Cách đo nguồn mainboard

Mainboard được biết đến là một phần cứng vô cùng quan trọng trên hệ thống máy tính có chức năng kết nối các bộ phận một cách hiệu quả. Điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị. Phân phối cung cấp điện áp cho các linh kiện gắn trên chúng. Chính vì vậy chỉ cần mainboard chỉ hư hỏng một lỗi nhỏ là máy tính của bạn không thể hoạt động trơn tru hoặc có thể không hoạt động được.

Trong bài viết này, Incare sẽ chia sẻ đến bạn một số bước kiểm tra và sửa chữa cơ bản để xác định hư hỏng mà bạn có thể tự mình làm được.

Các Bước Cần Kiểm Tra Khi Sửa Chữa MainBoard Máy Tính.

1. Kiểm tra mạch kích nguồn

Phần lớn các loại main trên thị trường hiện nay đều không cần CPU [ chỉ riêng với dòng main Intel muốn kích được nguồn phải có CPU]. Nếu không kích được nguồn bạn có thể thử tháo giắc 12V [4pin] để kích, nếu được thì nguyên nhân hoàn toàn là do mạch VRM bị chạm chập.

Hãy tiến hành đo pin PS ON xem có đạt trong khoảng 2v5 5v không? Nếu không, bạn dò pin PS ON rồi đến Chip NAM hay SIO. Vào bộ phận nào thì đập bộ phận đó [Nếu nguyên nhân là chip NAM thì kiểm nguồn và thay thử thạch anh cho nó nhé]. Kế tiếp là dò mosfet đảo từ chân xanh qua cổng đảo đến SIO. Bạn cũng có thể đập cổng đảo hay SIO.

Ở giai đoạn này sau khi kiểm tra bạn sẽ tìm ra được hư hỏng chính của mạch kích nguồn sẽ là do chết mosfet đảo, lỗi SIO hay lỗi chip NAM.

2. Kiểm tra xung Clock

Thông tường xung Clock sẽ chạy ngay khi kích được nguồn mà chưa cần tới việc cắm CPU, lúc này bạn chỉ cần kiểm tra CLK và sửa ngay tại bước này. Có thể làm một số cách như là khò lại, thay thạch anh và thay IC clock.

3. Kiểm tra các mức nguồn

a /Kiểm tra điện áp Vcore và mạch VRM

  • Bật nguồn và đo khi chưa có CPU:

Bạn cần cung cấp nguồn cho Mainboard và chỉnh đồng hồ ở thanh 10VDC, để chuẩn bị cho việc đo điện áp VCore ở đầu cuộn dây ra của mạch ổn áp VRM. Tiếp đến gắn card test cho main để quan sát trạng thái của nguồn.

Bật công tắc cho nguồn chính chạy, nếu các đèn trên card test sáng lên nghĩa là nguồn ATX tốt và mainboard không bị chập. Lúc này đo vào chân cuộn dây điện áp phải xấp xỉ bằng 0.

Nếu chưa gắn CPU mà đo thấy áp ở đầu cuộn dây giao động trong 5V 10V nghĩa mạch VRM đang chập Mosfet và bạn cần kiểm tra kỹ các đèn Mosfet.

  • Bật nguồn và đo khi gắn CPU vào Socket trên Main

Khi gắn CPU vào Socket trên Mainboard, thì bạn hãy cấp nguồn cho Mainboard và chỉnh đồng ở mức 10V DC để chuẩn bị đo điện áp Vcore ở đầu cuộn dây ra.

Bật công tắc cho nguồn chính chạy, nếu các đèn trên card test sáng lên nghĩa là nguồn ATX tốt và mainboard không bị chập. Lúc này đo vào chân cuộn dây điện áp phải lên 1,5V.

Nếu chưa gắn CPU mà đo thấy áp ở đầu cuộn dây vẫn bằng 0 là mạch VRM không hoạt động.

b/ Kiểm tra Ram

Sử dụng công cụ Windows Memory Diagnostic để test Ram: cách này chỉ dành cho các máy tính còn sử dụng được màn hình Desktop để thao tác.

Sử dụng phần mềm MEMTEST86 để test Ram: cách này dành cho các máy tính không truy cập được Windows. MEMTEST86 không phải do Microsoft phát hành tuy nhiên nó được sử dụng và có độ tin cậy nhất định. Phần mềm này cho kết quả chính xác và chi tiết hơn Windows Memory Diagnostic nên bạn có thể xem xét sử dụng nhé.

