Cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư gan

Bệnh ung thư là căn bệnh khiến bệnh nhân phải trải qua những cơn đau đớn về thể chất. Vì vậy, bệnh nhân ung thư rất cần đến những loại thuốc giúp kiểm soát cơn đau lên cơ thể. Mặt khác, việc kiểm soát và điều trị đau do ung thư cũng là vấn đề được chú trọng trong y học.

1. Lợi ích của thuốc điều trị đau do ung thư

Bất cứ lúc nào người bệnh bị đau, dù là đau trực tiếp do bệnh ung thư hay do tác dụng phụ của việc điều trị, người bệnh cũng cần báo cáo ngay cho bác sĩ, đừng cố gắng chịu đựng cơn đau do ung thư gây ra. Việc kiểm soát cơn đau trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư thường sẽ dễ dàng hơn. Càng về giai đoạn cuối, cơn đau sẽ dữ dội hơn, thường sẽ mất nhiều thời gian và thuốc hơn để kiểm soát.

Đối với hầu hết bệnh nhân, những loại thuốc điều trị đau do ung thư rất có ích, thuốc giúp người bệnh có thể ngủ và ăn tốt hơn, dễ dàng thực hiện các hoạt động hàng ngày, công việc và sở thích cá nhân.

2. Các loại thuốc giảm đau dùng để điều trị đau do ung thư

2.1. Các thuốc giảm đau thông dụng

Các thuốc giảm đau thông thường có thể đủ để kiểm soát cơn đau nhẹ đến trung bình, bao gồm:

  • Acetaminophen [hay còn gọi là paracetamol]: với liều lượng bình thường, loại thuốc này thường an toàn cho mọi người. Tuy nhiên, khi sử dụng với liều lượng lớn để điều trị đau do ung thư, dùng trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương gan hoặc thận. Uống acetaminophen cùng với rượu cũng có thể gây hại cho gan. Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh gan, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng acetaminophen để giảm đau.
  • NSAIDS [thuốc chống viêm không steroid] như aspirin, ibuprofen và naproxen…: những loại thuốc này có tác dụng kháng viêm và giảm đau, có thể sử dụng để điều trị đau do ung thư mức độ nhẹ đến vừa. Các tác dụng phụ có thể bao gồm các vấn đề về dạ dày và loét, đặc biệt nếu bệnh nhân uống rượu hoặc hút thuốc. Về lâu dài, NSAID có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Kiểm tra cẩn thận tình trạng của bệnh nhân với bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau. Thảo luận về các loại thuốc và phương pháp điều trị khác mà bệnh nhân đang sử dụng. Những điều này đặc biệt quan trọng nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý khác [như các vấn đề về thận]. Sử dụng NSAIDS có thể làm xấu đi mức độ hoạt động của thận nếu bệnh nhân đang bị bệnh thận tiến triển.

NSAIDS là một trong nhóm thuốc điều trị đau do ung thư

2.2. Thuốc giảm đau Opioid

Đối với những cơn đau vừa đến nặng, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc gây nghiện để giảm đau do ung thư. Bệnh nhân cũng có thể tự uống hoặc kết hợp với các loại thuốc giảm đau thông dụng khác. Các thuốc Opioid cũng có mức độ giảm đau khác nhau, có thể yếu hoặc mạnh, bao gồm:

  • Opioid yếu [như codeine].
  • Opioid mạnh [như fentanyl, hydromorphone, methadone, morphine, oxycodone, oxymorphone…]

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau opioid trong điều trị ung thư bao gồm:

  • Táo bón;
  • Buồn ngủ;
  • Bụng khó chịu, buồn nôn và nôn.

Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy nói với bác sĩ ngay vì có thể bệnh nhân cần được thay đổi loại thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng. Bác sĩ cũng có thể kê một loại thuốc khác để giảm tác dụng phụ cho người bệnh, chẳng hạn như thuốc chống buồn nôn.

2.3. Các loại thuốc kê toa khác

Bên cạnh các loại thuốc điều trị đau do ung thư kể trên, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc khác nhau để giảm bớt cơn đau do ung thư, các loại thuốc này thường được kết hợp với một loại thuốc opioid, giúp những loại thuốc đó hoạt động tốt hơn hoặc giảm bớt tác dụng phụ, bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh: những loại thuốc này có thể làm giảm cảm giác ngứa ran và bỏng rát do đau dây thần kinh.
  • Thuốc chống trầm cảm: những loại thuốc trầm cảm còn có tác dụng điều trị đau dây thần kinh.
  • Steroid: những loại thuốc này có tác dụng làm giảm viêm, thường được sử dụng cho tủy sống, khối u não và đau xương.
  • Cần sa dùng trong y tế: Ở một số bang ở Hoa Kỳ, việc kê đơn cần sa để giảm đau do ung thư là hợp pháp. Nghiên cứu cho thấy rằng cần sa có thể giúp giảm đau và đã được chứng minh là giúp giảm đau dây thần kinh hiệu quả. Các phiên bản nhân tạo của các hợp chất cần sa cũng được bào chế dạng sẵn dùng theo đơn của bác sĩ, như Dronabinol và Nabilone được dùng dưới dạng thuốc viên.

Người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị đau do ung thư theo chỉ định

3. Các dạng bào chế của thuốc điều trị đau do ung thư

Những loại thuốc điều trị đau do ung thư có nhiều dạng bào chế khác nhau, bao gồm:

  • Thuốc viên, viên con nhộng hoặc ở dạng chất lỏng: bệnh nhân có thể dùng những loại thuốc này bằng đường uống hoặc có thể ở dạng viên ngậm hoặc thuốc xịt miệng.
  • Thuốc đạn: Thuốc dạng viên nén và viên nang được đặt trong trực tràng.
  • Thuốc tiêm dưới da: Thuốc được tiêm ngay dưới da hoặc tiêm xung quanh cột sống.
  • Miếng dán ngoài da: Những miếng dán này có tác dụng giải phóng thuốc từ từ qua da.
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch: Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh, thuốc có thể được kết hợp với một máy bơm thuốc tự động, hoặc thuốc giảm đau do bệnh nhân kiểm soát [PCA] – thiết bị mà bệnh nhân có thể nhấn nút để lấy một liều lượng theo quy định khi đau.

4. Nguy cơ gây nghiện của các thuốc điều trị đau do ung thư

Nhiều người lo lắng rằng họ có thể bị nghiện các loại thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc giảm đau opioid. Tuy nhiên, nguy cơ nghiện này cần được cân nhắc với mức độ nghiêm trọng của cơn đau do ung thư và ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Một số loại thuốc có thể khiến bệnh nhân cảm thấy buồn ngủ lúc đầu, nhưng hiệu ứng này thường biến mất sau một vài ngày.

5. Sử dụng thuốc giảm đau do ung thư một cách an toàn

Hãy cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân hoặc bất kỳ thân nhân nào trong gia đình bị nghiện khi sử dụng các thuốc điều trị đau do ung thư. Theo đó, cần dùng liều thuốc điều trị đau do ung thư thường xuyên theo đúng chỉ định. Đừng chờ đợi cho đến khi cơn đau trở nên nghiêm trọng mới sử dụng thuốc vì cách tốt nhất để kiểm soát cơn đau là điều trị sớm.

Nói chuyện với bác sĩ nếu thuốc điều trị đau do ung thư mà bệnh nhân đang sử dụng không hiệu quả. Theo thời gian, người bệnh có thể thấy liều thông thường của thuốc giảm đau đã không mang lại hiệu quả giảm đau như cũ. Khi đó bệnh nhân có thể cần liều cao hơn hoặc phải sử dụng các loại thuốc khác, đừng tự ý gia tăng số lượng thuốc mà người bệnh đang dùng.

Ds. Đỗ Mạnh Thắng – Khoa Dược

Nguồn tham khảo: webmd.com

Nguồn sưu tầm: Bệnh viện đa khoa Vinmec 

Ở giai đoạn đầu, ung thư gan thường ít có biểu hiện. Nhưng càng về sau, các triệu chứng càng thể hiện một cách rõ rệt. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể chịu đau đớn liên tục ở vùng bụng trên phía bên phải. Do vậy cần giảm đau cho bệnh nhân ung thư gan để họ có thể chống chọi với bệnh tật dễ dàng hơn.

Với những trường hợp bệnh nhân ung thư gan cảm thấy quá đau, bác sĩ có thể cho uống hoặc tiêm các loại thuốc giảm đau tạm thời. Đây chỉ là cách giải quyết cơn đau nhất thời chứ không giải quyết tận gốc vấn đề. Thường bệnh nhân sẽ phải uống thuốc đúng giờ và đúng liều để tránh nhờn thuốc, tránh phải tăng liều.

Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư gan thường là thuốc mạnh, có tác dụng nhanh và kéo dài. Tuy nhiên chúng cũng đem lại khá nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là loại thuốc giảm đau gây nghiện. Chính vì vậy, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ nếu phải sử dụng thuốc giảm đau lâu dài.

2. Giảm đau bằng tiêm thuốc gây tê

Đây là phương pháp thường áp dụng cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối, khi bệnh nhân phải chịu những cơn đau khủng khiếp mà các thuốc giảm đau lại không có nhiều tác dụng. Các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại chỗ hoặc tiêm gần các dây thần kinh ở bụng để giảm đau cho bệnh nhân ung thư gan.

3. Giảm đau bằng hóa xạ trị

Một số bệnh nhân ung thư gan di căn xa đến các cơ quan như xương, não, phổi.. gây đau đớn cho người bệnh. Hóa xạ trị có thể là phương pháp để giảm đau cho bệnh nhân.

Tuy nhiên hóa xạ trị mang tới rất nhiều tác dụng phụ phiền toái cho bệnh nhân ung thư gan như rụng tóc, kém ăn, buồn nôn và nôn, bốc hỏa, đau đầu, khó ngủ,....

4. Nâng cao thể trạng bệnh nhân

Đây là phương pháp mà các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ung thư gan hướng tới. Quá trình điều trị ung thư gan thường kéo dài và sử dụng nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh, khiến cơ thể bị ảnh hưởng trầm trọng. Nếu bệnh nhân có thể trạng tốt sẽ giúp giảm tác dụng phụ, và bệnh nhân nhanh chóng hồi phục hơn sau điều trị. 

- Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan. Tìm hiểu kỹ càng xem bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì và không nên ăn gì. Các bệnh nhân ung thư gan thường kém ăn, ăn không ngon miệng, nên có thể chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày với đồ ăn đa dạng. Khuyến khích chế biến đồ ăn lỏng, nghiền nhỏ, đồ ăn mềm cho bệnh nhân.

- Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập tăng cường thể trạng bệnh nhân ung thư gan theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần vui vẻ lạc quan, có niềm tin chiến thắng bệnh tật.

- Luôn giữ phòng ốc sạch sẽ, thoáng đãng để tránh bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Người nhà cần hỗ trợ bệnh nhân ung thư gan vệ sinh cơ thể hàng ngày.

- Không nên lạm dụng thuốc giảm đau để tránh các tác dụng phụ. Có thể tham khảo các phương pháp giảm đau khác như massage, bấm huyệt, châm cứu,...

- Bệnh nhân ung thư gan có thể sử dụng thêm các thuốc bổ để tăng cường thể trạng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

5. Một số phương pháp khác

- Châm cứu: Là một trong những nền tảng chính của y học cổ truyền Trung Quốc. Đây là phương pháp sử dụng kim nhọn để tác động lên các điểm cụ thể [dây thần kinh và mạch máu] giúp hỗ trợ chữa lành và giảm đau.

-  Bấm huyệt: Giống như châm cứu, nhưng thay vì dùng kim, phương pháp bấm huyệt sử dụng áp lực của các ngón tay để kích thích chữa bệnh. Kỹ thuật này là một lựa chọn dành cho những người sợ kim tiêm.

- Kỹ thuật thư giãn: Một số bệnh nhân thấy rằng các kỹ thuật giúp họ thư giãn, chẳng hạn như nghe nhạc êm dịu hoặc học cách thở chậm hơn, có thể khiến họ thoải mái hơn. Một số bệnh nhân cũng cho biết, xoa bóp có thể giúp họ giảm đau.

Vì ung thư gan thường không được chẩn đoán cho khi đến giai đoạn muộn, nên bệnh nhân thường trải qua những cơn đau đáng kể. Bệnh nhân ung thư gan có thể bị đau do khối u nguyên phát ở gan cũng như đau từ các khu vực khác nếu ung thư của họ đã lan rộng. Bạn nên hỏi các bác sĩ điều trị của bạn về những phương pháp điều trị thông thường và phương pháp bổ sung để giúp giảm đau và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Bệnh ung thư gan sống được bao lâu?

Video liên quan

Chủ Đề