Các môn học ngành Kỹ thuật môi trường

1. Tên chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

2. Giới thiệu chuyên ngành:

Là chuyên ngành đã được đào tạo tại Viện Môi trường trường Đại học hàng hải Việt Nam từ năm 2002 với mục tiêu đào tạo kỹ sư Kỹ thuật môi trường có khả năng:

- Nắm vững kỹ năng điều tra, khảo sát, đánh giá các quy trình khai thác tài nguyên và công nghệ sản xuất về mặt môi trường.

- Có khả năng độc lập nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, giám sát thi công và quản lý các công trình phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và xử lý chất thải.

- Nắm vững các quy định pháp lý về BVMT, có khả năng tham gia quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

3. Tại sao chọn chuyên ngành này?

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường đã khẳng định chất lượng của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở khung chương trình chuyên ngành chuẩn Kỹ thuật môi trường của khối các trường Đại học kỹ thuật trong cả nước, có nội dung đặc thù đối với môi trường biển và tham khảo các chương trình đào tạo kỹ thuật môi trường của các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và thế giới, được cập nhật thường xuyên theo đặc thù phát triển của ngành.

Môn học và giáo trình giảng dạy:

  • Thông tin chi tiết về môn học, tài liệu, giáo trình được cung cấp đầy đủ cho sinh viên khi bắt đầu môn học.

    Nền tảng kiến thức được trang bị bài bản

    Chú trọng kỹ năng thực hành, năng lực tư duy sáng tạo và kĩ năng nghề nghiệp.

    Phát huy khả năng thích ứng với công việc, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

    Nâng cao khả năng tiếng Anh, kĩ năng giao tiếp…

Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong nước và quốc tế; có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế.

  • Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm.

Hệ thống cơ sở vật chất: Hệ thống phòng thí nghiệm đầy đủ trang thiết bị phục vụ đào tạo, các hệ thống mô phỏng luôn được bổ sung, trang bị hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo và đảm bảo tốt chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học.

  • Các công ty, doanh nghiệp đối tác luôn tạo điều kiện để sinh viên được thực tập, tham gia triển khai các ứng dụng thực tế.

Khả năng thăng tiến trong công việc:

Sinh viên có khả năng nhận được việc làm trong quá trình học.

Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Khả năng gia tăng thu nhập và lương.

Cơ hội tham dự và nhận học bổng từ các chương trình học tập, giao lưu quốc tế.

4. Cơ hội việc làm

Với nền tảng kiến thức vừa rộng và sâu, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc với nhiều vị trí khác nhau theo nhu cầu của xã hội, như tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc tại các cơ quan tổ chức: 

- Bộ Tài nguyên & Môi trường.

- Vụ Môi trường hoặc các vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường tại các Bộ.

- Sở Tài nguyên & Môi trường tại các tỉnh, thành phố.

- Phòng Tài nguyên & Môi trường tại các quận huyện.

- Các trung tâm quan trắc môi trường.

- Các viện nghiên cứu: Viện Tài nguyên & Môi trường biển, Viện nghiên cứu Hải Sản ….

- Phòng An toàn lao động tại các cơ sở sản xuất.

- Cảnh sát môi trường tại các tỉnh, thành.

- Cảnh sát biển.

- Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc.

- Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam có liên quan đến môi trường

Danh sách các doanh nghiệp tiêu biểu mà sinh viên đã thực tập hoặc đi làm

- Bộ Tài Nguyên và môi trường, Bộ Giao thông vận tải

- Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa, Cục Hàng hải

- Sở Tài nguyên môi trường Hải Phòng, Sở TNMT Thái Bình, Sở TNMT Phú Thọ…

- Các công ty trong các khu công nghiệp Nomura, Tràng Duệ, Viship, Đồ Sơn…

5. Tôi có phù hợp?

  • Để học ngành Kỹ thuật môi trường bên cạnh năng lực tự học, khả năng tư duy sáng tạo, sự đam mê, người học cần phải có khả năng thích nghi, chủ động và làm việc nhóm.

    Để đăng ký chương trình này, thí sinh sẽ chọn đăng ký xét tuyển một hoặc các nhóm môn thi: Toán, Lý, Hóa hoặc Toán, Lý, Anh hoặc Toán, Văn, Anh hoặc Toán, Hóa, Sinh theo quy chế Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Học phí & hỗ trợ tài chính

Học phí của sinh viên theo thang học phí chung của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc làm thủ tục vay vốn ngân hàng trong quá trình học tại Trường.