Nếu đã sử dụng hai phần mềm trên để test Ram nhưng không phát hiện ra lỗi nào nghĩa là Ram đang hoạt động bình thường. Còn nếu ngược lại nếu phần mềm báo lỗi nghĩa là Ram trên máy tính của bạn đang có vấn đề và cần thay thế hay có thể Ram không tương thích với Mainboard. Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra dung lượng Ram với một vài thao tác đơn giản là có thể test được Ram.

4. Kiểm tra xung Reset

Hãy tiến hành quan sát đèn Reset ở vị trí trên card test. Trong trường hợp đèn sáng bình thường vad sau đó tự tắt đi thì mạch đang vận hành tốt. Nếu như đèn sáng mãi mà không tắt hoặc không sáng thì thì khi đó mạch reset chính xác là đang bị lỗi.

5. Kiểm tra BIOS

Để kiểm tra phiên bản BIOS trên mainboard thì bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách. Một số các kiểm tra mà Incare giới thiệu đến bạn:

  • Kiểm tra bằng BIOS menu.
  • Kiểm tra bằng System Information.
  • Kiểm tra bằng Registry Editor.
  • Kiểm tra bằng Command Prompt.
  • Kiểm tra bằng Powershell.

Trên đây là các bước kiểm tra giúp cho quá trình tìm kiếm, khắc phục lỗi của Mainboard máy tính được dễ dàng hơn. Còn bước kiểm tra nào hay không nhỉ? Hãy giúp Incare bổ sung và hoàn thiện thêm các thông tin này để mang đến nhiều bài viết bổ ích hơn cho mọi người nhé.

Bạn đang xem bài viết 5 Bước Cần Kiểm Tra Khi Sửa Chữa Mainboard Máy Tính trong chuyên mục Kinh Nghiệm Thủ Thuật của Incare. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, khó khăn nào về kỷ thuật cần tư vấn vui lòng liên hệ HOTLINE 0906 73 75 83. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng.

4.3 / 5 [ 1859 bình chọn ]

Bài viết:

Motherboard không kích được nguồn

Để khắc phục lỗiMotherboardkhông kích được nguồn thì theo lý thuyết bạn phải dò cơ cấu mạch kích nguồn rồi tiếp tục dò theo mạch và tiến hành sửa từng bước một.

Chẳng hạn: 5v power on -> IO -> Chip Nam -> fet -> power SW. Bạn phải nhìn theo sơ đồ này và đánh từng vùng một. Như vậy bạn có thể thấy công đoạn khó nhất là tìm ra được cơ cấu mạch kích nguồn. Do đó, HocvieniT.vn sẽ chia sẻ cho các bạn giải quyết công đoạn này.

Cách chuẩn đoán hư hỏng chính xác trên Mainboard

Đầu tiên, hãy tiến hành kiểm tra các lỗi vật lý như main có bị cong, đứt mạch, xì tụ hay nổ chíp hay không? Tiếp theo là kiểm tra xem Jump Clrcmos đã được cắm vào đúng vị trí chưa. Sau đó cắm nguồn vào kích thử và chạm vào chip LAN, chip AUDIO, Chip Clock xem chúng có bị nóng hay không?

Khi đó nếu thấy những chip nóng thì điều đó có nghĩa là nó bị chạm. Trong một số trường hợp đơn giản bạn chỉ cần gỡ chip LAN bị chạm ra là được, main và lên hình sẽ chạy bình thường. Sau đó, bạn gắn thêm 1 con chip Lan khác là OK hoặc nếu bạn không để ý thì hoàn toàn có thể để nguyên sử dụng card LAN rời.

Còn khi các loại chip ở trên không hề có con nào bị chạm thì bạn hãy dùng tay đè lên chip NAM đồng thời kích nguồn. Nếu thấy kích chạy thì có nghĩa là chip NAM đã bị hở. Và bạn chỉ cần tiến hành hấp lại chip NAM là xong.

Còn nếu không vẫn không được thì bạn lại tiếp tục dùng ngón tay chạm vào phần chân của thạch anh chíp NAM đồng thời tiến hành kích nguồn nhiều lần. Trong trường hợp kích chạy thì xảy ra một trong hai khả năng sau:

  • Bản thân thạch anh bị lỗi.
  • Chíp NAM bị hở chân.

Như vậy bạn chỉ cần thay thạch anh còn nếu vẫn không chạy thì bạn phải hấp chíp nam hoặc làm lại chân chip nam. Đa số khi gặp phải lỗi này thì đến đây là đã sửa xong nhưng nếu bạn gặp phải trường hợp đặc biệt hơn ngoài cả hai phép thử thì bạn bắt buộc phải theo tuân theo cách dò cơ cấu mạch kích nguồn mà làm:

Kiểm tra fet kích nguồn -> thay IO mà vẫn chưa thấy chạy thì thay luôn chip NAM nữa là xong.

Sau khi thực hiện tất cả các bước trên mà main vẫn chưa chạy thì bạn phải quay lại kiểm tra các bước trước, và chắc chắn rằng thao tác mình làm là chính xác để tránh không những không sửa được main mà còn gây thêm bệnh cho main.

Ngoài ra, đối với main intel thì đa số phải có CPU mới kích được nguồn còn một số ít dòng main khác phải có Pin Cmos mới kích được.

Chuẩn đoán và xử lý các thành phần của mạch

  • Chân Power On [màu xanh lá cây] của giác cắm 20pin / 24pin của bộ nguồn ATX cắm lên mainboa

    Chia sẻ kinh nghiệm sửa main Foxconn G31 MV Boot

    rd.

  • Nguồn 5V STB [dây tím cấp trước].
  • Nguồn 3V3 STB được hạ áp từ 5V STB [Đo chân A14 Khe PCI]
  • Công tắc Power On nối với 2 pin Power ON trên panel pin.
  • Chip SIO.
  • Chip cầu NAM, Thạch anh 32M cho chip NAM.
  • Mosfet đảo hoặc IC đệm [nếu có].
  • Chân Xanh là phải có từ 2.5 -> 5V
  • Nguồn 5V STB, dây tím phải có 5V
  • Nguồn 3V3 STB [chân A14 khe PCI] phải có 3V3.
  • Hai Pin kết nối với nút Power On trên thùng máy phải có một chân từ 2.5V -> 5V.
  • Chip SIO và Chip cầu NAM không nóng
  • Khi kích nguồn [bấm nút công tắc]:
  • Chân xanh lá bằng 0V.
  • Nguồn 5V STB vẫn đủ 5V
  • Nguồn 3V3 vẫn đủ 3V3
  • Chip Nam hơi ấm lên tí.

Mainboard kích nguồn không được

Bước 1: Đo dây tím phải đủ 5V STB. Nếu bị tụt xuống ~4.5V hoặc thấp hơn tức là có vấn đề.

Rút dây nguồn ra khỏi main, kích nguồn rời và đo lại thử. Nếu thấy đủ 5V mà khi cắm vào Main chỉ còn 4V5 hoặc thấp hơn thì có nghĩa là chạm mạch. Khi có chạm mạch thì bắt đầu kiểm tra mạch ổn áp 3V3 STB cấp trước rồi đến chip SIO, chip Nam, chip LAN hoặc Sound [nếu có].

Khi một trong các chip ở nêu bị chạm thì main sẽ không kích được nguồn. Nếu chip LAN hoặc Sound chạm [sờ thấy nóng] thì xả bỏ trước để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của main.

Bước 2: Kiểm tra nguồn 3V3 cấp trước tại chân A14 khe cắm PCI [ở vị trí hàng trên cột thứ 14 từ trái nhìn sang]

Mạch ổn áp 3V3 thường dùng một IC ổn áp 3v3 họ 1117 hoặc họ 1084, 1085, 1086.

Nhưng thường gặp nhất vẫn là 1117 với chân 3 vào 5V STB, chân 2 ra đúng 3V3.

Đối với các main đời cũ thì không được tích hợp IC mà sử dụng mạch đi với một vài mosfet hoặc transistor để ổn áp.

Nếu mất 3V3 tại chân 2 thì xả ra, tiến hành đo nội trở IC và mạch. Nếu nội trở vị trí chân 2 ~0 ôm thì 99% là đã chạm chip Nam.

Bước 3: Đo nguồn kích 5V ps-on [có thể thấp hơn một chút cũng không có vấn đề] tại chân PS-ON [hai chân cắm nối với công tắc nguồn một chân là ps-on một chân nối mass].

Nếu mất 5V tại chân ps-on này thì bạn hãy kiểm tra xem chân này đi đến chip nào? Là SIO hay chip Nam, từ đó suy ra chip đó hở mạch hoặc lỗi.

Dò mạch [thang đo ôm x1] chân kích PSON và chip SIO. Nếu có trở kháng ~0 ôm thì suy ra chân kích PS-ON là do SIO quản lý.

Trường hợp còn lại là chân kích PS-ON do chipset NAM quản lý.

Bước 4: Kiểm tra xem có mosfet đảo hay không?

Dò mạch [thang đo ôm x1] chân xanh lá và các chân chip SIO. Nếu không có trở kháng ~0 ôm thì có nghĩa là có mosfet đảo hoặc ic đệm.

Trong dạng này: Chân xanh lá không đi vào trực tiếp chip SIO mà phải qua một mosfet đảo [hoặc IC đệm]. Thường thì mosfet này [hoặc IC đệm] bị chết nên dẫn đến không kích được nguồn.

Công việc của bạn là tìm ra mosfet đảo này và thay là OK. Trong trường hợp khác, mosfet đảo bị chập D-S thì máy luôn ở trong trạng thái hoạt động: Bật nguồn tự chạy, hoặc shutdown xong mà vẫn tiếp tục chạy.[Đây cũng là trường hợp thường gặp]

Bước 5: Kiểm tra xem chip NAM có bị nóng không [Lưu ý: Main chưa kích nguồn]

Nếu cấp nguồn vào [chưa kích nguồn] mà chip NAM ngay lập tức nóng bừng lên thì chắc chắn là chết chip NAM.

Bước 6: Nguyên nhân còn lại là do hở chân chip NAM, lỗi chip NAM hoặc lỗi chip SIO.

Vài trường hợp riêng lẻ có nguyên nhân đến từ việc hỏng thạch anh giao động của chip NAM [thay thử].

  • Hai tụ pi nối từ 2 chân thạch anh bị rỉ: Xả bỏ thử.
  • Chip SIO lỗi: Hở chân thì hàn lại hoặc lỗi thì thay luôn.
  • Chipset Nam lỗi: hấp lại chip. Nếu không được thì tháo chipset ra làm chân đóng lại, vẫn không được thì thay chipset khác.

Cắm nguồn vào main và đo

Lưu ý: Không kích nguồn đầu nhé!

Dây tím phải đủ 5V: nếu thiếu thì phải kiểm tra bộ nguồn rời xem có lỗi nào hay không? Nếu nguồn rời không có vấn đề gì mà cắm vào main bị sụt áp thì có thể đã chạm tải đâu đó: thường là Chip NAM, LAN, Sound, SIO

Dây xanh lá phải có 5V [hoặc 2v5 đến ~5v] : chân cần biết là chân nào nhưng nếu cắm nguồn vào mà không có 5V thì trường hợp này hơi rắc rối. Bởi nó bằng 0V thì nguồn phải chạy, mà chưa kích công tắc mà nguồn chạy là do lỗi tự kích nguồn.

Chân A14 khe PCI phải có 3V3: Đây là chân nguồn cấp trước 3v3 cho chipset Nam, mất 3v3 này thì chip Nam sẽ không hoạt động và chắc chắn rằng sẽ không kích được nguồn. Mất 3V3 này là do chết IC 1117 hoặc chạm, chết chip Nam.

Chân kích nguồn ps_on phải có 5V: Khi đã có 3v3, thạch anh 32Mhz OK thì chip Nam sẽ cấp trực tiếp [hoặc thông qua SIO] 5V kích cho 1 chân của nút công tắt PS_ON. Mất 5V kích này thường do lỗi SIO hoặc chip Nam.

Kích nguồn

Kích nguồn không được thì hãy kiểm kĩ lại các bước trên và để xác định xem main bị hư gì nhé.

Kích nguồn, quạt quay, máy không boot, không lên hình, đo tiếp

Đo Nguồn RAM

DDR1: Chân số 7 hoặc chân 143 phải có 2V5

DDR2: Phải có 1V8

DDR3: Chân 51 phải có 1V5

Nếu mất nguồn RAM thì thường do chết FET hoặc chết IC giao động nguồn RAM.

Đo nguồn BUS RAM [VTT] phải có 1V25 cho DDR1

SRAM

Mất nguồn Bus Ram dẫn đến các hậu quả sau: không cắm RAM thì kêu tít tít, cắm RAM vào im re nhưng không chạy [như dạng lỗi chip Bắc].

Ngoài ra, nếu không có dãy điện trở thì đo chân 2, 4, 6 của DDR1.

Nguồn chipset [có khi chung nguồn AGP/PCIx]

Đo chân S các mosfet công suất khu vực giữa 2 chipset phải có 1V5.

Nếu mất nguồn này thì khi kích nguồn chipset lập tức nóng bừng lên [thậm chí nóng đến mức sập máy luôn].

Nguồn Vcore cấp cho CPU

Tiến hành đo tại chân các cuộn dây giống nhau xung socket gắn CPU: phải có từ 1v1 ~ 1v8.

Hi vọng các thông tin trên giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN
MST:
Tổng đài hỗ trợ: Hotline:
Facebook:www.fb.com/

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất://bit.ly/Youtube_

Tham gia cộng đồng tại://www.facebook.com/groups/www. .vn/

Trụ sở Hà Nội:Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh:Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10,TP.HCM
Hải Phòng:Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên:Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!

Bình luận

Video liên quan

Chủ Đề