Các phương tiện dạy học hiện nay

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Phân loại các phương tiện và thiết bị dạy học Có nhiều cách phân loại khác nhau, song cần chú ý cách phân loại phương pháp dạy học thành 2 nhóm: Các phương tiện dạy học truyền thống a. Bảng phấn - Chất liệu - Vai trò: - Cách sử dụng b. Sách giáo khoa - Vai trò - Cách sử dụng c. Phòng địa lý : Phòng địa lý là một phòng riêng. Một phòng địa lí chuẩn có thể có các khu vực sau: * Khu vực để bàn ghế học sinh: Cần rộng rãi, thoáng mát, mặt bàn phẳng, có ngăn để sách vở, dụng cụ, đồ dùng học tập. * Khu vực dành cho giáo viên: Phải thuận lợi cho giáo viên thực hiện các hoạt động dạy học. Cần có bảng đen, bàn, chỗ để quả địa cầu, giá treo bản đồ. Cuối phòng có chỗ đặt máy chiếu phim, chiếu hình vidio....
  2. * Khu vực dành cho công tác thực hành: Cần có: bàn can vẽ bản đồ, máy thu phóng bản đồ, bàn cát nhỏ để đắp mô hình. * Khu vực cất giữ dụng cụ: Giá cất bản đồ, tranh ảnh, tư liệu, tủ để máy móc, tủ sách... * Khu vực trưng bày và triển lãm: Có thể chiếm riêng 1góc phòng hoặc sử dụng ngay những bức tường ở xung quanh phòng để treo các bảng trình bày kết quả khảo sát địa phương, bảng tổng kết thời tiết, các mẫu vật đất đá... Kích thước phòng địa lý hiện nay chưa có ý kiến thống nhất vì nó còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, số lượng thiết bị và quy mô của trường. d. Vườn địa lý: Là khu vườn dùng cho việc dạy, học địa lí - Tác dụng: + Giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học, đặc biệt phù hợp với chương trình địa lý tự nhiên. + Giúp học sinh nắm chắc được nội dung bài qua việc nhận thức các đối tượng, hiện tượng xung quanh một cách cụ thể, sinh động. + Phát triển khả năng quan sát các sự vật địa lý trong môi trường tự nhiên, rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị và dụng cụ trong thực hành. + Các bài dạy về địa lý tự nhiên Việt Nam và địa lý tự nhiên nên thực hiện ở vườn địa lý khi có điều kiện. - Khi thiết kế, xây dựng vườn địa lý cần lưu ý: Nên xây dựng ngay trong khu vực trường, xa nhà cửa và cây cối, thoáng, hướng nên chọn
  3. hướng B - N. Bề mặt vườn phải phẳng, mỗi chiều rộng 10 - 15m gồm các khu: Khu thiên văn: + Các dụng cụ để xác định phương vị, tìm phương hướng, bảng chỉ số kinh - vĩ tuyến địa phương, đồng hồ mặt trời... + Cột đo gió: Có thể kết hợp làm cột đo độ cao, để học sinh có thể xác định độ cao bằng mắt, cột cao khoảng 5m, chia m một, sơn màu khác nhau. + Lều khí tượng: nhiệt kế, ẩm kế, áp kế. Ngoài ra còn có bình đo mưa, nhật quang kế và nhiệt kế để xác định nhiệt độ của đất. Khu mô hình, sa bàn có: + Mô hình biểu hiện các dang đất và thuỷ văn [đồi, núi, thung lũng, đồng bằng...]. + Một bàn cát nhỏ để giúp học sinh tự đắp lấy mô hình của các dạng địa hình đã và đang học. Khu vật hậu: Có thể nuôi trồng một số Đ - TV chỉ thị, có phản ứng nhạy với sự thay đổi của thời tiết. e. Quả cầu địa lý: - Là mô hình thu nhỏ trái đất theo một tỷ lệ nhất định nào đó. Quả địa cầu cho ta một khái niệm thực và rõ ràng về hình dạng, kích thước [đã thu nhỏ theo tỷ lệ] của các thành phần trên bề mặt trái đất. - Trên quả địa cầu những khái niệm như hình dạng, đường kinh tuyến, vĩ tuyến, khoảng cách, diện tích và tương quan về vị trí của các
  4. thành phần trên mặt đất [các lục địa, các đại dương...] cũng như các đối tượng khác được phản ánh chân thực và rõ ràng. f. Bản đồ giáo khoa: * Khái niệm: Bản đồ giáo khoa là một loại hình bản đồ thuộc hệ thống phân loại bản đồ địa lý, mục đích của chúng là dùng để dạy và học địa lý trong nhà trường. Nói một cách ngắn gọn: Những bản đồ nói chung được dùng vào việc dạy và học gọi là bản đồ giáo khoa. - Hiện nay bản đồ giáo khoa được coi là phương tiện, là nguồn tri thức, là cuốn sách giáo khoa địa lý thứ 2 cho giáo viên và học sinh. *Tính chất: - Tính khoa học: Thể hiện ở tính chất toán học, tính chất tổng quát hoá và lượng thông tin thích hợp. - Tính sư phạm: Thực hiện ở chỗ phải đảm bảo tính tương ứng giữa bản đồ với chương trình ở nhà trường phổ thông. Nội dung, phương pháp, màu sắc, ký hiệu, cách trình bày phương phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. - Tính mỹ thuật: Thể hiện cái đẹp, sức thu hút, hấp dẫn, chú ý học tập của học sinh cả về nội dung và hình thức. Ngoài ra nó còn có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. * Nội dung của bản đồ giáo khoa: Người xem có thể nhận ra nội dung địa lý của bản đồ qua tên của bản đồ và bản chú giải của nó.

