Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế năm 2024

"Là Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế phổ biến thế giới, ISO luôn hướng tới tương lai của chứng nhận chất lượng và an toàn"

Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế năm 2024

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - ISO

ISO - International Organization for Standardization hay còn gọi là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Đây là một tổ chức độc lập phi chính phủ được thành lập chính thức từ năm 1947, trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ.

Với chức năng nghiên cứu và tạo ra khoảng hơn 22000 Tiêu chuẩn phù hợp cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,…tính đến năm 2020, ISO đã có tổng số 165 thành viên và 23386 tiêu chuẩn được phát hành.

Năm 1977 Việt Nam gia nhập vào Hội đồng ISO với đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam và trở thành thành viên chính thức vào năm 2004 cho đến nay. Trong quá trình hoạt động, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO.

Viện Nghiên cứu Phát triển Tiêu chuẩn Chất lượng (Viện Chất lượng ISSQ) là tổ chức chứng nhận được cấp phép bởi Tổng Cục Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các Tiêu chuẩn “Đắt hàng” nhất của ISO

Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế năm 2024

* ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng

Tính đến nay, ISO 9001 – Hệ thống Quản lý Chất lượng là tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới. Nằm trong Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000, tuy nhiên chỉ có ISO 9001 là có thể được chứng nhận, còn các tiêu chuẩn còn lại trong Bộ Tiêu chuẩn sẽ có chức năng hướng dẫn, bổ trợ cho ISO 9001.

Sở dĩ ISO 9001 là tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới, bởi lẽ đây là tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp không phân biệt ngành, lĩnh vực hoạt động và phạm vi, quy mô. Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1987, thường khoản 5 năm ISO 9001 sẽ được cập nhật một lần và phiên bản mới nhất gần đây là ISO 9001 :2015. Tiêu chuẩn ISO 9001 hướng dẫn cho các tổ chức, doanh nghiệp cách thức để đạt được một hệ thống quản lý chất lượng và giúp duy trì cũng như không ngừng cải tiến chất lượng cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Đã có hơn 1.180.000 chứng nhận ISO 9001 đã được phát hành tại hơn 170 quốc gia, đây là số liệu khảo sát năm 2018 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO.

Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế năm 2024

* ISO 14001 – Hệ thống Quản lý Môi trường

Tiêu Chuẩn ISO 14001 là Hệ thống Quản lý Môi trường. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đã làm cho tiêu chuẩn ISO 14001 ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển của xã hội, và đã được nhiều quốc gia, doanh nghiệp chấp nhận áp dụng nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho tất cả các bên liên quan. Hiện nay, ISO 14001 đã có mặt tại hơn 171 quốc gia trên thế giới với khoảng 447.000 chứng nhận được phát hành (số liệu năm 2018 của Tổ chức ISO).

Ra đời từ năm 1996, ISO 14001 đem đến những lợi ích gồm giảm sự ảnh hưởng của môi trường, giảm sự lãng phí và việc sử dụng năng lượng cũng như cắt giảm chi phí vận hành doanh nghiệp. Mặc dù đây là tiêu chuẩn tự nguyện, tuy nhiên tại nhiều nơi trên thế giới, Tổ chức ISO đã yêu cầu nhiều tổ chức phải tuân thủ theo xu hướng của ISO 14001 và phiên bản mới nhất là ISO 14001:2018.

Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế năm 2024

* ISO 22000 - Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tập trung vào việc thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trên toàn thế giới. ISO 22000 áp dụng cho bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào hoạt động trực tiếp hay gián tiếp trong chuỗi thực phẩm như: nhà hàng, các công ty sản xuất thức ăn, các dịch vụ vận chuyển thực phẩm,…

Đặc biệt, ISO 22000 chú trọng vào việc quản lý các rủi ro, mối nguy trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm và giúp hệ thống quản lý được vận hành một cách hiệu quả nhất.

* ISO 45001 - Hệ thống Quản lý Sức khỏe và An toàn Lao động.

Năm 2018, Tiêu chuẩn ISO 45001 ra đời nhằm thay thế cho OHSAS 18001:2007. Đây là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toan và sức khỏe nghề nghiệp.

ISO 45001 giúp các tổ chức cải thiện các vấn đề về an toàn và sức khỏe người lao động trong việc ngăn ngừa thương tích và tổn hại sức khỏe đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp.

Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế năm 2024

* ISO 27001 - Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin

ISO 27001 là Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành lần đầu tiên vào năm 2005 và được nâng cấp lên phiên bản mới nhất là ISO 27001:2013. Tiêu chuẩn I SO 27001 được thiết lập dựa trên các yêu cầu về các công việc như thiết lập, vận hành và phát triển Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin của các tổ chức.

Thông qua việc áp dụng ISO 27001, các tổ chức sẽ xác định được các thông tin và kiểm soát các mối nguy, rủi ro có nguy cơ xảy ra. Từ đó, việc thiết lập hệ thống quản lý cũng như các quy trình để giảm thiểu các rủi ro cũng khoa học và đồng bộ hơn.

* ISO 50001 – Hệ thống Quản lý Năng lượng

ISO 50001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý năng lượng. ISO 50001 hoạt động với mục đích giảm chi phí năng lượng, từ đó giảm phát thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia.

Với xu hướng hiện nay, rất nhiều tổ chức muốn áp dụng ISO 50001 để tìm kiếm lợi ích và coi trọng tiêu chuẩn này trong việc cải thiện các quá trình sản xuất, kinh doanh của tổ chức. Thông qua việc áp dụng ISO 50001 có thể giúp các tổ chức xử lý tốt nguồn năng lượng, đạt lợi nhuận, tạo nên thương hiệu và niềm tin bởi chính khách hàng của họ.

Là tổ chức chuyên về chứng nhận các tiêu chuẩn ISO, Viện Chất lượng ISSQ cam kết đem lại cho khách hàng các dịch vụ tốt và chất lượng nhất. Trong quá trình hợp tác cùng Viện Chất lượng ISSQ, khách hàng sẽ được đội ngũ chuyên gia hướng dẫn tận tình, giúp quý khách hàng tiến hành quy trình chứng nhận ISO đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất.