Các phong trào ủng hộ LGBT trên thế giới

2013 là năm thành công của phong trào bảo vệ quyền của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). Đây là phong trào bảo vệ quyền của người thiểu số, yếu thế thành công nhất Việt Nam, tạo ra thay đổi tích cực trong bản thân cộng đồng, trong luật pháp và quan trọng hơn là trong nhận thức và thái độ của xã hội. Nhân dịp kết thúc năm 2013, Diễn Ngôn xin điểm lại 10 sự kiện nổi bật liên quan đến phong trào này.

10. Báo một thế giới (www.motthegioi.vn) có chuyên mục riêng về cộng đồng LGBT “cầu vồng lục sắc”. Đây là một báo mạng chính thống đầu tiên hướng đến đối tượng độc giả là người đồng tính, song tính và chuyển giới. Báo Một thế giới đã cập nhật thường xuyên thông tin về cộng đồng LGBT Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, báo đã cổ vũ cho chiến dịch Tôi Đồng Ý bằng cách mời các ca sĩ và diễn viên nổi tiếng tham gia. Sự ra đời của chuyên mục riêng cho thấy cộng đồng LGBT ngày càng được nhìn nhận như một nhóm xã hội có nhu cầu về thông tin, dịch vụ và sản phẩm riêng. Họ là một thị trường quan trọng đáng để các công ty cung cấp thông tin, dịch vụ, và sản phẩm hướng tới.

09. Thức Tỉnh Để Đón Cầu Vồng là sự kiện được tổ chức nhân ngày IDAHO 17 tháng 5 năm 2013 – ngày phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới. Sự kiện được tổ chức ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ với sự tham gia đông đảo của cộng đồng LGBT và những người ủng hộ quyền bình đẳng. Chính sự kiện này đã tạo nền tảng sâu rộng cho sự tham gia của cộng đồng LGBT vào các sự kiện công cộng khác ở các tỉnh trên cả nước. Nó phá tan giới hạn cho rằng đồng tính chỉ tập trung ở thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Các phong trào ủng hộ LGBT trên thế giới
Thức tỉnh để đón cầu vồng


08. Yêu Là Cưới là sự kiện “đám cưới tập thể” được tổ chức ở Hà Nội thể hiện khát khao và quyền bình đẳng trong mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng LGBT. Nó đã gây được sự chú ý đặc biệt của báo chí và gây ra thảo luận trong xã hội về nhu cầu được chung sống, chia sẻ và gắn bó vì một tương lai chung của cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam. Yêu là cưới đã góp phần quan trọng vào tiến trình vận động xã hội và vận động luật của cộng đồng LGBT trong năm 2013. 

07. Queer Forever Festival là Liên hoan nghệ thuật 'queer' đầu tiên tại Việt Nam diễn ra tại Hà nội từ 14 - 29 tháng 12 năm 2013, kết nối nghệ thuật đương đại, văn hóa Việt Nam với những góc nhìn 'queer'. "Queer Forever!" giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật đương đại được sáng tác từ góc nhìn 'queer', cùng với một loạt các cuộc thảo luận cộng đồng bàn về chủ đề ‘queer’ trong điện ảnh, văn học và nghệ thuật thị giác Việt Nam. Liên hoan đã nhận được hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng LGBT, cộng đồng làm nghệ thuật và đông đảo công chúng.

Các phong trào ủng hộ LGBT trên thế giới
Queer Forever Festival

06. Đối thoại chính sách về hôn nhân cùng giới trên VTV1 ngày 25 tháng 9 năm 2013 là chương trình chính luận đầu tiên của Đài truyền hình quốc gia Việt Nam thực hiện về hôn nhân cùng giới. Chương trình đã gây được sự chú ý đặc biệt của cộng đồng LGBT, xã hội và đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách và làm luật. Nó truyền tải các thông điệp quan trọng về hôn nhân bình đẳng, không định kiến kỳ thị với người LGBT đến hàng triệu khán giả, giúp xã hội hiểu hơn về quan điểm của các bên liên quan và thực tế cần hợp pháp hóa quan hệ cùng giới.

05. Góp ý sửa đổi Hiến pháp về nội dung hôn nhân cùng giới và chống kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng LGBT. Đây là lần đầu tiên, cộng đồng LGBT và 6 nhóm xã hội khác tham gia góp ý về quyền con người. Trong quá trình này, nhiều hội thảo đã được tổ chức với sự tham gia của người LGBT và gia đình họ. Một bản kiến nghị đã được tổng hợp với hơn 2000 ý kiến được gửi trực tiếp cho ông Phan Trung Lý – trưởng ban biên tập dự thảo Hiến pháp và 500 đại biểu quốc hội, nhấn mạnh đến quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử của người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Các phong trào ủng hộ LGBT trên thế giới
Góp ý sửa đổi Hiến pháp về nội dung hôn nhân cùng giới và chống kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng LGBT

04. VietPride khởi động năm 2012 ở Hà Nội năm 2013 đã lan tỏa ra 12 tỉnh trong cả nước. Đây là một hoạt động được cộng đồng LGBT trên toàn quốc ủng hộ và tham gia mạnh mẽ. Điều đặc biệt, lần đầu tiên Vietpride được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của hơn 1000 người diễu hành qua các đường phố ở trung tâm thành phố. Sự kiện đã gây được sự chú ý đặc biệt của truyền thông nước ngoài, trong nước và duy trì thảo luận xã hội về quyền của người LGBT.

03. Nghị định 110/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 12 tháng 11 năm 2013 bỏ điều phạt hành chính với hôn nhân cùng giới. Cho dù không có ảnh hưởng pháp lý trực tiếp tới cuộc sống của các cặp đôi cùng giới, nghị định 110/2013/NĐ-CP phản ánh thay đổi bước ngoặt của chính phủ về đồng tính và hôn nhân cùng giới. Trước đây là “cấm” và “phạt”, giờ là không can thiệp vào cuộc sống lứa đôi của các cặp cùng giới. Nó giúp ngăn cản việc chính quyền can thiệp vào cuộc sống của người đồng tính, trong đó có việc tổ chức lễ cưới của các cặp đôi cùng giới.

02. Chiến dịch “Tôi Đồng Ý” đã nhận được hơn 70,000 người ủng hộ và lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Nhiều người nổi tiếng như Nhà báo Tạ Bích Loan hay MC Thảo Vân, Nhà văn Nguyên Ngọc, Trang Hạ, ca sĩ Thu Minh, Hồ Ngọc Hà đã ủng hộ hôn nhân cùng giới. Chiến dịch đã tạo điều kiện để công nhân, thợ xây, bảo vệ hay người bán hàng rong lên tiếng ủng hộ. Nhiều tổ chức, công ty và cơ sở cung cấp dịch vụ ủng hộ hôn nhân cùng giới bằng cách dán biển “Tôi Đồng Ý” ở văn phòng và địa điểm kinh doanh của họ. Chiến dịch đã đánh dấu sự lan tỏa của phong trào bảo vệ quyền LGBT ở Việt Nam đến tất cả các nhóm xã hội, phá vỡ những rào cản gây e ngại về chủ đề đồng tính và hôn nhân cùng giới.

Các phong trào ủng hộ LGBT trên thế giới
Chiến dịch “Tôi Đồng Ý”

01. Quốc hội lần đầu tiên thảo luận về hôn nhân cùng giới trong kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII ngày 21 tháng 11 năm 2013. Trong thảo luận, đa số ý kiến cho rằng cần bỏ điều cấm hôn nhân cùng giới, chưa hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới nhưng nhà nước không nên can thiệp vào cuộc sống riêng của các cặp đôi. Cần xây dựng khung pháp luật để giải quyết hậu quả pháp lý như tài sản và con cái của các cặp đôi cùng giới sống chung như vợ chồng. Với mốc lịch sử này, lần đầu tiên một cơ quan quyền lực cấp quốc hội/nghị viện ở châu Á thảo luận về quyền kết hôn bình đẳng của người đồng tính. Đây là một bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới.


Page 2

Thủ đô Washington của Hoa Kỳ vừa tiến hành một loạt các hoạt động nhằm ủng hộ giới đồng tính, song tính và chuyển giới (viết tắt là LGBT) cuối tuần qua. Một người Việt Nam là Hiền Nga, chuyên viên về LGBT của tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế cũng có mặt ở Hoa Kỳ nhân dịp này. Tạp chí phụ nữ tuần này xin gửi đến quý vị cuộc trò chuyện với Hiền Nga về phong trào đấu tranh cho người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam và đặc biệt là những người LGBT là nữ. Trước tiên, chị Hiền Nga cho biết:

Hiền Nga: Tôi đi đến Mỹ theo chương trình International Leadership Program, là một chương trình trao đổi với Bộ Ngoại giao Mỹ, và trong chương trình này thì họ đưa 12 nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đến để cùng thảo luận về một chủ để, như chủ để năm nay và tháng 6 này là tháng pride, tháng tự hào của Mỹ, thảo luận về các vấn đề bạo lực gây ra do kỳ thị đối với cả người đồng tính sau khi chuyển giới giống như LGBT. Thì trong cái khuôn khổ chuyến đi này thì là chúng tôi sẽ được gặp và trao đổi với cả các nhóm làm về xã hội dân sự rồi là bên các cơ quan trong chính phủ.

Hải Ninh: Vâng khi được tiếp xúc với đại diện từ 12 nước khác như vậy, chị có nhận thấy có những điểm gì khác biệt trong cộng đồng LGBT ở nước họ và Việt Nam hay không?

Hiền Nga: Tôi nghĩ là cái đặc thù xã hội Việt Nam, đặc thù chính trị Việt Nam nó khiến cho cái hoàn cảnh của cộng đồng LGBT ở Việt Nam nó rất là khác với cả các nước khác. Trong chuyến đi này có một số nhà lãnh đạo đến từ những đất nước mà ảnh hưởng của tôn giáo rất lớn ví dụ như ở Ba Lan hay Pakistan, Malaysia, Philipines, thì cộng đồng LGBT ở đấy gặp phải những sự kỳ thị và cái hiểm hoạ mà họ gặp phải trong đời sống hàng ngày nó rất là lớn. Chuyện bị tấn công hay bỏ tù thường xuyên xảy ra và những người mà họ hoạt động về quyền hay các vấn đề phát triển LGBT ở các nước này thường xuyên phải đổi mặt với rất là nhiều khó khăn.

Người LGBT ở Việt Nam có thể là sợ công khai với gia đình hay công khai với cộng đồng xung quanh mình nhưng mà thường là họ sợ bởi vì là sợ không được chấp nhận, sợ không bị cách ly chứ ít khi có ai sợ là khi tôi nói ra tôi là LGBT thì thôi sẽ bị giết

Hiền Nga

Trong những người cùng tham gia chuyến đi này cùng với tôi thì đã có những người đã từng bị bắt, bị cộng đồng tấn công, đã từng bị doạ giết rất là nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam công bằng mà nói người LGBT ở Việt Nam khá là an toàn trong cuộc sống. Tất nhiên là có những mặt so sánh với những người không phải LGBT thì rõ ràng là cũng có rất là nhiều khó khăn hơn và cũng có những điểm họ hơn rất là nhiều nhưng mà so với những nước tầm ảnh hưởng của tôn giáo quá nhiều ấy thì vẫn tương đối khá là an toàn. Người LGBT ở Việt Nam có thể là sợ công khai với gia đình hay công khai với cộng đồng xung quanh mình nhưng mà thường là họ sợ bởi vì là sợ không được chấp nhận, sợ không bị cách ly chứ ít khi có ai sợ là khi tôi nói ra tôi là LGBT thì thôi sẽ bị giết.

Hải Ninh: Chị có làm một cuộc nghiên cứu về LGBT đường phố. Chị có thể nói rõ hơn được không?

Hiền Nga: Trong thời gian vừa rồi thì tổ chức cứu trợ trẻ em Save the Children International ở Việt Nam trong khuôn khổ dự án vì thanh thiếu nhi đường phố, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về phân biệt đối xử đối với nhóm thanh thiếu niên và trẻ em LGBT đường phố. Trước khi thực hiện cái nghiên cứu này, mọi người có hay hỏi tôi là người LGBT ở Việt Nam có gặp các vấn đề tội ác và bạo lực có liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử hay không, tôi thường hay nói là nó không quá nặng nề, không quá kinh khủng ở các nước khác, không giống như là ở các nước khác. Ở Mỹ, nếu bạn là người LGBT mà bạn sống ở những khu vực mà nó bảo thủ hơn thường có nguy cơ bị đánh rồi là bị giết, đủ các thứ, rất là nhiều.

Các phong trào ủng hộ LGBT trên thế giới
Dù nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới và không cấp đăng ký kết hôn, nhưng theo đại diện Bộ Tư pháp, nhà nước không can thiệp hoặc xử phạt. (theo vnexpress)

Ở Việt Nam từ trước lâu nay tôi vẫn nghĩ là cái tình trạng đấy nó nhẹ nhàng hơn, ít hơn cho đến khi mà chúng tôi thực hiện cái nghiên cứu này thì cái con số chỉ ra là những cái tình trạng bạo lực đối với người LGBT đặc biệt là liên quan đến quấy  rối tình dục hay hãm hiếp mà người LGBT gặp phải do người gây ra bạo lực biết họ là người LGBT thì cái phần trăm này rất là cao, ví dụ tỷ lệ người không phải là người LGBT ..... ở dưới mức 1%, thì đối với LGBT đường phố thì cái tỷ lệ này lên đến 1%. Và khi được hỏi lý do là nếu mà những người này có bị tấn công như vậy do họ là người LGBT thì tới 90% cho đến 100% những người mà chúng tôi trả lời là có. Tức là tuyệt đại đa số các trường hợp bị đánh hay tra tấn về tinh thần hay bị hành hạ về mặt tình dục hay hãm hiếp do họ là người LGBT, cái nguyên nhân này cũng là phần lớn.

Tuỳ theo từng cái loại bạo lực, ví dụ bạo lực vì tình dục thì lên đến 90-100%, về mặt tinh thần thể xác thì ít hơn, thường là khoảng độ 70% - 80%.

Khi thiết kế CT hướng đến giới LGBT thì người ta sẽ đáp ứng nhu cầu của người đồng tính nam trước khi đáp ứng nhu cầu người đồng tính nữ, khi nhìn vào vấn đề sức khoẻ chẳng hạn, HIV thì thường sẽ nói đến chuyện MSM nghĩa là nam có quan hệ tình dục với nam, ít khi người ta nói đến sức khoẻ sinh sản, vấn đề tình dục nữ

Hiền Nga

Hải Ninh: Vậy cộng đồng LGBT nữ và nam ở Việt Nam có gì khác biệt không?

Hiền Nga: Khi mà nhìn vào bộ mặt của cộng đồng LGBT thường người ta sẽ nhìn thấy những người đồng tính nam rất là nhiều, những người lãnh đạo trong phong trào LGBT phần đông là người đồng tính nam, và tiếp theo sẽ là người đồng giới nữ tức là những người sinh ra với cơ thể sinh học là nam nhưng họ lại cảm thấy họ là nữ .Tôi nghĩ lý do ở đây là cái người mà họ sinh ra là nam họ hưởng rất nhiều đặc quyền của một người có cơ thể là nam. Từ lúc nhỏ cho đến lúc lớn thì xã hội nhìn vào họ nghĩ họ là người nam và không bao giờ nói với họ là họ không được lên tiếng là họ không được là chính mình nhiều như là đối với phụ nữ . Tất nhiên là người LGBT hay người chuyển giới dĩ nhiên là sẽ có những cái sự kỳ thị do họ là người đồng tính do họ là người chuyển giới thì những người sinh ra trong cái cơ thể nam chắc chắn là sẽ không phải nghe cái thông điệp không được lên tiếng , phải im lặng nhiều như là người sinh ra trong cái cơ thể nữ.

Hải Ninh: Ngoài ra những người LGBT là nữ còn chịu thiệt thòi nào nữa?

Hiền Nga: Từ cái chuyện mà cái tiếng nói của bạn không có ấy thì nó dẫn đến rất nhiều những vấn đề khác , ví dụ khi thiết kế chương trình hướng đến giới LGBT thì người ta sẽ đáp ứng nhu cầu của người đồng tính nam trước khi đáp ứng nhu cầu người đồng tính nữ , ví dụ khi nhìn vào vấn đề sức khoẻ chẳng hạn, HIV thì thường sẽ nói đến chuyện MSM nghĩa là nam có quan hệ tình dục với nam, ít khi người ta nói đến sức khoẻ sinh sản, vấn đề tình dục nữ . Đây là vấn đề cũng gần như không bao giờ được nhắc đến, cũng có những cái khó khăn.

Hải Ninh: Ở Việt Nam có phong trào gì đấu tranh cho những người LGBT nữ hay không?

Hiền Nga: Thật ra nếu mà nói phong trào dành riêng cho đồng tính nữ thì gần như là không có, nhưng mà gần đây mới có một cái tổ chức nhỏ nhỏ tên là MINA , các bạn ấy cũng viết những bài liên quan đến vấn đề đồng tính nữ , quyền rồi là sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục của nữ . Cũng là một tín hiệu rất là đáng mừng. Thế nhưng nói đến cái này thì có rất nhiều người nói đã có phong trào dành riêng cho người đồng tính nam chưa thì thật ra cũng giống như nói là thế giới này được thiết kế dành cho nam giới thì cái phong trào LGBT từ trước đến nay gần như đáp ứng tất cả những nhu cầu của người đồng tính nam rồi

Tôi nghĩ là đối với cộng đồng người LGBT có rất nhiều người không đồng tình, không đồng ý, không ủng hộ đối với cả cộng đồng này . Ai cũng có thể có quyền có ý kiến của riêng mình nhưng mà tình trạng bạo lực tình trạng phân biệt đối xử, tình trạng xâm phạm nhân quyền đối với nhóm người này rất là nặng nề, và kể cả bạn có không đồng ý với lối sống của họ, với bản giới của họ, một điều hiển nhiên là họ cũng là một nhóm thiệt thòi và bị phân biệt đối xử cực kỳ nặng nề, ngay cả khi không đồng ý với họ cũng nên lên tiếng để bảo vệ họ.