Page 2

YOMEDIA

Có nhiều cách phân loại khác nhau, song cần chú ý cách phân loại phương pháp dạy học thành 2 nhóm: Các phương tiện dạy học truyền thống a. Bảng phấn - Chất liệu - Vai trò: - Cách sử dụng b. Sách giáo khoa - Vai trò - Cách sử dụng c. Phòng địa lý : Phòng địa lý là một phòng riêng. Một phòng địa lí chuẩn có thể có các khu vực sau: * Khu vực để bàn ghế học sinh: Cần rộng rãi, thoáng mát, mặt bàn phẳng, có ngăn để sách vở, dụng cụ, đồ...

04-03-2012 1976 95

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Từ VLOS

Ngoài thí nghiệm hóa học giáo viên còn sử dụng các phương tiện dạy học hóa học khác như: mô hình, sơ đồ, hình vẽ, biểu bảng, phương tiện nghe nhìn: máy chiếu, bản trong, băng hình, máy tính, … Phương tiện dạy học được sử dụng trong các loại bài dạy hóa học phổ biến hơn cả là các bài hình thành khái niệm, nghiên cứu các chất. Các bài dạy hóa học có sử dụng phương tiện dạy học đều được coi là giờ học tích cực nhưng nếu giáo viên dùng phương tiện dạy học là nguồn kiến thức để học sinh tìm kiếm, phát hiện, kiến tạo kiến thức mới sẽ là các giờ học có tính tích cực cao hơn nhiều. Hoạt động của giáo viên bao gồm:

- Nêu mục đích và phương pháp quan sát phương tiện trực quan.

- Trưng bày phương tiện trực quan và nêu yêu cầu quan sát.

- Nêu yêu cầu nhận xét, kết luận và giải thích.

Hoạt động tương ứng của học sinh gồm:

- Nắm được mục đích nghiên cứu qua phương tiện trực quan.

- Quan sát phương tiện trực quan, tìm ra những kiến thức cần tiếp thu.

- Rút ra nhận xét, kết luận về những kiến thức cần lĩnh hội qua các phương tiện trực quan đó.

a] Việc sử dụng mô hình, hình vẽ nên thực hiện một cách đa dạng dưới các hình thức như[sửa]

- Dùng mô hình, hình vẽ, sơ đồ, … có đầy đủ chú thích là nguồn kiến thức để học sinh khai thác thông tin, hình thành kiến thức mới. Ví dụ như các hình vẽ, dụng cụ điều chế các chất giúp học sinh nắm được các thông tin về thiết bị, dụng cụ, hóa chất dụng để điều chế chúng.

- Dùng hình vẽ, sơ đồ, … không có đầy đủ chú thích giúp học sinh kiểm tra các thông tin còn thiếu.

- Dùng hình vẽ, mô hình, … không có chú thích nhằm yêu cầu học sinh phát hiện kiến thức ở mức độ khái quát hoặc kiểm tra kiến thức, kỹ năng.

Ví dụ: Dụng cụ dưới đây dùng để điều chế chất khí nào trong số các khí sau: O2, Cl2, H2, NO, N2, CO2, C2H2, NH3, CH4. Hãy xác định các chất trong phễu nhỏ giọt A, bình cầu B được dùng để điều chế các khí đó.

Như vậy học sinh phải quan sát hình vẽ, phân tích đi đến nhận xét khái quát:

- Chất khí được điều chế phải nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí ở nhiệt độ thường.

- Chất khí được điều chế bằng tương tác của một chất rắn với một chất lỏng hoặc tương tác giữa một chất lỏng với một chất lỏng.

Từ sự phân tích khái quát đó học sinh xác định dụng cụ trên được dùng để điều chế các chất khí: O2, Cl2, CO2.

Các chất dùng để điều chế các khí đó được chứa trong:

- Phễu nhỏ giọt A: H2O2, HCl đặc, dung dịch HCl hoặc H2SO4.

- Bình cầu B: MnO2, KMnO4, CaCO3.

b] Sử dụng bản trong và máy chiếu[sửa]

Thực tế dạy học đã xác định sử dụng bản trong và máy chiếu đã trợ giúp tích cực cho quá trình dạy học hóa học ở tất cả các cấp học, bậc học. Việc sử dụng bản trong, máy chiếu rất đa dạng giúp cho giáo viên cụ thể hóa các hoạt động một cách rõ ràng và tiết kiệm được thời gian cho các hoạt động của giáo viên và học sinh. Bản trong và máy chiếu có thể được sử dụng trong các hoạt động:

- Đặt câu hỏi kiểm tra: giáo viên thiết kế câu hỏi, làm bản trong và chiếu lên.

- Giáo viên giao nhiệm vụ, điều khiển các hoạt động của học sinh [qua phiếu học tập], giáo viên thiết kế nhiệm vụ, làm bản trong, chiếu lên và hướng dẫn học sinh thực hiện.

- Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tính chất các chất.

- Giới thiệu mô hình, hình vẽ mô tả thí nghiệm, … giáo viên chụp vào bản trong, chiếu lên cho học sinh quan sát, nhận xét, …

- Tóm tắt nội dung, ghi kết luận, tổng kết một vấn đề học tập, lập sơ đồ tổng kết vào bản trong rồi chiếu lên.

- Chữa bài tập, bài kiểm tra: giáo viên in nội dung bài giải, đáp án vào bản trong và chiếu lên.

Hoạt động của học sinh chủ yếu là đọc thông tin trên bản trong, tiến hành các hoạt động học tập và dùng bản trong để viết kết quả hoạt động [câu trả lời, báo cáo kết quả hoạt động, nhận xét, kết luận, …] rồi chiếu lên để cho cả lớp nhận xét đánh giá.

Nguồn[sửa]

  • Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan khác trong dạy học hoá học

Video liên quan

Chủ Đề