Các phép toán số nguyên toán 6 dethi năm 2024

Cộng trừ số nguyên là dạng toán cơ bản trong chương trình Toán 6. Để giúp các em làm tốt phần này, VnDoc gửi tới các bạn Bài tập luyện về cộng, trừ số nguyên Toán lớp 6. Chuyên đề về cộng, trừ số nguyên này, các bạn học sinh có thể ôn lại kiến thức, biết làm các dạng toán về cọng trừ số nguyên và học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Mời các bạn tham khảo.

1. Lý thuyết cộng trừ số nguyên

1. Cộng hai số nguyên cùng dấu

Quy tắc cộng hai số nguyên âm

Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả.

Ví dụ 1. Tính: (-23) + (-55)

Lời giải

(-13) + (-45) = - (13 + 45) = - 58;

2. Cộng hai số nguyên khác dấu

Hai số đối nhau:

Hai số nguyên a và b được gọi là đối nhau nếu a và b nằm khác phía với điểm 0 và có cùng khoảng cách đến gốc 0.

Chú ý:

Ta quy ước số đối của 0 là chính nó.

Tổng của hai số đối nhau luôn bằng 0.

Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:

+ Hai số nguyên đối nhau thì có tổng bằng 0.

+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau), ta tìm hiệu hai phân số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn.

Ví dụ 2. Thực hiện phép tính: 312 + (-134)

Lời giải

312 + (-134) = 312 – 134 = 178;

3. Tính chất của phép cộng

Phép cộng số nguyên có tính chất sau:

+ Giao hoán: a + b = b + a;

+ Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).

4. Trừ hai số nguyên

Quy tắc trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng số nguyên a với số đối của số nguyên b:

a – b = a + (-b).

Ví dụ 3. Tính:

  1. 15 – 7;
  1. 23 – 154;

Lời giải

  1. 15 – 7 = 8;
  1. 23 – 154 = - ( 154 – 23) = -131;

2. Bài tập cộng trừ số nguyên

2.1 Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Kết quả của phép tính (−23) + (−40) + (−17) là

  1. −70
  1. 46
  1. 80
  1. −80

Trả lời:

Ta có (−23) + (−40) + (−17)

\= [−(23 + 40)] + (−17) = (−63) + (−17) = −(63 + 17) = −80.

Đáp án: D

Câu 2: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào đúng?

  1. Tổng của hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên âm.
  1. Tổng của hai số nguyên âm làm một số nguyên âm.
  1. Tổng của hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương.
  1. Tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên âm.

Trả lời:

A và C sai do tổng của hai số nguyên cùng dấu có thể là số nguyên âm có thể là số nguyên dương

D sai vì tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên dương

B đúng

Đáp án: B

Câu 3: Kết quả của phép tính (−50) + 30 là

  1. −20
  1. 20
  1. −30
  1. 80

Trả lời:

Ta có (−50) + 30 = −(50 − 30) = −20.

Đáp án: A

Câu 4: Số đối của số −3 là

  1. 3
  1. −3
  1. 2
  1. 4

Trả lời:

Ta có số đối của số −3 là 3.

Đáp án: A

Câu 5: Cho tập hợp A = {−3; 2; 0; −1; 5; 7}. Viết tập hợp B gồm các phần tử là số đối của các phần tử trong tập hợp A.

  1. A = {−3; 2; 0; −1; 5; 7}
  1. A = {3; −2; 0; −5; −7}
  1. A = {3; −2; 0; 1; −5; 7}
  1. A = {−3; 2; 0; 1; −5; −7}

Trả lời:

Số đối của −3 là 3; số đối của 2 là −2; số đối của 0 là 0;số đối của −1 là 1; số đối của 5 là −5; số đối của 7 là −7.

Nên tập hợp

Đáp án: A

2.2 Câu hỏi tự luận

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức sau:

  1. 2763 + 152
  1. (-7) + (-14)
  1. (-35) + (-9)
  1. (-5) + (-248)
  1. (-23) + 105
  1. 78 + (-123)
  1. 23 + (-13)
  1. (-23) + 13
  1. 26 + (-6)
  1. (-75) + 50
  1. 80 + (-220)
  1. (-23) + (-13)
  1. (-26) + (-6)

14 (-75) + (-50)

