Các vấn đề tâm lý mà học sinh ngày này gặp phải

Các tình huống tư vấn tâm lý học đường thường gặp gồm những gì? Tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng trong việc ổn định tâm lý, tháo gỡ những khó khăn cho học sinh.

Các tình huống tư vấn tâm lý học đường thường gặp

  • 1. Tình huống tư vấn tâm lý học đường cho học sinh tiểu học
  • 2. Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh rụt rè, ngại giao tiếp
  • 3. Tư vấn tâm lý học đường trường hợp học sinh bị bắt nạt
  • 4. Những câu hỏi về tâm lý học đường

1. Tình huống tư vấn tâm lý học đường cho học sinh tiểu học

Vấn đề học sinh gặp phải: Ít nói, sống độc lập

Học sinh A sinh ra là một đứa trẻ ngoan ngoãn, đến năm lớp 2 ba mẹ ly thân em phải về nhà sống với mẹ cùng ông bà ngoại. Một thời gian do kiếm tiền mẹ phải đi làm ăn xa nên em phải sống với ông bà. Từ đó em sống khép kín, ít trò chuyện, sống độc lập và hay chơi một mình. Đôi mắt buồn hiu và dường như các hoạt động ngoài giờ em tham gia chỉ cho có mặt, không nhiệt tình

Các hình thức tư vấn:

- Hẹn gặp em cuối buổi học tại phòng truyền thống Đội để trò chuyện tâm sự với em về những vấn đề em gặp phải.

- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em sống khép kín, hay chơi một mình và ít hoạt động giao lưu với bạn bè.

+ Học sinh trả lời: Vì về nhà em không có ai chơi, ông bà thì đã già cũng không bày được cho em học, em không có ai để tâm sự, nói chuyện. Đến giờ ăn cơm, học bài và tắm thì ông bà chỉ gọi và nhắc nhở rồi làm theo.

- Giáo viên tư vấn cho em: Chia sẻ những mất mát, thiếu thốn về tình cảm mà em phải đối mặt. Trở thành người anh, người bạn tốt và nói chuyện với em khi em cần giúp đỡ. Cho em tham gia vào nhóm học tập tại khu dân cư, bố trí các anh chị lớp trên giúp đỡ.

- Bố trí Giáo viên hoặc Đoàn viên thanh niên giúp đỡ em trong các hoạt động học tập và ngoài giờ lên lớp.

- Phân công em tham gia vào các công việc nhó, tổ vào các đội măng non, sao đỏ, cờ đỏ và giao nhiệm vụ để em hoàn thành cùng accs nhóm bạn qua đó giúp em tự tin hơn trong giao tiếp.

- Phân công các bạn cùng nhóm để giúp đỡ trong mỗi tiết học tổ chức tham gia các hoạt động tập thể để giúp con tự tin và mạnh dạn hơn, biết phân biệt và bảo vệ bản thân nhiều hơn.

- Xin số điện thoại của ba mẹ để gọi điện an ủi cho em hoặc gặp riêng ông bà để chia sẻ cho ông bà về tình trạng tại trường. Mong ông bà khuyên răn, tạo niềm tin cho cháu một môi trường tâm lý thoải mái khi đến trường và về nhà.

Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

  • Thực hiện xây dựng chương trình phòng ngừa và can thiệp sớm trong tư vấn học đường THCS
  • Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?
  • Chụp ảnh căn cước công dân [CCCD] có được để mái không?
  • Làm căn cước công dân online
  • Những dạng bài tập thường được sử dụng trong kiểm tra, đánh giá môn? Vì sao?

Video liên quan

Chủ Đề