Các ngân hàng giảm lãi suất cho vay

Miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1 triệukhách hàng

NHNNViệt Nam cho biết, thời gian quađã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên [hiện ở mức 4,5%/năm]. Đồng thời sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNNViệt Namvới chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh. Kết quả, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục tronghơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,55%/năm [tổng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch].

Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, 16 ngân hàngthương mại[chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế] đã thống nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện hữu bằng đồng Việt Nam trong 5 tháng cuối năm 2021 đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.Theo đó, 16 ngân hàng này đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ ngày 15-7-2021 đến hết năm 2021 vớitổng số tiền lãi giảm cho khách hàngước tính20.613 tỷ đồng. Riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành riênggói hỗ trợ4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khách hàng giao dịch tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank]. Ảnh: VIỆT ANH

Đến ngày 31-8-2021, các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệukhách hàng với dư nợ trên 1,58 triệutỷ đồng;cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từngày23-1-2020 đến nay đạt4,46 triệu tỷ đồng cho 628.662khách hàng; tổng số tiền lãi TCTD miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 26.000tỷ đồng. Trong đó, tổng số tiền lãi giảm theo cam kết của 16 ngân hàng lũy kế từngày15-7-2021 đến 31-8-2021 là8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.

Trao đổi với chúng tôi, ôngNguyễn Thế Minh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai [DNP Corp] cho biết, hiện nay toàn bộ dư nợ của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam [VietinBank] là hơn 2.000 tỷ đồng. Kể từ năm 2020, khi có sự ra đời của Thông tư 01/2020/TT-NHNN, VietinBank đã chủ động hỗ trợ tối đa cho chúng tôi, giảm lãi suất các đợt khác nhau, mỗi đợt từ 1 đến 1,5%.Trong giai đoạn này, công ty cũng ghi nhận sự tích cực của ngành ngân hàng khichủ động trao đổi với chúng tôi để tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Văn Thân,Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa[DNNVV]Việt Nam đánh giá rất cao gói hỗ trợ của ngành ngân hàng vì thực chất là các DNNVV được hưởng từ gói hỗ trợ này nhiều nhất, thông qua 3 lần ngành ngân hàng hạ lãi suất trong năm 2020 và 2 lần có thông tư tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD có thể cơ cấu lại nhóm nợ. Trên cơ sở đó hạ lãi suất tốt nhất có thể cho vay được, thì khi đó DN mới phát triển được sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động.

Tập trung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất

Về điều hành tín dụng, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đề ra, NHNN Việt Nam xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; thường xuyên rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và quản trị, điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh, ưu tiên TCTD giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân.

Khách hàng giao dịch tại VietinBank [ảnh chụp trước ngày 27-4-2021]. Ảnh: VIỆT ANH

Tính đếnngày31-8-2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỷ đồng, tăng 7,42% so với cuối năm 2020, tín dụng đối với các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳnăm2020, tín dụng lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, trong đó lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn,xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng cao hơn nhiều tăng trưởng tín dụng chung.

Trong thời gian từ nay đến cuối năm và sang đầu năm 2022, để vừa tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN, vừa chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế, NHNN Việt Nam tiếp tục triển khai một số giải pháp, điều hành tín dụng trọng tâm như: Tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro...

NGUYỄN ANH VIỆT

Ảnh minh họa. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Trong vài tháng trở lại đây, lãi suất huy động được điều chỉnh tăng, hiện đã có trên 10 ngân hàng có mức lãi suất cao trên 7%, điều này đặt ra câu hỏi liệu lãi suất đầu ra có bị ảnh hưởng hay không?

Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng mục tiêu giảm lãi suất cho vay đang chịu áp lực nhất định.

Thách thức giảm lãi suất

Hiện nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất, có ngân hàng đã tăng từ 0,5%-0,7%. Điều này khiến không ít ý kiến lo ngại về việc lãi suất cho vay ít nhiều sẽ chịu áp lực tăng theo. Bởi lãi suất huy động ước tính chiếm khoảng một nửa trong tổng chí phí vốn vay của các ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang bắt đầu phục hồi trở lại, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ vốn.

Một nguyên nhân nữa cũng được các chuyên gia phân tích, nền kinh tế sau đại dịch vẫn còn những khó khăn song "bão giá" đang ngày một hiện rõ. Ngân hàng Nhà nước đang chịu nhiều áp lực kiểm soát lạm phát nhưng không áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để tiếp tục hổ trợ nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi.

Theo chuyên gia, mục tiêu năm nay của Ngân hàng Nhà nước là khống chế lạm phát dưới mức 4%. Song tính đến thời điểm hiện tại, áp lực từ giá dầu, từ chi phí sinh hoạt vẫn chưa có dấu hiệu giảm đi.

