Các văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm năm 2024

Các văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm năm 2024
Giao dịch bảo đảm

Công ty cổ phần A xây dựng nhà xưởng tại thành phố B, tỉnh C. Tuy nhiên do thiếu vốn để xây dựng, công ty A đã nộp đơn xin vay 20 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại cổ phần H. Ngân hàng thương mại H đã yêu cầu Công ty A cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay nói trên. Công ty Ađã nhờ ông E, là cổ đông đang nắm giữ 5% cổ phần của Ngân hàng thương mại Hdùng quyền sở hữu 10 ha đất tại thành phố B, tỉnh Clàm tài sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên. Vậy giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm không? Giả sử, ông E muốn vay vốn tại Ngân hàng H và dùng cổ phiếu của Ngân hàng H làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình được hay không?

Gửi bởi:

Trả lời có tính chất tham khảo

Giao dịch trên cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1Điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì đây là trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Cụ thể các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: “a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

  1. Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
  2. Thế chấp tàu bay, tàu biển;
  3. Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.” Khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về các trường hợp không được cấp tín dụng như sau: “1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây:
  4. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;
  5. Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.” Trong trường hợp này, do ông E là cổ đông đang nắm giữ 5% cổ phần của Ngân hàng thương mại H, do đó ông E không được dùng cổ phiếu của Ngân hàng H làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình.

Trả lời bởi: Trần Thanh Tùng

- Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;

- Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;

- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;

- Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với 03 trường hợp nêu trên..

(Hiện nay, các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm gồm: Thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp tài sản gắn liền với đất nếu đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…; Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; Thế chấp tàu biển.)

Nghị định 99/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/01/2023 và thay thế Nghị định 102/2017/NÐ-CP .

Quy định về thực hiện thủ tục trực tuyến tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2024; quy định đăng ký với bất động sản có hiệu lực từ thời điểm được quy định tại pháp luật về bất động sản.

\>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Nghị định 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 về đăng ký biện pháp bảo đảm

Theo đó, Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm tài sản bảo đảm; xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và xử lý tài sản bảo đảm.

Đơn cử, về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cẩm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Nghị định 21/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2021.

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

- Hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập, thực hiện trước ngày Nghị định 21/2021 có hiệu lực thì áp dụng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

- Hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập, thực hiện trước ngày Nghị định 21/2021 có hiệu lực mà chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện có nội dung khác với quy định của Nghị định 21/2021 thì các bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm phù hợp với Nghị định 21/2021 và để áp dụng quy định của Nghị định 21/2021.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]

Các giao dịch bảo đảm là gì?

Giao dịch bảo đảm là gì? Giao dịch bảo đảm là Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

BLDS năm 2015 quy định bao nhiêu biện pháp bảo đảm?

Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015, có 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

Tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của ai?

Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

Ngôn ngữ sử dụng trong đăng ký giao dịch bảo đảm là gì?

Ngôn ngữ sử dụng trong đăng ký giao dịch bảo đảm là gì? 1. Biểu mẫu, tài liệu và việc kê khai trong đăng ký, cung cấp thông tin phải được lập bằng tiếng Việt hoặc bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trong trường hợp pháp luật có quy định.