sự biến đổi chất là gì, hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học trong quá trình biến đổi chất là như nào và cách phân biệt chúng.

Sự biến đổi chất

Sự biến đổi chất là gì

Sự biến đổi chất là sự thay đổi về thể, trạng thái của một chất hay có sự biến đổi từ chất này sang chất khác.

Các sự biến đổi của chất

Hiện tượng vật lý là gì?

Hiện tượng vật lý là hiện tượng mà chất biến đổi nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Chỉ thay đổi về hình dạng, kích thước, trạng thái nhưng không có sự xuất hiện của chất mới.

Ví dụ: Nước ở nhiệt độ bình thường tồn tại ở dạng lỏng. Nước trên 100 độ C chuyển sang dạng khí và dưới 0 độ C chuyển thành dạng rắn.

Hiện tượng hóa học là gì?

Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác. Hiện tượng hóa học thường gắn liền với các phản ứng hóa học.

Ví dụ: Khi làm bánh bao, người ta thường cho bột nở có công thức hóa học là \[NH_{4}HCO_{3}\] vào bột mì.

Trong quá trình nướng bánh, với tác dụng của nhiệt độ \[NH_{4}HCO_{3}\] có sự biến đổi, phân hủy thành các chất \[NH_{3}\] + \[CO_{2}\] + \[H_{2}O\]. Chính điều này đã khiến bánh bao nở to, xốp hơn.

Như vậy, trong quá trình trên đã có sự xuất hiện của các chất mới khác hoàn toàn so với chất ban đầu nên nó chính là hiện tượng hóa học.

Dấu hiệu phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý

  • Dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý chính là sự xuất hiện chất mới. Trong hiện tượng hóa học thì sẽ có một hoặc nhiều chất mới được xuất hiện thay thế cho chất cũ. Ngược lại, đối với hiện tượng vật lý, hoàn toàn không có chất mới được sinh ra mà chỉ có sự biến đổi về kích thức, hình dạng, trạng thái của vật.
  • Bên cạnh đó, hiện tượng hóa học thì gắn liền với các phản ứng hóa học còn hiện tượng vật lý thì không có phản ứng hóa học xảy ra mà chỉ có phản ứng cơ học.

Bài tập

Bài tập 1: Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lý. Giải thích.

a] Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc [khí lưu huỳnh đioxit]

b] Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

c] Trong lò nung vôi, canxi cacbonat chuyển thành vôi sống [canxi dioxit] và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

d] Cồn để trong lọ không khí bay hơi.

Hướng dẫn:

a] Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc [khí lưu huỳnh đioxit] là hiện tượng hóa học.

Vì lưu huỳnh có công thức hóa học ban đầu là S, khi cháy trong không khí đã tạo ra khí mới có mùi hắc là lưu huỳnh đioxit [công thức hóa học là \[SO_{2}\]].

b] Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu là hiện tượng vật lý.

Vì thủy tinh khi được đun nóng chảy và thổi không biến đổi thành chất khác mà chỉ thay đổi hình dạng và trạng thái.

c] Trong lò nung vôi, canxi cacbonat chuyển thành vôi sống [canxi dioxit] và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài là hiện tượng hóa học.

Vì đã có sự xuất hiện của các chất mới là vôi sống [\[CaO_{2}\]] và khí cacbon đioxit [\[CO_{2}\]].

d] Cồn để trong lọ không khí bay hơi là hiện tượng vật lý.

Vì cồn bay hơi chỉ là có sự biến đổi từ thể lỏng sang thể khí chứ không biến đổi về chất.

Bài tập 2:

Khi đốt nến [làm bằng parafin], nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: trong không khí có oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.

Hướng dẫn:

Giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi là giai đoạn diễn ra hiện tượng vật lý. Vì trong giai đoạn này chỉ có sự biến đổi về trạng thái của parafin từ thể rắn sang thể lỏng và cuối cùng chuyển thành hơi.

Giai đoạn hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước là giai đoạn diễn ra hiện tượng hóa học. Vì trong giai đoạn này, parafin đã biến đổi thành khí cacbon đioxit và hơi nước.

Qua bài viết trên, chúng ta đã giải đáp được một số vấn đề về sự biến đổi chất, về hiện tượng hóa học, vật lý. Hy vọng các bạn đã có những giờ học bổ ích và lý thú cùng DINHNGHIA.VN.

Please follow and like us:

Video liên quan

Chủ Đề