7. Mục tiêu đào tạo

  • * Về kiến thức:

    Đào tạo chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhằm đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững.

    * Về kỹ năng:

    Kỹ sư Kỹ thuật môi trường phải có khả năng:

    - Điều tra, khảo sát, đánh giá các quy trình khai thác tài nguyên và công nghệ sản xuất về mặt môi trường.

    - Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành, giám sát thi công và quản lý các công trình phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và xử lý chất thải.

    - Tham gia giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

    - Tham gia quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

8. Nội dung chương trình

Chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức: 

  • Kiến thức chuyên ngành: 
  • Kỹ thuật, công nghệ tái chế, xử lý chất thải [rắn, lỏng, khí]; Quản lý tài nguyên và môi trường; Quan trắc , giám sát và phân tích chất lượng môi trường; Đánh giá tác động và rủi ro môi trường; Kinh tế môi trường; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển;Kỹ thuật sản xuất sạch hơn; 
  • Kiến thức cơ sở ngành:​
  • Quá trình thủy lực, truyền nhiệt, chuyển khối trong kỹ thuật môi trường; Độc học môi trường; Hóa học môi trường; Phân tích môi trường; Vi hóa sinh ứng dụng trong kỹ thuật môi trường;   Suy thoái và bảo vệ môi trường đất; hóa lý; Sinh thái học môi trường
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp quốc tế TOEIC 450 bao gồm các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết
  • Tin học: Tin học văn phòng quốc tế MOS [Microsoft Office Specialist]

9. Bằng cấp

Bằng Kĩ sư kỹ thuật môi trường [thuộc hệ thống văn bằng quốc gia]

AttachmentSize
ctdt_ky_thuat_moi_truong.pdf
2.27 MB

Kỹ thuật Môi trường là một ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học ngành này sinh viên sẽ được nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh - lý - hoá học.

1. TÌm hiểu ngành Kỹ thuật môi trường

  • Ngành Kỹ thuật môi trường [ở một số trường đại học là Công nghệ kỹ thuật môi trường] là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh - lý - hóa học. Cùng những giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá các tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên đang bị ô nhiễm. Đồng thời, ngành học này còn rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như: Khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.
  • Ngoài ra, ngành Kỹ thuật môi trường còn cung cấp kiến thức chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường như: Thiết kế, vận hành hệ thống xử lý chất thải, kỹ thuật và pháp lý để xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường của từng lĩnh vực kinh tế xã hội, xử lý chất thải, mô hình hóa, quy hoạch môi trường.
Ngành Kỹ thuật Môi trường [Công nghệ kỹ thuật môi trường]

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật môi trường trong bảng dưới đây.

I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Khối kiến thức bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2

3

4

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

5

Đại số tuyến tính

6

Giải tích 1

7

Giải tích 2

8

Elementary

9

10

Intermediate 1

11

Vật lý 1

12

Vật lý 2

13

14

15

16

Hóa đại cương

17

18

19

20

Khối kiến thức tự chọn VH-XH-MT [chọn 1 trong 2 học phần]

20.1

20.2

Logic

II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Khối kiến thức cơ sở

21

22

Vẽ kỹ thuật

23

Cơ kỹ thuật 1

24

25

26

27

28

Cấp thoát nước

29

Đánh giá tác động Môi trường và rủi ro

30

Hoá học môi trường

31

Hoá sinh ứng dụng trong CNMT

32

Vi sinh ứng dụng trong CNMT

33

Các quá trình và thiết bị trong CNMT

34

Độc học môi trường

35

Phân tích môi trường

36

Đồ án Các quá trình và thiết bị trong CNMT

37

Hóa lý - hóa keo

38

Hoá phân tích

39

Kỹ thuật phản ứng

40

Các quá trình sản xuất cơ bản

41

Quản lý môi trường

42

Thí nghiệm cơ sở ngành Kỹ thuật môi trường

43

Thực tập cơ sở ngành Kỹ thuật môi trường

2. Khối kiến thức riêng ngành Kỹ thuật môi trường

44

Thực tập kỹ thuật ngành Kỹ thuật môi trường

45

Thí nghiệm chuyên môn ngành Kỹ thuật môi trường

46

47

48

49

Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

50

Thiết kế hệ thống xử lý chất thải

51

Quan trắc và xử lý số liệu môi trường

52

Nguyên lý sản xuất sạch hơn

53

Đồ án môn học Kỹ thuật xử lý nước thải

54

Đồ án môn học thiết kế hệ thống xử lý chất thải

55

Thực tập tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường Specific Practical in Envinronmental Technology

56

Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường hoặc Tự chọn [Chọn 3 trong 6 học phần]

56.1

56.2

Mô hình hóa trong Công nghệ môi trường

56.3

Chuyên đề

56.4

Đề án thiết kế công nghệ xử lý khí thải

56.5

Đề án thiết kế công nghệ xử lý nước thải

56.6

Đề án thiết kế công nghệ xử lý chất thải rắn

Theo Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật môi trường 

- Mã ngành: 7520320 [ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có mã là 7510406].

- Ngành Kỹ thuật Môi trường xét tuyển những tổ hợp môn sau:

  • A00 [Toán, Vật lý, Hóa học]
  • A01 [Toán, Vật lý, Tiếng Anh]
  • A02 [Toán, Vật lý, Sinh học]
  • B00 [Toán, Hóa học, Sinh học]
  • B01 [Toán, Sinh học, Lịch sử]
  • B02 [Toán, Sinh học, Địa lý]
  • B03 [Toán, Sinh học, Ngữ văn]
  • B04 [Toán, Sinh học, Giáo dục công dân]
  • C01 [Ngữ văn, Toán, Vật lý]
  • C02 [Ngữ văn, Toán, Hóa học]
  • C08 [Ngữ văn, Hóa học, Sinh học]
  • C13 [Ngữ văn, Sinh học, Địa lý]
  • D01 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh]
  • D07 [Toán, Hóa học, Tiếng Anh]
  • D08 [Toán, Sinh học, Tiếng Anh]
  • D90 [Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh]

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật môi trường

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật môi trường xét tuyển theo học bạ trung bình từ 15.00 - 22.00 điểm [Khối thi A00, A01, B00, B01, B02, B03, B04, C13, D07], xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 trung bình từ 14.00 - 20.50 điểm

Ngành Kỹ thuật Môi trường điểm chuẩn bao nhiêu?

5. Các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường, nếu bạn muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật môi trường

Sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty tư vấn thiết kế trong nước và quốc tế về cấp thoát nước, xử lý nước, nước thải, công ty thương mại về thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường, các Trung tâm, Viện nghiên cứu... Các vị trí việc làm tiêu biểu gồm:

  • Chuyên viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương.
  • Cán bộ quản lý nhà nước ở Bộ Tài nguyên Môi trường và các bộ khác, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở khác, các Phòng Tài nguyên và Môi trường.
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp và nghiên cứu viên các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
  • Kỹ sư môi trường chuyên gia tư vấn công ty xử lý, tư vấn, chuyển giao công nghệ, kinh doanh thiết bị trong lĩnh vực môi trường, các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp.
  • Cán bộ phát triển chương trình tại các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực môi trường.
Ngành Kỹ thuật Môi trường ra trường làm gì?

7. Mức lương ngành Kỹ thuật môi trường

Mức lương của ngành Kỹ thuật môi như sau:

  • Sinh viên mới ra trường lương trung bình từ 5 - 7 triệu VND/ tháng.
  • Cá nhân có từ 2 - 3 năm kinh nghiệm lương trung bình từ 7 - 10 triệu VND/tháng.
  • Cá nhân có từ 4 - 5 năm kinh nghiệm lương cơ bản trên 13 triệu VND/tháng.
  • Nếu bạn giỏi ngoại ngữ và làm trong công ty, doanh nghiệp nước ngoài kinh nghiệm từ 5 năm, lương trung bình sẽ từ 1000 USD/tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật môi trường

Để học tập và làm việc trong ngành Kỹ thuật môi trường, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Đam mê với ngành học;
  • Khả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh;
  • Khả năng phân tích tổng hợp thông tin;
  • Có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra;
  • Hiểu biết về công cụ quản lý môi trường;
  • Hiểu rõ về phương pháp đánh giá tác động môi trường;
  • Có biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm;
  • Tư duy nhanh, sáng tạo;
  • Kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề tốt;
  • Kỹ năng quản lý, đánh giá;
  • Giỏi ngoại ngữ, tin học.

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật môi trường, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về ngành học thú vị này.

Video liên quan

Chủ Đề