[Áp lực dồn dập từ thị trường: Ngân hàng "đua" lãi suất huy động]

Chuyên gia Nguyễn Chí Hiếu phân tích các ngân hàng vẫn đang đẩy mạnh tín dụng và đẩy một lượng tiền lớn vào lưu thông. Nhiều ngân hàng đã dùng hết room tín dụng và hiện đang xin Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức. Tất cả những điều này là hiển nhiên trong bối cảnh nền kinh tế cần được tiếp sức để tiếp tục quá trình phục hồi.

Tuy nhiên, theo ông Hiếu những điều này đang đi ngược lại chủ trương chống lạm phát, với một dòng vốn tín dụng tiếp tục đổ vào nền kinh tế trong khi rủi ro lạm phát ngày càng cao, khác nào “lửa đổ thêm dầu.”

Chuyên gia Công ty chứng khoán Vietcombank [VCBS] thfi cho hay hệ thống ngân hàng thương mại đã bắt đầu triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, giai đoạn này Ngân hàng Nhà nước đang thể hiện quyết tâm thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất hiệu quả hỗ trợ trọng điểm vào một số ngành nghề nhằm hỗ trợ nền kinh tế sau dịch.

Như vậy định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước vẫn là giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Song, theo VCBS, mục tiêu giảm lãi suất cho vay đang áp lực nhất định.

Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân luôn là một nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước. Những năm gần đây, nhiều giải pháp điều tiết tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần giúp mặt bằng lãi suất giảm dần.

Tuy nhiên, theo Thống đốc, trong thời gian qua, công tác điều hành chính sách tiền tệ chịu áp lực khá lớn. Đó là, xu hướng lạm phát cao trên toàn cầu và ngân hàng trung ương các nước tăng lãi suất. Đến ngày 31/5, có tổng cộng 144 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu, riêng Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] đã tăng tốc điều chỉnh lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trong tháng Năm, sau khi tăng 0,25 điểm phần trăm trong tháng Ba, hiện ở mức 0,75%-1%. Ngân hàng Trung ương châu Âu [ECB] cũng vừa xác nhận sẽ dừng chương trình mua trái phiếu đã áp dụng gần một thập niên qua từ ngày 1/7, đồng thời phát tín hiệu sẽ thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất từ tháng 7/2022 trong bối cảnh lạm phát tăng kéo dài.

Trong nước, lãi suất phụ thuộc vào cung-cầu vốn. Trong 6 tháng qua, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, tăng trưởng tín dụng đã vượt 9%. Đây là mức khá cao so với mục tiêu định hướng 14% của năm 2022 và tạo áp lực lớn với mặt bằng lãi suất.

“Mục tiêu giảm lãi suất là rất khó. Ngân hàng Nhà nước sẽ cân đối một cách hài hòa giữa các giải pháp, phối hợp đồng bộ và phù hợp với diễn biến kinh tế sao cho có lợi nhất đối với ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, nhưng không chủ quan đối với lạm phát,” Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Ngân hàng chủ động tìm cách giảm lãi suất cho vay

Song song với nhiệm vụ khống chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn một sứ mệnh khác đó là ổn định lãi suất cho vay, đưa nền kinh tế quay về quỹ đạo tăng trưởng.

Để tránh gây áp lực với lãi suất cho vay, các ngân hàng cho biết phải cân đối mức tăng lãi đầu vào, chỉ ở những kỳ hạn cần thiết. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn chiếm 3/4 thị phần hiện vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức thấp, vì thế đợt tăng lãi suất huy động ở các ngân hàng nhỏ được nhận định sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn tới mặt bằng chung.

"Việc tăng tăng lãi suất huy động được chúng tôi tính toán rất kỹ để đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của khách hàng nhưng cũng không gây áp lực lãi suất cho vay đầu ra theo đúng định hướng của Chính phủ và cơ quan quản lý. Điều này sẽ giúp khách hàng là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ sớm phục hồi sản xuất kinh doanh vốn đã rất khó khăn trong 2 năm vừa qua," ông Nguyễn Khánh Phúc - Giám đốc Khối khách hàng cá nhân, Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình cho hay.

Bà Lê Hoàng Khánh An - Giám đốc tài chính, Ngân hàng VPBank kiến nghị một số giải pháp để đảm bảo tối ưu hóa mức lãi suất, chi phí vốn của ngân hàng như chú trọng tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn, củng cố nguồn vốn từ thị trường quốc tế để giảm mặt bằng lãi suất.

Theo đánh giá của tiến sỹ Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trước mắt xu hướng lãi suất cho vay sẽ chưa tăng. Lý do là các tổ chức tín dụng cũng hiểu rằng, việc huy động vốn với lãi suất có thể cao hơn, nhưng việc nâng lãi suất cho vay cũng phải cân nhắc cho phù hợp với thực tiễn.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu thì khuyến nghị: "Hãy để mặt bằng lãi suất cho vay tăng khoảng 1%-1,5% từ nay đến cuối năm để kiểm soát lạm phát đồng thời khẩn trương giúp Chính phủ thực hiện các gói hỗ trợ kinh tế, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng”./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề