Cách giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học


Các em học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc được trao thưởng trong chương trình “Chắp cánh ước mơ”. Ảnh Hoàng Quý

PTĐT - Học tập suốt đời, học tập thường xuyên, học tập cho mọi người là tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự học và cũng là nội dung cốt lõi của xã hội học tập mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng. Sinh thời, Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, muốn cho nước ta trở thành một nước giầu mạnh, thì dân tộc ta phải trở thành một dân tộc thông thái”. Thấm nhuần quan điểm đó, những năm qua được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, công tác khuyến học khuyến tài đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học trên quê hương Đất Tổ. Trong 5 năm qua, các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh đã không ngừng nỗ lực, chủ động, sáng tạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, đạt được kết quả cao ở tất cả các nội dung công tác, góp phần tạo sức lan tỏa mạnh mẽ về khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Vị thế, vai trò của Hội ngày càng được củng cố và nâng cao. Đến  nay, hệ thống tổ chức khuyến học trên địa bàn tỉnh được xây dựng và củng cố vững mạnh. Mạng lưới khuyến học các cấp đã phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, 100% các huyện, thị, thành, xã, phường, thị trấn đã có tổ chức hội, toàn tỉnh đã có 6.109 chi hội khuyến học trong các cơ quan, đơn vị, dòng họ, khu dân cư, tổ chức tôn giáo… với trên 386 nghìn hội viên, đạt 28% dân số. Đội ngũ cán bộ hội từ tỉnh đến cơ sở đã thực sự trở thành những “chiến sỹ” trên “mặt trận” khuyến học, đi sâu, đi sát nắm bắt tình hình, sáng tạo trong phát triển và nhân rộng phong trào với nhiều mô hình khuyến học được hình thành, đã góp phần thúc đẩy “sự học” trên địa bàn tỉnh bừng sáng, “chắp cánh” cho con em nhân dân trong tỉnh thực hiện ước mơ, hoài bão của mình vững bước lập thân, lập nghiệp trong tương lai. Hội khuyến học tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cấp, các ngành. Các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam phát động được gắn với phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Dòng học hiếu học”, “Cộng đồng khuyến học”, “Đơn vị khuyến học” theo phương châm gắn với nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, đơn vị và xây dựng, phát triển tổ chức hội vững mạnh. Đến năm 2015, Phú Thọ là tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học, đứng thứ hai về xây dựng Gia đình hiếu học.  Chung tay với toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục để học sinh nghèo, học sinh khuyết tật được đến trường, trong 5 năm qua, Hội Khuyến học tỉnh đã trở thành cầu nối tiếp nhận và trực tiếp trao học bổng của các cá nhân, tổ chức và nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh dành tặng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, hàng năm, Hội đã tổ chức các chương trình “Khuyến  học,  khuyến  tài  chắp  cánh  những  ước  mơ”, “Tiếp sức học sinh nghèo đến trường”, “Vì em hiếu học”, “Tết cho học sinh nghèo”, “Mái ấm khuyến học”… thể hiện tính  nhân văn sâu sắc.  Tổng trị giá các chương trình hỗ trợ giáo dục đạt gần 375,3 tỷ đồng.  Việc triển khai, nhân rộng các mô hình học tập được các cấp hội phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan tổ chức thực hiện một cách khoa học, sáng tạo, hiệu quả cao, hiện có 68,3% gia đình, 62% dòng họ, 74,6% cộng đồng, 93,4% đơn vị đạt danh hiệu học tập. Phú Thọ cũng là tỉnh đi đầu trong việc nghiên cứu và hiện đang thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập” - đây là yếu tố hạt nhân, cốt lõi trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập.  Nhằm tích cực góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, Hội đã phối hợp với ngành Giáo dục và các ngành liên quan tăng cường vận động học viên tham gia học tập tại các Trung tâm học tập cộng đồng [TTHTCĐ], hỗ trợ tài liệu, tham gia giảng dạy, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, vận động hỗ trợ cơ sở vật chất… Nhờ đó mỗi năm trung bình các TTHTCĐ trong tỉnh đã thu hút từ 180.000 - 250.000 người dân theo học các chương trình.

Luôn đồng hành và sát cánh với ngành Giáo dục Phú Thọ, các phong trào khuyến học của tỉnh đã góp phần quan trọng hỗ trợ tích cực cho các hoạt động giáo dục. Vì vậy, chất lượng giáo dục ở các cấp học trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt: Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông bình quân trong 5 năm đạt 98,4%; học sinh đỗ đại học đạt 50-55%, có 195 học sinh đỗ đại học có tổng điểm 3 môn đạt 27 điểm trở lên; 3.400 học sinh lớp 9 và trên 5.600 học sinh lớp 12 đạt giải các môn văn hóa cấp tỉnh, trên 260 học sinh đạt giải quốc gia các môn văn hóa; ngành Giáo dục Phú Thọ luôn được Bộ GD&ĐT  xếp vào nhóm 15 tỉnh, thành, phố có chất lượng giáo dục cao của cả nước.     


Học sinh Trường Tiểu học Gia Cẩm, TP Việt Trì tham gia ngày hội mổ lợn nhựa tiết kiệm khuyến học. Với những đóng góp và cống hiến vào sự nghiệp trồng người trên quê hương Đất Tổ, Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ được Hội Khuyến học Việt Nam đánh giá là một trong những đơn vị có phong trào khuyến học dẫn đầu cả nước; là mô hình khuyến học tiêu biểu về “Tham mưu giỏi - Liên kết rộng - Nội lực mạnh” được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước học tập. Ghi nhận những thành tích đã đạt được, trong nhiệm kỳ qua, Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; có 7 đơn vị khuyến học được UBND tỉnh và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc; 226 tập thể, cá nhân được UBND tỉnh và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng Bằng khen; 94 cá nhân được nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp khuyến học... Nhiệm kỳ 2018-2023, hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh diễn ra trong bối cảnh đất nước tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời đang là xu thế tất yếu của thời đại và là mục tiêu chiến lược phát triển đất nước. Nhằm phát huy những kết quả và khắc phục những hạn chế của nhiệm kỳ 2013-2018, Đại hội Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ lần thứ III [nhiệm kỳ 2013-2018] đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ xuyên suốt trong hoạt động của các cấp hội là: “Phát huy vai trò nòng cốt, năng lực sáng tạo và nhiệt tình công tác của cán bộ, hội viên trong cuộc vận động toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục, tích cực góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở”.  Để thực hiện được mục tiêu đó, vai trò của các hoạt động giáo dục, khuyến học, khuyến tài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng con người Phú Thọ phát triển toàn diện về học vấn và nhân cách có ý nghĩa hết sức quan trọng. Công tác khuyến học, khuyến tài phải hướng đến mục đích làm cho mọi người dân hiểu về sự học, đó là: Học để hiểu biết, để làm người; học để biết làm cho mình và mọi người quanh mình sống hạnh phúc, sống có văn hóa; học để góp phần vào sự hưng thịnh và phát triển bền vững của quê hương, đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Trên cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về phát triển sự nghiệp giáo dục và công tác khuyến học, khuyến tài, Hội Khuyến học các cấp tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết của cán bộ, hội viên để nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua khuyến học gắn với học tập và làm theo tấm gương học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh phong trào học tập theo hướng mỗi công dân là một công dân học tập, xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập gắn kết chặt chẽ với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Không ngừng xây dựng và củng cố về tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp hội khuyến học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Hội theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1MỞ ĐẦUDân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếuhọc, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làmngười. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạnthăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinhthần luôn được đề cao và coi trọng.Truyền thống hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báuđược hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt.Đó chính là tinh thần quả quyết, tính kiên trì, nhẩn nại và ham học hỏi. Sựhiếu học ấy đã tạo điều kiện sản sinh nhiều bậc lương đống, các trung thần,những anh hùng dân tộc… Dù xuất thân mỗi người tuy khác nhau nhưng họđều có điểm chung là tinh thần hiếu học. Truyền thống hiếu học của dân tộc tađã được hình thành từ lâu đời do “các bậc thánh đế minh vương không aikhông coi trọng việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khíquốc gia coi đó là công việc cần kíp”.Đức tính hiếu học này sẽ được kế tục và phát huy tạo thành động lựccho thế hệ trẻ làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người, là yếu tố hếtsức quan trọng cho sự phát triển tương lai của đất nước, hội nhập vào nềnkinh tế tri thức thế giới theo xu hướng chung của thời đại ngày nay.Vì vậy, chủ đề: “Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dântộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay” nhằm làm rõ thêm những giátrị truyền thống lịch sử quý báu ngàn đời của dân tộc Việt Nam.2NỘI DUNGTìm hiểu lịch sử giáo dục Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận biết dântộc Việt Nam có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Từ thời ngàn năm Bắcthuộc, ông cha chúng ta vừa kiên trì chống đô hộ phong kiến phương Bắc,vừa khắc phục khó khăn để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân dân TrungQuốc. Nhờ đó, tuy trong tình cảnh bị đô hộ, bị kìm hãm và đồng hóa, nhưngkhông bị lạc hậu bởi chính sách cai trị bóc lột và ngu dân của các thế lựcphong kiến phương Bắc. Nhờ sự hiếu học, ý thức gìn giữ văn hóa dân tộc,nên dân tộc ta đã quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền trong thời kỳ ngànnăm Bắc thuộc.Trong thời phong kiến, ảnh hưởng tinh hoa của nền giáo dục Nhohọc người Việt Nam hiểu và ứng dụng Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín trong đờisống, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng. Tiêu biểu là nước Đại Việtthời Lý Trần.Bên cạnh đó, chữ Hiếu là đức tính đặc biệt, trở thành bản sắc văn hóatruyền thống của người Việt Nam ta. Chúng ta thường nghe ông bà cha mẹkhuyên nhủ, làm con cháu phải có hiếu với ông bà, cha mẹ. Ngày nay, làmcán bộ phải trung với Đảng hiếu với dân. Chữ hiếu đối với người Việt Namrất thiêng liêng, biểu hiện đạo lý làm người.Trong học tập, người Việt Nam có khái niệm hiếu học. Vậy hiếu học làgì? Chữ hiếu trong học tập có khác và giống chữ hiếu đối với ông bà chamẹ?. Khác nhau: Thái độ của người học đối với sự học. Học phải có phươngpháp, phải có đức tính: Kiên trì, khắc phục hòan cảnh khó khăn, sáng tạo, cầuhọc để cầu tiến, có mục đích học tập đúng đắn, giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ.Còn giống nhau đó là: Xem sự học là trách nhiệm, có tính chất thiêng liêngbiểu hiện đạo lý làm người. Từ đó tôn trọng người có tài có đức như kínhtrọng ông cha mình. Người Việt Nam lo xây mộ phần cho ông bà, cha mẹ, thì3cũng xây lăng cho các bậc hiền tài, tôn vinh là nguyên khí quốc gia. VănMiếu được xây dựng đời nhà Lê [Thế kỷ XV], khắc tên những người đỗ Tiếnsỹ đã chứng minh cho sự giống nhau này.Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay,hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Theocuốn Từ điển Tiếng Việt, [Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1994]truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành đượchình thành lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác.Truyền thống hiếu học của dân tộc ta đã được hình thành từ lâu đời do“các bậc thánh đế minh vương không ai không coi trọng việc kén chọn kẻ sĩ,bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia coi đó là công việc cầnkíp”. Truyền thông hiếu học cũng đã được bồi đắp củng cố trong nhân dânbằng các điều khoản trong ''lệ làng'' phép nước'' thể hiện trong các chính sáchsử dụng và đãi ngộ của các triều đại đối với các nhà khoa bảng. ''Lệ làng'' thểhiện trong việc khuyến khích, giúp đỡ người theo học thành tài và đề cao họtrong làng xóm. Lệ làng và phép nước bổ sung cho nhau, cùng khuyến khíchviệc học tập làm cho truyền thống hiếu học càng tô đậm.Chúng ta cũng thấy có nhiều làng, nhiều dòng họ có truyền thống hiếuhọc đã được sử sách và gia phả lưu danh. Thậm chí, có những làng còn cóhương ước khuyến khích việc học của con em trong làng, như hương ước củalàng Dã Lê Thượng [xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa ThiênHuế] quy định cụ thể số tiền thưởng, ruộng đất cho người đỗ đạt, hay làngDương Phố [Thanh Chương], làng Quỳnh Đôi [Quỳnh Lưu, Nghệ An], làngCâu Hoan [xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị], dòng họ NguyễnQuốc [xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An], dòng họ Nguyễn Đức[xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An], dòng họ Phan Huy [ThạchChâu, Lộc Hà, Hà Tĩnh và Phủ Đức Quang, Nghệ An], họ Trần Huy [xã Diễn4Phong, Diễn Châu, Nghệ An], họ Nguyễn Cảnh [Đô Lương, Nghệ An], họĐinh Xuân [Thanh Chương, Nghệ An], đáng chú ý là họ Hồ [Quỳnh Lưu,Yên Thành, tỉnh Nghệ An và Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh], một dòng họđược lịch sử ca ngợi rất nhiều về thành tích hiếu học “trạng bố - trạng con,trạng ông - trạng cháu”... Những dẫn liệu này cho thấy truyền thống hiếu họcbề dày của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy không ngừng được bồi tụ quacác thời đại lịch sử cho đến tận ngày nay.Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi,thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người cónhu cầu học tập suốt đời. Bởi sự học như chiếc thang không nấc chót và cũngnhư người đi trên con thuyền ngược dòng, chỉ có tiến lên phia trước mà khôngđược phép dừng lại vì đứng lại đồng nghĩa với tụt hậu. Lênin cũng dạy rằng:Học! Học nữa! Học mãi!. Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hôm nay, vớisự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ và tăng lêntheo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp cànglà một điều bắt buộc.Với ý thức: “Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” [Học không biếtchán, dạy người không biết mỏi], ông bà ta xưa dù nghèo mấy cũng cố chocon đi học kiếm dăm ba chữ để làm người. Lịch sử dân tộc đã từng biết đếnrất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng tiêubiểu như:Lê Văn Hưu [1230-1322] người thôn Phủ Lý Trung, xã Thiệu Trung,huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa với chí ham học, mới 17 tuổi đã đỗ Bảngnhãn [năm Đinh Mùi 1247], sau làm tới chức Thượng thư Bộ Binh [đời vuaTrần Thái Tông], Lâm viện học sỹ, kiêm Quốc Sử viện Giám tu [đời vua TrầnThái Tông] và là thầy giáo của Thượng tướng Trần Quang Khải, một danhtướng của cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông.5Mạc Đĩnh Chi [1272 – 1346], người xã Lũng động, huyện Chí Linh,nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương. MạcĐĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu háicủi để kiếm sống hàng ngày. Bà mẹ đã chịu hy sinh tất cả để cố nuôi con, chocon đi học. Trong những năm tháng nhọc nhằn, tủi nhục, mẹ vẫn cắn răngchịu đựng, chỉ ao ước con mình sẽ có ngày đỗ đạt để giúp ích cho đời, thoátkhỏi cảnh nghèo, niềm tin ấy đã giúp mẹ vượt qua mọi gian khổ. Hiểu đượclòng mẹ, Mạc Đĩnh Chi càng ra sức học tập. Vốn là cậu bé có tư chất thôngminh lại phải sống trong cảnh mồ côi nghèo khổ, bị người đời khinh rẻ, nênMạc Đĩnh Chi sớm nhận ra rằng chỉ có học tập, học thành tài mới là conđường đưa cậu bé thoát khỏi cảnh nghèo khổ và cũng là để thể hiện phẩmchất thanh cao của con người từ sự đỗ đạt mà đi lên. Vì vậy, không mấy lúcMạc Đĩnh Chi ngơi đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách, kể cả lúc vai gánh củiđi bán. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố họcnhiều cuốn sách quý. Không có tiền mua nến để đọc sách, thì Mạc Đĩnh Chiđốt củi, hết củi thỉ lấy lá rừng đốt lên mà học, thật là vô cùng gian khổ, nhưngchú bé không hề nản chí. Do có nghị lực phi thường, cộng với tính thôngminh trác việt, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng thần đồng nho họcxứ Hải Đông. Khoa thi Giáp Thìn [1304], thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hộinguyên, thi Đình, ông được chấm đỗ Trạng Nguyên, nhưng khi vào ra mắtnhà vua, vua Trần Nhân Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốncho ông đỗ đầu. Biết ý, ông đã làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Đó là bài phúbằng chữ Hán để gửi gắm chí khí của mình. Bài phú đề cao được phẩm chấttrác việt và phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa ngườikhác về mọi mặt; Song không muốn a dua với người tầm thường để mong chođời biết đến. Ông dùng hình tượng một bông sen sinh ra trong giếng ngọc ởnúi Hoa Sơn do một vị đạo sĩ kỳ dị hái mang xuống cõi trần. Vua Trần Anh6Tông xem xong khen là thiên tài mới cho đậu Trạng nguyên, ban cờ hiển vinhquy bái tổ.Chu Văn An sinh năm Nhâm Thìn [1292], mất năm Canh Tuất [1370],tên hiệu là Tiều Ản, tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã QuangLiệt, huyện Thanh Đàm [nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội]. Chu Văn An ngaytừ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là người cương trực, luôn sửa mình trong sạch, giữtiết tháo, không màng danh lợi, chỉ thích ở nhà đọc sách thánh hiền. Khi thiđỗ Thái học sinh [Tiến sĩ], ông không ra làm quan như những người khác màvề quê nhà mở trường dạy học. Học trò khắp nơi về xin học rất đông. Học tròcủa ông không chỉ được học chữ thánh hiền mà còn được dạy về đạo đức củabậc trí nhân quân tử. Về sau, dù ở cương vị nào, họ cũng là những tấm gươngvề tài năng và đức độ. Trong số đó, nổi tiếng nhất phải kể đến Phạm Sư Mạnhvà Lê Quát, cả hai đều đỗ Thái học sinh và làm quan đến chức Hành khiểntrong triều Trần. Dù quyền cao chức trọng nhưng mỗi lần tới thăm thầy, họđều quỳ gối để được thỉnh giáo. Điều đó một mặt cho ta thấy đạo đức tuyệtvời của học trò chốn cửa Khổng sân Trình nhưng mặt khác khẳng định ChuVăn An phải là người tài năng và đức độ như thế nào mới được học trò trọngvọng như vậy.Đào Duy Từ [1572-1634] người xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa ngày nay, ngay từ tấm bé, kẻ “chăn trâu anh hùng” đã đam mêsách vở, hiểu biết rất rộng nhưng do xuất thân gia đình thấp kém nên khôngđược cho đi thi cử nhân dù đã đổi họ [đổi từ họ Đào sang họ Vũ]. Về sau ôngquyết chí vào Đàng Trong lập nghiệp với chúa Nguyễn Phúc Thuần. Đào DuyTừ đã được cất nhắc giữ nhiều chức vị quan trọng như Tán trị dực công thần,Lộc Khuê hầu, Hoằng Quốc Công, ông là tác giả của Lũy Trường Dục và LũyThầy, hai tuyến phòng thủ quan trọng để chúa Nguyễn ngăn chặn sự tấn côngcủa chúa Trịnh [Đàng Ngoài], tác giả của nhiều tập thơ lục bát và là ông tổ7của nghệ thuật hát Tuồng Việt Nam. Sử sách dân tộc đã hết lời ca ngợi ông làngười có chí lớn, vượt qua khó khăn gian khổ, một tấm gương sáng về lậpthân, lập nghiệp và hiếu học.Lê Hữu Trác [1720-1791], vốn sinh ra tại Hoàng Hữu Nam, Yên Mỹ,Hải Dương nhưng thời gian sống và nổi danh lại ở xã Sơn Quang, huyệnHương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Được sinh ra trong một gia đình có truyền thốngkhoa bảng [cha ruột của ông từng đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ thời vua Lê DụTông], do cuộc khởi nghĩa nông dân 1793, ông phải chuyển về quê mẹ ở HàTĩnh tiếp tục sự nghiệp đèn sách. Sau khi từ giã chốn quan trường, ông theohọc lương y Trần Độc. Học cạn chữ thầy, Lê Hữu Trác đã đi rất nhiều nơikhác để học thêm về nghề thuốc, tâm nguyện không đạt, ông quay về HươngSơn “khước từ sự giao du, đóng cửa để đọc sách”, bản thân đã nghiên cứu rấtkỹ về lý luận y học, đồng thời thực hành những tìm tòi mới. Về sau, dù triềuđình hết mực mời về kinh đô làm việc nhưng Lê Hữu Trác đã từ bỏ vinh hoaphú quý để chuyên tâm nghề thầy thuốc, cứu chữa bệnh cho nhân dân, trởthành một vị lương y được tôn kính.Nguyễn Thiếp [1723-1804] người làng Nghiệt Ao, huyện Đức Thọ, tỉnhHà Tĩnh, đậu hương cống [đời Lê], được người đương thời suy tôn là La SơnPhu tử. Ông là người phê phán gay gắt lối học tầm chương trích cú cầu danhlợi, kêu gọi chấn hưng lại nền “chính học” nhằm đào tạo ra những con ngườicó tài năng đức độ, đem sở học giúp ích cho đời. Về sau, Nguyễn Thiếp đãđược vua Quang Trung mời ra giúp việc cho triều đình.Nguyễn Du [1766-1820] người làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh,17 tuổi thi đậu tú tài, 36 năm sau được phong làm Tri phủ huyện Phù Dung,rồi tri phủ Thường Tín, được nhà vua tin cậy nhiều lần cử đi sứ sang Tàu, vàcất nhắc giữ nhiều chức vụ quan trọng như Đông Các học sỹ, Cai bạ tỉnhQuảng Bình, Cần chánh điện Học Sĩ, Tham tri Bộ lễ.8Lê Quát [còn gọi là Trạng Quét, sống vào đời vua Lê Nhân Tông,người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn Thanh Hóa] mồ côi cha từ nhỏ, dựng lềusống với mẹ ở chợ và sống bằng nghề quét rác, ban đầu ông học rất kém,nhưng do chí khí vững vàng, lại được vợ động viên cho nên đã chăm chỉ họctập và thi đỗ Thái học sinh, sau này làm quan đến chức Thượng thư hữu bật.Có lúc ông tự trào rằng “Ta lúc bé đọc sách, chỉ muốn bắt chước kim cổ, từnghiểu qua đại thánh để giáo hóa mọi người, mà cuối cùng chửa được mộthương nào tin. Thường du lãm non nước, vết chân đã nửa thiên hạ, muốn tìmnhà học, văn miếu, chưa từng thấy đâu. Vì vậy, ta lấy làm thẹn với nhiều mônđồ nhà Phật. Vậy tự bộc bạch ra để khuyên răn mọi người”.Nguyễn Trường Tộ [1828-1872] người làng Bùi Chu, Hưng Nguyên,Nghệ An, là người rất đề cao giá trị thực học, ông không khuôn mình theo cáikhung của giáo dục Nho giáo, phê phán cách học từ chương khoa cử của nhàNguyễn lúc bấy giờ, đồng thời kêu gọi học hỏi khoa học và kỹ thuật phươngTây, mở cửa làm ăn với họ để đất nước phát triển, xã hội phồn vinh.Phan Bội Châu, tên thật là Phan Văn San [1867-1940], người làng ĐanNhiệm, Nam Hòa, Nam Đàn, Nghệ An, ngay từ tấm bé đã hiểu biết Tam TựKinh, Luận Ngữ, 13 tuổi thi đỗ đầu huyện, do nhà nghèo phải tự đi dạy học vàôn thi, đến cuối năm 1900 Phan Bội Châu đỗ Giải Nguyên và sớm tham giavào nhiều phong trào chống Pháp. Suốt đời ông bôn ba khắp thế giới để tìmkiếm con đường giành độc lập cho dân tộc, và cũng là người ngay từ năm1925 đã đánh giá chính xác về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạngViệt Nam về sau.Hồ Chí Minh [1890-1969] người làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An,là một tấm gương sáng ngời về tinh thần hiếu học, dù hoạt động cách mạngđầy gian truân nhưng ở mọi nơi, mọi lúc Người đều tranh thủ học tập, tích lũykiến thức. Cách học của Người là luôn chủ động nắm bắt tri thức, cập nhật9kiến thức thông tin mới, có lẽ vì thế, Người đã sử dụng thành thạo rất nhiềungôn ngữ, rất sáng tạo trong học tập và vận dụng lý luận cách mạng, Người làtấm gương sáng về việc học tập suốt đời mà ngày nay bất cứ ai dù làm ở vị trícông tác nào cũng cần noi gương.Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sựhọc, coi trọng người có học. Ở nước ta, tư tưởng coi đọc sách là thanh cao làquan niệm rất phổ biến đối với các nhà Nho. Dĩ nhiên nếu thái quá sẽ trở nêntiêu cực. Việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũnglà điều được dân gian hết sức quan tâm: Kho vàng không bằng một nang chữ[nang là túi đựng]; Người không học như ngọc không mài. Từ đó hình thànhđạo lý tôn sư trong đao “kính thầy mới được làm thầy”. Hậm chí trong tamcương, người xưa còn đặt người cha tinh thần trước người cha đẻ của mình[Quân - Sư - Phụ]. Nhưng nếu Nho giáo coi hiếu học và cầu thị là 2 phẩmchất quan trọng của một người trí thức, coi việc học chủ yếu là học chữ Thánhhiền thì giống với quan niệm của dân gian [học ăn học nói học gói họcmở],người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa Nguyễn Trãi đã chỉ ra rằng, sự họclà nguồn cội của tất thẩy những thành công dù đó là nghề gì, dù người ấy làai: “Nên thợ nên thầy vì có học; Có ăn có mặc bởi hay làm”. Như vậy, làmnghề gì cũng cần học. Có học mới tinh thông nghề nghiệp bởi “nghề nào cũngcó trạng nguyên” [Từ Hy Thái Hậu].Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa Việt Nam.Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ông gởi thông báo đếnđịa phương trên tòan quốc, yêu cầu giới thiệu cho chính phủ biết hiền tài đangở địa phương mình, để chính phủ trong dụng. Qua hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ, sự đóng góp của lực lượng trí thức yêu nước, làmột trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của cách mạng ViệtNam. Bác Hồ khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Sau khi giành10độc lập, mặc dầu phải tập trung giải quyết nhiều khó khăn bởi giặc ngoại xâm,giặc đói, Bác xem dốt cũng là một thứ giặc nguy hiểm, nên đã chủ trương chotòan Đảng, toàn dân phải chống ba thứ giặc cùng một lúc.Về mức độ: Học có 4 mức: Học để biết, học để hiểu, học để làmviệc, học để sáng tạo. Người hiếu học bao giờ cũng có khát vọng vươn tớisự sáng tạo.Về cách học: có hai hình thức: Học và tự học. Người hiếu học phải làngười luôn đề cao việc tự học: học kiến thức kinh viện trong sách vở và họckhôn từ thực tiễn cuộc sống, với nguyên tắc: học đi đôi với hành.Vẫn biết,học ở nhà trường là rất quan trọng vì cơ bản và hiệu quả nhưng muốn thànhđạt, đặc biệt là muốn vươn tới đỉnh cao thì rất cần phải tự học, đặc biệt phảichăm chỉ đọc sách.Bởi những kiến thức nền tảng giúp mỗi cá nhân bay xađược đều do đọc sách mà có. Danh vị cao nhất: Trạng nguyên chỉ dành chonhững ai ham học hỏi. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: Không có gì thú bằngđọc sách; Không gì cần bằng kiếm tiền nuôi con.Còn Đỗ Phủ - một trong 3 nhà thơ lớn đời Đường, từ kinh nghiệm củamình đã viết: Sách đọc muôn ngàn cuốn; Hạ bút như có thần. Như thế đủ thấyý nghĩa quan trọng của việc học và tầm quan trọng của hành vi ham đọc sáchđối với việc thành đạt của một con người. Nếu yêu nước là truyền thống rađời và phát triển mạnh mẽ chủ yếu trong khi Tổ quốc lâm nguy, thì hiếu họcgắn với sự phát triển của đất nước trong những năm tháng hòa bình. Dĩ nhiên,các vị tướng tài trên chiến trận cũng là những người chịu học, không ít ngườicòn văn võ song toàn.Trong “thế giới phẳng” hiện nay, muốn đồng hành cùng nhân loại,dân tộc Việt Nam không thể không phát huy truyền thống hiếu học, để trởthành công dân quốc tế mỗi người Việt Nam không thể không ham học.Vì sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành công, giúp cho xã hội11hưng thịnh, làm cho gia đình “đỏ ngành xanh ngọn”, là cơ sở để conngười có thể trở nên tử tế. Truyền thống hiếu học có một ý nghĩa hết sứclớn lao, bởi nó luôn gắn với sự phát triển bền vững. Không phải vô cớ màngười xưa đã tổng kết: Phi thương bất phú [không buôn bán thì khônggiàu]. Phi trí bất hưng [Không có trí tuệ thì không hưng thịnh - khôngphát triển bền vững]. Phi công bất tài [không nghề nghiệp thì không có tài– không có cơ hội thể hiện được tài năng].Như vậy, mọi sự thành công chính đáng đều phải nhờ học hành. Vì đểthành công một cách đàng hoàng cần phải có kiến thức mà kiến thức chỉ cóđươc nhờ con đường học tập. Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn cầnphải có được kiến thức văn hóa nền tảng như văn học nghệ thuật, luật học,lịch sử học, tin học và ngoại ngữ. Bởi vì mọi sự phát triển bền vững, lâu dàichỉ có được trên cơ sở nền tảng văn hóa vững chắc. Đúng như câu nói củaChủ tịch Hồ Chí Minh sau đây: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợiích trăm năm phải trồng người”. Rõ ràng, trí tuệ bao giờ cũng mang đến chocon người tiền bạc một cách đàng hoàng [cả phong độ và nhan sắc nữa]. Cókiến thức tức là có nội lực. Nội lực chính là thực lực để con người tự trọng vàtự tin cạnh tranh một cách lành mạnh, không cần phải chiêu trò, dối trá, khuấttất, nhờ thế mà con người thực sự hạnh phúc, xã hội mới phát triển theohướng dân chủ, công bằng, văn minh.Như vậy, hiếu học sẽ giúp con người không chỉ thoát nghèo mà còn cóthể giàu có một cách sang trọng. Bởi vì nhờ hiếu học mà con người có đượcnghề nghiệp, có thu nhập cao và ổn đinh. Tài năng của mỗi cá nhân được tỏasáng, có cơ hội để họ thỏa ước mơ tu tề trị bình của mình. Trong nhà sẽ khôngcó ly hôn, ngoài xã hội không có tệ nạn đáng tiếc; cái xấu, cái ác sẽ bị đẩy lùi.Cho nên hiếu học là kế sâu rễ bền gốc, là quốc sách để quốc gia phát triển bền12vững. Hiếu học là con đường để mỗi gia đình hạnh phúc, ấm no. Hiếu học làhướng đi giúp mỗi cá nhân thành đạt một cách đàng hoàng.Ngày nay, Đảng ta khẳng định: “giáo dục và đào tạo là quốc sáchhàng đầu” 1. Do đó, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, xây dựngcả nước trở thành một xã hội học tập là chìa khoá để mở cửa tiến vàotương lai.Ngày 13 tháng 4 năm 2007 Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị số 11CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học,khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Chỉ thị nêu rõ: “Quán triệt Nghị quyếtĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về chuyển dần mô hình giáodục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình “xã hội học tập” và tưtưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời nhằm nâng cao Tòa Soạn, phát triểnnguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu vàonền kinh tế thế giới”. Việt Nam là một đất nước ngàn năm văn hiến. Dân tộcVN vốn có truyền thống hiếu học lâu đời. Người Việt Nam lấy sự học làmđiều căn bản để thực hiện đạo lý làm người, “nhân bất học bất tri lý”. Do đótrong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăngtrầm của lịch sử, giáo dục luôn là một lĩnh vực được coi trọng và đề cao.Từ ngày có Đảng, nhất là từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thànhcông, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học, xem học tập là nhu cầu của cuộc sốngđã được thể hiện một cách nhất quán trong đường lối, chủ trương của Đảng vàNhà nước. Ngay từ ngày đầu mới giành được độc lập, khi vận mệnh nước nhàđang như ngàn cân treo sợi tóc, Đảng và Bác Hồ đã chủ trương cùng một lúcchống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm, xem chống giặc dốtcũng quan trọng, cũng cấp bách như chống giặc đói để dân được ấm no và1Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, tr. 94-95.13chống giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập nước nhà. Trong suốt cuộc đờihy sinh cho đất nước, cho dân tộc, Bác Hồ chỉ có một ham muốn, “ham muốntột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do,đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Như vậy bácxem sự học là nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, áo mặc hàng ngày. Bác còn cảnhbáo: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập đã bắt gặp xu thế của thời đại khitrên thế giới giáo dục và đào tạo đã trở thành yếu tố quyết định tương lai củamỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu hoá pháttriển rộng khắp, cách mạng khoa học công nghệ đạt những bước tiến kỳ diệu,cách mạng thông tin bùng nổ mạnh mẽ, tri thức của nhân loại tăng trưởngkhông ngừng. Đảng ta cũng khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoahọc và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Trong vòng mấy chục năm gần đây,tri thức nhân loại tích luỹ được đã bằng tổng số tri thức có được trong haithiên niên kỷ trước đó. Người ta dự báo đến năm 2020, tri thức nhân loại sẽtăng gấp 4 lần so với tri thức đã có năm 2000. Công nghệ phát triển với tốc độngày càng nhanh, vòng đời của công nghệ ngày càng được rút ngắn. Tri thứcđã trở thành tài nguyên quan trọng nhất và sự tụt hậu về tri thức trở thànhnguyên nhân chủ yếu tạo ra sự cách biệt thành công giữa người này với ngườikhác, khoảng cách phát triển giữa vùng này với vùng nọ, giữa quốc gia nàyvới quốc gia khác.Thời đại ngày nay đòi hỏi con người phát triển kiến thức về nhiềumặt, do đó giáo dục có nhiệm vụ chuẩn bị cho người học kiến thức toàndiện. Tuy nhiên, kiến thức nhận được ở các trường phổ thông và đại học sẽnhanh chóng lạc hậu nếu không được bổ sung bằng những kiến thức mớiphù hợp với sự phát triển và đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực, từng môitrường, từng hoàn cảnh.14Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi làn sóng kinh tế tri thức đangdâng trào, chúng ta không thể thực hiện công nghiệp hoá đất nước theo môhinh cũ của các nước đi trước mà phải gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá.Nói một cách khác, chúng ta phải chuyển nền kinh tế chủ yếu còn là kinh tếnông nghiệp cùng một lúc vừa sang nền kinh tế công nghiệp, vừa sang nềnkinh tế tri thức trên một số lĩnh vực. Và để làm được điều đó, trí thức phảiđược nâng cao, nguồn nhân lực phải được đào tạo dồi dào, nhân tài phải đượcphát hiện, bồi dưỡng và sử dụng.Hội Khuyến học Việt Nam ra đời là nhằm góp phần đáp ứng những yêucầu đó. Là một tổ chức xã hội, Hội Khuyến học Việt Nam có nhiệm vụ khơidậy và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, vừa có những hoạt độnghỗ trợ hệ thống giáo dục chính qui trong nhà trường trong quá trình chấnhưng nền giáo dục nước nhà, và động viên, tổ chức việc học tập cho ngườilớn, những người về hưu, những người không có điều kiện học tập ở nhàtrường để nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức và hoàn thiện tính cách. Vớidân số 84 triệu người, nếu hệ thống nhà trường hiện nay từ mẫu giáo đến đạihọc thu nhận từ 22-23 triệu người, thì ngoài xã hội còn trên 60 triệu ngườiphải được tạo điều kiện để học tập.Từ năm 1996 đến nay, với 20 năm tồn tại và phát triển, đặc biệt là từkhi có chỉ thị 50 CT/TW năm 1999 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnhđạo của các cấp uỷ Đảng đối với Hội Khuyến học Việt Nam, Hội đã có mộtbước phát triển đột phá. Hội đã được tổ chức ở tất cả 64 tỉnh, thành, hơn100% huyện, thị, quận, xã phường, thị trấn trong cả nước. Hội còn lan toả đếntận thôn làng, bản phum, sóc... đến cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vịlực lượng vũ trang... với tổng số hội viên trên 5 triệu người. Phong tràokhuyến học, khuyến tài do Hội phát động đã nhanh chóng bao trùm hầu nhưtoàn xã hội, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, thấm nhuần và thể15hiện sinh động tinh thần xã hội hóa giáo dục. Nhiều mô hình khơi dậy tinhthần hiếu học trong nhân dân như “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ khuyếnhọc”, “Cụm dân cư khuyến học” đã được xây dựng và phát triển rộng rãi.Hiện nay đã có trên 4 triệu gia đình đăng ký trong số đó gần 1,5 triệu gia đìnhđược công nhận là “Gia đình hiếu học”, trên 5 vạn dòng họ được công nhận là“Dòng họ khuyến học”.Thời gian qua chính các mô hình tổ chức này đã góp phần tích cực vàcó hiệu quả thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử vàbệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động, gópphần làm giảm tình trạng lưu ban, bỏ học, góp phần chống các biểu hiện tiêucực, tạo môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường. Đó là chưa nói đếnviệc Hội thông qua Quỹ khuyến học cấp học bổng cho hàng chục vạn trẻ emnghèo được đến trường, xây dựng một số trường dạy nghề cho trẻ em khuyếttật, giúp đỡ nhiều trẻ em học giỏi phát triển tài năng, giúp đỡ nhiều thầy côgiáo dạy tốt nhưng gặp khó khăn trong cuộc sống.Đồng thời để tạo cơ sở học tập thường xuyên cho người lớn ở xãphường, thị trấn, Hội đã đẩy mạnh vịêc xây dựng các Trung tâm học tập cộngđồng. Hiện, cả nước đã có khoảng 8.500 Trung tâm học tập cộng đồng. CácTrung tâm học tập cộng đồng đã tổ chức được 66.600 lớp học với trên 6 triệulượt người tham gia, chủ yếu phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước, phổ biến kinh nghiệm và tiến bộ khoa học, công nghệ đểứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các Trung tâm học tậpcộng đồng đã tổ chức các lớp học xóa mù chữ cho hơn 2 vạn người, góp phầnphổ cập tiểu học và trung học cơ sở cho thanh, thiếu niên không có điều kiệntheo học ở các trường chính qui.Để góp phần thực hiện khuyến tài, những năm qua, Hội đã tổ chức cáccuộc thi “Nhân tài đất Việt” trên lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông16để phát hiện, khuyến khích và động viên tài năng trẻ. Phong trào khuyến học,khuyến tài cùng với những mô hình tổ chức phù hợp và có hiệu quả nêu trênđã trở thành tiền đề cho việc xây dựng xã hội học tập. Thế nào là xã hội họctập và làm sao xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập?.Xã hội học tập là một xu thế mới trong quá trình phát triển của loàingười ở thời kỳ hậu công nghiệp. Đó là đòi hỏi của cách mạng công nghệ vàphát triển kinh tế và cũng là đòi hỏi của sự phát triển con người bền vữngtrong thế kỷ 21. Khái niệm xã hội học tập ngày nay gắn với khái niệm xã hộitri thức, xã hội thông tin, đều tập trung và đặt con người vào vị trí trung tâm,tạo điều kiện cho con người phát triển bền vững và cũng là điều kiện của sựphát triển kinh tế, xã hội.Nội dung cơ bản của khái niệm xã họi học tập là “Giáo dục thườngxuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời” đúng như UNESCO đã khẳng địnhtrong Tuyên bố ngày 20/12/1999 “Giáo dục không còn là một quá trình màcon người chỉ tham gia trong thời gian đầu của cuộc đời”.Giáo dục thường xuyên, liên tục gắn bó hữu cơ giữa giáo dục gia đìnhvới giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.Đặc trưng của xã hội học tập là mỗi cá nhân, mỗi thành viên xã hộiđều phải học, xem đó là một yêu cầu mang tính đạo đức của xã hội hiệnđại. Giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường là những khâuliên hoàn, con người vừa học vừa làm, vừa làm vừa học. Trong xã hộihọc tập, nền giáo dục mang tính mềm dẻo, linh họat, đa dạng, phongphú, kết hợp với các hình thức giáo dục chính qui, giáo dục không chínhqui [non formal] và giáo dục phi chính qui [in formal]. Trường học đượctổ chức theo nhiều hệ thống quản lý khác nhau, hệ thống trường công lậpvà hệ thống ngoài công lập cùng đồng hành phát triển. Đồng thời bêncạnh trường học còn nhiều thiết chế có chức năng giáo dục như Trung17tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hóa,câu lạc bộ,...Xã hội học tập kết hợp hai phương thức học: học có hệ thống để làmgiàu tri thức một cách toàn diện và học theo yêu cầu, cần gì học nấy, học đểnâng cao tay nghề phục vụ sản xuất, công tác.Trong thời kỳ đổi mới toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một xu thếtất yếu, khách quan của lịch sử, được thúc đẩy bởi những nhân tố kinh tế,chính trị, xã hội nhất định và đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiệnnay. Toàn cầu hoá mang trong lòng nó những đặc trưng thể hiện tính hai mặtrõ rệt, vừa tích cực lại vừa tiêu cực; vừa chứa đựng những cơ hội lại vừa cónhững thách thức, nguy cơ tiềm ẩn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đốivới tất cả các quốc gia. Một trong số những nguy cơ mà toàn cầu hoá đưa đếnlà nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá, làm biến đổi các giá trị truyền thốngcủa mỗi dân tộc theo hướng chịu sự ảnh hưởng của các nước lớn, các nước tưbản phát triển.Truyền thống hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báuđược hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc ta. Nóbao chứa những biểu hiện tích cực và cả một số mặt trái với nét đẹp của vănhoá truyền thống dân tộc. Tham gia vào toàn cầu hoá, Việt Nam đã đón nhậnrất nhiều cơ hội quý giá. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nguycơ xói mòn các giá trị truyền thống nói chung và truyền thống hiếu học củadân tộc nói riêng. Chính vì thế, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải phát huycác cơ hội, vượt qua các thách thức của toàn cầu hoá để hiếu học mãi là mộtgiá trị truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam. Góp phần thực hiệnthắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệvững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.18KẾT LUẬNTrên đây là những nét cơ bản nhất về truyền thống hiếu học củadân tộc Việt Nam. Truyền thống hiếu học đã được nâng lên thành mộttriết lý đổi đời, thành tiêu chuẩn thiêng liêng đặc trưng cho gia đình,dòng tộc, xóm làng và phiên trấn, và do đấy nó nâng đỡ cho các nỗ lựccá nhân vượt qua các xuất phát và địa vị để thành đạt bằng học vấn. Vìthế, hiếu học đã trở thành một giá trị ổn định dù cho cơ cấu xã hội cónhững thay đổi căn bản. Tuy nhiên, nếu bê nguyên xi truyền thống nàyvào trong xã hội ngày nay tất sẽ vấp phải những kháng cự chống lại sựphát triển. Chỉ đơn cử một trường hợp, việc học ngày xưa chỉ là đặcquyền của đàn ông, còn phụ nữ không được coi trọng, ngày nay, nam nữbình đẳng, nhu cầu học tập chính đáng là quyền và nghĩa vụ của mọingười. Đâu đó, xuất hiện tình trạng người khác dòng họ, khác làng, kháctỉnh ganh đua, tranh quyền đoạt lợi, khôi phục truyền thống nhưng lạiđào sâu sự khác biệt, sự thù hằn của quá khứ, mua bán quan chức, chạyviệc, chạy tội, chạy quyền chạy chức... làm cho thuần phong mỹ tục bịbiến dạng, thật giả lẫn lộn, người tài bị thành kiến, chén ép, trù dập, cáicổ hủ trá hình hoành hành ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, đây là những trởngại cần sớm được khắc phục trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, các phong trào:gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, làng hiếu học. Gắn tiêu chí hiếu họcvới những tiêu chí liên quan khác như, không vi phạm pháp luật, tệ nạnxã hội,… Cần kêu gọi sự đóng góp nhiều hơn nữa của toàn dân để hỗ trợvà tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều được đi học. Cần ưu tiên, tạođiều kiện cho con em các dân tộc ít người, vùng cao, vùng xa, vùng cóđiều kiện kinh tế khó khăn được đi học. Đồng thời, tu sửa và chỉnh trang19những đền, miếu thờ các bậc trạng nguyên, tiến sĩ, các dòng họ hiếu học.Có chính sách thỏa đáng để thu hút nguồn nhân lực, sử dụng nhân tài chonhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ X, Nxb CTQG, Hà Nội 2006.2. Việt Anh - Cao - Lê Thu Hương [2002], Chuyện kể về các nhà khoabảng Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.3. Quốc Chấn [2001], Chuyện thi cử và lập nghiệp của học trò xưa,Nxb Giáo dục, Hà Nội.4. Nguyễn Văn Năm [2007], Đạo học với truyền thống tôn sư, NxbGiáo dục, Hà Nội.5. Lê Minh Quốc [2002], Các vị nữ doanh nhân Việt Nam [Phần hai],Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.6. Nguyễn Thế Long [2006], Truyền thống gia đình và bản sắc dân tộcở Việt Nam, truyền thống hiếu học & tôn sư trọng đạo, Nxb Văn hóa Thôngtin, Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề