Các hình thức đầu tư dự án xây dựng

17:02 23/04/22

Các cá nhân, tổ chức khi thực hiện đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam thì có thể đầu tư theo hình thức nào? Mời quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây:

Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể thực hiện đầu tư theo 05 hình thức sau:

[1] Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

[2] Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

[3] Thực hiện dự án đầu tư;

[4] Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; và

[5] Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Nếu tổ chức kinh tế [trong nước] đầu tư theo các hình thức [1], [2], và [4] mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài:

[i] Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

[ii] Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

[iii] Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại trường hợp [i] nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Theo khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế như sau:

[i] Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[ii] Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư.

Lưu ý: Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Đầu tư theo hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp

2.1. Các hình thức góp vốn của NĐT nước ngoài:

Theo khoản 1 Điều 25 Luật Đầu tư 2020 quy định về các hình thức góp vốn của NĐT nước ngoài gồm có:

[i] Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

[ii] Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; hoặc

[ii] Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp [i] và [ii].

2.2. Các hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp của NĐT nước ngoài:

Theo khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020 quy định các hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp của NĐT nước ngoài gồm có:

[i] Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

[ii] Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

[iii] Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

[iv] Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc những trường hợp nêu trên.

3. Thực hiện dự án đầu tư

Khi thực hiện mộ số dự án đầu tư, NĐT nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Thảm khảo bài viết: Khi nào phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư?

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC là hợp đồng hợp tác kinh doanh, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế… Tùy thuộc vào chủ thể của hợp đồng mà pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng sẽ khác nhau. Theo khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định về pháp luật điều chỉnh hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC như sau:

- Đối với hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;

- Đối với hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư.

Tham khảo bài viết: Hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2022

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Trên đây là quy định về 05 hình thức đầu tư của NĐT nước ngoài vào Việt Nam Nếu còn thắc mắc khác, quý độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Đầu tư kinh doanh được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng hoặc dự án đầu tư. Pháp luật Việt Nam quy định về các hình thức đầu tư như thế nào?

>> Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

>> Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

>> Tư vấn đầu tư nước ngoài

Luật đầu tư quy định nhiều hình thức đầu tư khác nhau, bao gồm:

  • Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức mua cổ phần, phần vốn góp hoặc góp vốn vào tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư [PPP];
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh [BCC].

So với Luật đầu tư trước đây, Luật đầu tư 2014 đã bãi bỏ một số hình thức đầu tư như hợp đồng BTO, BOT, BT; đầu tư phát triển kinh doanh; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế. Luật Đầu tư 2014 đã bổ sung thêm vào hình thức đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư [hợp đồng PPP]. Theo đó, nhà đầu tư sẽ ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hoặc mở rộng, quản lý, vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ có tính chất công.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư được phép thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định phải xin giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các quy định về tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của Luật đầu tư và hình thức đầu tư cũng như phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư được quyền mua cổ phần, phần vốn góp hoặc góp vốn vào tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức này phải tuân theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật đầu tư 2014.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư – PPP

Chính phủ quy định chi tiết các lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư. Nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư .

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh – BCC

1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về dân sự.

2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ra ban điều phối để thực hiện hợp đồng này. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên tự thỏa thuận.

Trên đây là một số điểm cơ bản liên quan đến các hình thức đầu tư được quy định trong Luật đầu tư. Nếu quý khách còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến các hình thức đầu tư, hãy liên hệ ngay với Luật Việt Tín chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí, giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra giải pháp phù hợp cho khách hàng.

Hotline: 0945 292 808 / 0978 635 623

Email:

Luật Việt Tín luôn đồng hành trên bước đường kinh doanh của bạn!

Video liên quan

Chủ Đề