  1. |-18| + (-12)
  1. 17 + |-33|
  1. (– 20) + |-88|
  1. |-3| + |5|
  1. |-37| + |15|
  1. |-37| + (-|15|)
  1. (-|-32|) + |5|
  1. (-|-22|)+ (-|16|)
  1. (-23) + 13 + (- 17) + 57
  1. 14 + 6 + (-9) + (-14)
  1. (-123) +|-13|+ (-7)
  1. |0|+|45|+(-|-455)|+|-796|

Bài 2: Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

  1. (38 – 42 + 14) – (25 – 27 – 15)
  1. –(21 – 32) – (–12 + 32)
  1. –(12 + 21 – 23) – (23 – 21 + 10)
  1. (57 - 725) - (605 – 53)
  1. (55 + 45 + 15) – (15 - 55 + 45)
  1. (35 + 75) + (345 – 35 -75)
  1. (2002 – 79 + 15) – (-79 + 15)
  1. – (515 – 80 + 91) – (2003 + 80 - 91)
  1. 25 – (–17) + 24 – 12
  1. 235 – (34 + 135) – 100
  1. ( 13 + 49) – ( 13 – 135 + 49)
  1. ( 18 + 29) + ( 158 – 18 – 29)

Bài 3. Tính các tổng sau một cách hợp lí:

  1. (-37) + 14 + 26 + 37
  1. (-24) + 6 + 10 + 24
  1. 15 + 23 + (-25) + (-23)
  1. 60 + 33 + (-50) + (-33)
  1. (-16) + (-209) + (-14) + 209
  1. (-12) + (-13) + 36 + (-11)
  1. -16 + 24 + 16 – 34
  1. 25 + 37 – 48 – 25 – 37
  1. 2575 + 37 – 2576 – 29

10)* 34 + 35 + 36 + 37 – 14 – 15 – 16 – 17

11)* 4573 + 46 – 4573 + 35 – 16 – 5

12)*32 + 34 + 36 + 38 – 10 – 12 – 14 – 16 – 18

Bài 4: Tìm x ∈ Z:

  1. -7 < x < -1
  1. -3 < x < 3
  1. -1 ≤ x ≤ 6

d)-5 ≤ x < 6

Bài 5: Tìm tổng của tất cả các số nguyên thỏa mãn:

1/ -4 < x < 3

2/ -5 < x < 5

3/ -10 < x < 6

4/ -6 < x < 5

5/ -5 < x < 2

Bài 6*. Tính tổng:

1/ 1 + (-2) + 3 + (-4) + . . . + 19 + (-20)

2/ 1 – 2 + 3 – 4 + . . . + 99 – 100

3/ 2 – 4 + 6 – 8 + . . . + 48 – 50

4/ – 1 + 3 – 5 + 7 - . . . . + 97 – 99

  1. 1 + 2 – 3 – 4 + . . . . + 97 + 98 – 99 - 100

3. Đáp số cộng trừ số nguyên

Bài 1:

  1. 2915
  1. -21
  1. -44
  1. -253
  1. 82
  1. -45
  1. 10
  1. -10
  1. 20
  1. -25
  1. -140
  1. -36
  1. -32
  1. -125
  1. 6
  1. 50
  1. 68
  1. 8
  1. 52
  1. 22
  1. -27
  1. -38
  1. 30
  1. -3
  1. -117
  1. 386

Bài 2:

Ghi nhớ lý thuyết: Khi bỏ dấu ngoặc mà đằng trước có dấu trừ, bên trong sẽ đổi dấu.

  1. 50
  1. 27
  1. -9
  1. -22
  1. -1220
  1. 110
  1. 345
  1. 2002
  1. -2519
  1. 54
  1. -34
  1. 135
  1. 158

Bài 3:

  1. 40
  1. 16
  1. -10
  1. 10
  1. -30
  1. 0
  1. -10
  1. -48
  1. 7
  1. 80
  1. 60
  1. 70

Bài 4:

  1. -20 2) 0 3) 20 4) 0

Bài 5:

  1. -3 2) 0 3) -30 4) -5 5) -5 6) -9
  1. -15 8) 9 9) -5 10) 0 11) 0 12) 0

Bài 6:

  1. -10 2) -50 3) -50 4) -50 5) 100
  • Lý thuyết Toán lớp 6: Tập hợp các số nguyên
  • Trắc nghiệm Tập hợp các số nguyên
  • Đề kiểm tra kiến thức Toán 6 - Chương 2: Số nguyên

Ngoài Chuyên đề về cộng, trừ số nguyên; mời các bạn học sinh tham khảo thêm các bài tập cuối tuần Toán 6, đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6,... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với chuyên đề về cộng, trừ số nguyên này sẽ giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt!