Cách học bài dễ thuộc

5 cách học thuộc bài nhanh chóng

5 cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu nhất

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết 5 cách để học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu nhất để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết chỉ ra những cách giúp bạn ôn bài, học bài và thuộc bài một cách nhanh nhất và nhớ lâu nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu nhất tại đây.

5 cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu nhất

Các bạn học sinh, sinh viên có thấy rằng cứ mỗi kỳ thi đến là bạn lại không thể ghi nhớ nổi những gì mình đã học không?

Học tập là một quá trình vô cùng phức tạp và để có thể đạt được kết quả cao nhất trong các kỳ thi, bạn cần biết cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu nhất, từ đó mới có nền tảng để tiếp thu các kiến thức mới hay có thể vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra, bài thi.

1. Cách học bài nhanh thuộc nhất đó là phải hiểu bài

Hiểu bài đã học là yêu cầu tiên quyết nếu như bạn muốn ghi nhớ được nội dung bài học đó. Khi đã hiểu bài học thì bạn sẽ nhớ dễ hơn và lâu hơn. Nhưng muốn hiểu bài thì phải làm gì? Điểm mấu chốt ở đây là bạn cần hiểu được bản chất của vấn đề, xem vấn đề đó nói gì.

Thông thường, trong sách thường có đoạn tóm tắt ngắn gọn những kiến thức cần nhớ ở cuối bài, vừa ngắn gọn vừa dễ hiểu. Bạn chỉ cần đọc kỹ là sẽ hiểu được. Nếu có chỗ nào chưa hiểu thì phải ngẫm nghĩ thật kỹ cho hiểu bằng được thì mới thôi nhé, hoặc cũng có thể nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải cho.

2. Cách học bài mau thuộc đó là tóm tắt các ý chính

Sau khi đã hiểu được bản chất của vấn đề rồi, bạn cần tóm tắt những ý chính trong bài. Trước hết là cần nhớ được tên bài [tựa đề] vì đây chính là ý chính của cả bài. Tiếp sau đó, bạn cần nhớ thứ tự của bài trong sách [ở trước bài nào, sau bài nào] để hệ thống lại nội dung đã học và giúp bạn nắm được toàn bộ chương trình học. Đây được coi là dàn ý lớn của cả một năm học đấy.

Sau đó, bạn cần gạch ra các ý chính. Thông thường, một bài học sẽ chia làm nhiều đoạn, mỗi đoạn sẽ có một dòng được in đậm gọi là heading, đây chính là nội dung chính của toàn đoạn, hoặc nếu không có thì bạn hãy tìm ra 3 từ ngắn gọn để mô tả đoạn đó.

Không nhất thiết phải học hết cả một chương, một bài vì nó quá dài, sẽ khiến bạn bị rối trí và có cảm giác chán nản. Thay vào đó, hãy tập cách nhớ các từ khóa chính của đoạn là bạn đã học được một nửa bài rồi. Đây là cách học bài mau thuộc nhớ lâu đấy bạn ạ.

3. Luôn có giấy bút bên mình

Đã học thì phải luôn có giấy bút bên mình rồi. Sử dụng giấy bút để ghi lại những ý chính. Hãy sử dụng những tờ giấy A4 rời, sau đó đóng lại thành một quyển để đến khi ôn bài thi hay ôn bài kiểm tra bạn có thể lấy ra ôn lại từng bài, từng chương một.

Hãy chỉ ghi các ý chính ra giấy thôi nhé. Nếu muốn ôn bài kỹ hơn thì với mỗi ý chính bạn lại điền những ý nhỏ hơn ở dưới vào. Đừng quên sử dụng bút high light để đánh dấu lại những kiến thức quan trọng, đây cũng là một cách học thuộc bài nhanh và nhớ lâu nhất đấy.

4. Nhẩm bài cũng là một trong những cách học bài mau thuộc

Chà chà, cho dù đây là cách học bài dễ thuộc vô cùng đơn giản và phổ biến thì bạn cũng đừng bỏ qua nhé bởi phương pháp này được đánh giá là khá hiệu quả mà lại còn giúp tiết kiệm thời gian đấy. Điều cần lưu ý khi áp dụng cách học thuộc bài nhanh nhất này là bạn phải thật sự tập trung vào việc học, tuyệt đối không nghĩ ngợi mông lung hay mơ mộng vẩn vơ nhé.

Trong khi nhẩm bài, nếu có quên thì hãy cố nhớ chứ đừng vội mở sách ra xem. Lần lượt nhẩm từng đoạn một cho đến khi hết bài rồi ghép các đoạn lại với nhau.

5. Thế còn học theo nhóm thì sao nhỉ?

Nếu cần thiết, bạn có thể huy động bố, mẹ, anh, chị, em để cùng giúp mình học thuộc bài. Nếu không bận việc gì thì ai cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn thôi. Hãy nhờ họ giúp bạn soát lại bài học thuộc trong khi bạn đọc hoặc vấn đáp như lúc bạn lên bảng trả lời cô giáo vậy.

Để việc học bài hiệu quả hơn nữa, bạn có thể nhờ mọi người chỉ định 1 phần bất kỳ trong bài để bạn trả lời. Điều này giúp bạn nhớ được bài lâu hơn và phản xạ tốt hơn.

Hy vọng rằng, với những bí kíp siêu hay ho trên, các bạn học sinh, sinh viên sẽ cảm thấy việc nhớ kiến thức đã học không còn quá khó khăn nữa và sẽ đạt được kết quả cao trong các kỳ thi, các bài kiểm tra. Bạn cũng nên tham khảo thêm bí quyết học giỏi môn Toán hay những ký hiệu toán học cực lý thú và bổ ích để củng cố thêm kiến thức cho mình nhé. Cuối cùng, đừng quên chia sẻ những cách học thuộc bài nhanh nhất trên đây tới các bạn khác nữa nhé.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.

Trong quá trình học bài, để có thể đạt được kết quả cao, bạn phải ghi nhớ rất nhiều nội dung bài học với độ khó, dễ phức tạp khác nhau. Việc học thuộc bài có thể khiến bạn cảm thấy rất mệt và rơi vào bẫy học [học tràn làn, học quá nhiều mà không biết chỗ nào nên học]. Trong bài viết này, Cảm Hứng Sống sẽ hướng dẫn bạn cách học bài nhanh thuộc mà vẫn đúng trọng tâm, mục tiêu bài học. 

Mục Lục

  • 1 Chuẩn bị trước khi học thuộc
  • 2 Bắt đầu quá trình học thuộc
    • 2.1 Nếu bạn cần thuộc lòng từng chữ
    • 2.2 Nếu bạn cần học thuộc phần ý chính
  • 3 Cách học thuộc bài nhanh bằng phương pháp mục lục hóa
    • 3.1 Phân cấp thông tin bài học
    • 3.2 Sắp xếp thông tin bài học
  • 4 Lời kết

Chuẩn bị trước khi học thuộc

Để học bài nhanh thuộc thì bạn cần phải học có phương pháp chứ không thể lao vào học ngay lập tức. Như vậy sẽ khiến bạn bị lạc trong kiến thức, học tràn lan mà không đi vào trọng tâm chính vấn đề. 

Trước khi học thuộc bài, bạn cần chuẩn bị một số yếu tố để đảm bảo quá trình học sẽ diễn ra thuận lợi và không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân khác. Việc chuẩn bị này bao gồm:

  • Môn học, bài học, phần nào nên học, phần nào không cần học?
  • Thời gian học là bao lâu?
  • Mức độ cần học thuộc [nhớ từng chữ hay nhớ ý chính]?
  • Độ gấp của việc học thuộc [cần thuộc ngay hay học từ từ]?
  • Có cần chuẩn bị các kiến thức liên quan từ những bài trước không?

Tốt nhất là bạn nên lấy giấy bút, sổ ra và ghi lại những vấn đề mình cần phải học thuộc để đảm bảo bản thân luôn đúng hướng. Việc chuẩn bị này sẽ được coi như một tấm bản đồ trong suốt quá trình học. Nếu bạn không có sự chuẩn bị trước khi bắt đầu, bạn sẽ rất dễ học tràn lan, không có phương pháp và học mãi không thuộc. 

Lên cấp 3 nên học khối nào để chắc chắn đỗ đại học?

Bắt đầu quá trình học thuộc

Sau khi bạn đã chuẩn bị xong, bạn có thể bắt đầu thực hiện cách học thuộc bài nhanh mà Cảm Hứng Sống giới thiệu dưới đây. Khi bắt đầu học thuộc, bạn sẽ phải có chiến lược học sao cho phù hợp nhất với từng tiêu chí mà bạn đặt ra ở phần chuẩn bị. Cụ thể như sau:

Nếu bạn cần thuộc lòng từng chữ

Sẽ có những môn học đòi hỏi bạn phải thuộc lòng từng chữ cái một. Thú thực là việc học kiểu này rất mệt và khó. Giả sử có học thuộc được bạn cũng nhanh quên và thường có xu hướng tự diễn đạt lại theo ý mình. 

Để khắc phục vấn đề này, bạn cần thực hiện như sau:

  • Cắt nghĩa của phần cần học thuộc thành các đoạn nhỏ
  • Đọc đi đọc lại các đoạn nhỏ để hiểu nội dung của bài học 
  • Đọc chậm rãi và từ từ các câu trong bài học để ghi nhớ tốt hơn

Nếu bạn cần học thuộc phần ý chính

Với những môn học chỉ đòi hỏi bạn học thuộc ý chính thì việc học sẽ thoải mái và đỡ vất vả hơn nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự diễn đạt lại phần nội dung bên trong nên việc ghi nhớ cũng đơn giản hơn nhiều. 

Với những môn học như thế này, bạn áp dụng cách học thuộc lòng như sau:

  • Dùng sơ đồ hệ thống hoặc phương pháp mục lục hóa bài học để phân cấp nội dung cho bài học từ cấp độ lớn nhất đến nhỏ nhất
  • Bắt đầu học thuộc các ý chính theo sự phân cấp nội dung đó

Chú ý trong khi học nếu bạn thấy ý nào không hiểu thì bạn sẽ đọc phần diễn giải của ý đó. Đừng học các ý như một con vẹt. Cách làm như vậy sẽ rất kém hiệu quả. 

Cách học giỏi văn cực dễ mà hiệu quả

Bình thường trước khi đọc sách, bạn sẽ thấy trang mục lục. Trang mục lục là nơi tổng hợp và hệ thống hóa nội dung của toàn bộ cuốn sách. Nhìn vào mục lục, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được cuốn sách này viết về nội dung gì và có những nội dung con là gì. 

Hầu hết mọi người đều đã được hướng dẫn thực hiện phương pháp sơ đồ hóa rồi. Tuy nhiên, mọi người khi thực hiện sơ đồ hóa thường bị sa đà vào việc làm sao để tăng tính thẩm mỹ, vẽ sao cho đẹp, màu mè. Trong khi đó, yếu tố cốt lõi của việc sơ đồ hóa và mục lục hóa là giúp bạn nắm bắt được toàn bộ cái tổng thể một cách nhanh chóng. 

Để mục lục hóa được bài học, bạn cần

  • Phân cấp thông tin bài học
  • Sắp xếp các luồng thông tin bài học

Phân cấp thông tin bài học

Phân cấp thông tin là chia nhỏ các thông tin có trong bài học đó thành các mục nhỏ có cấp độ quan trọng tương đương hoặc không tương đương nhau. 

Ví dụ, khi bạn nhìn vào mục lục của bài viết này, các phần trong bài viết đều được phân cấp thông tin. Có những phần là phần lớn sẽ bao hàm những phần thông tin nhỏ bên trong đó. 

Thường thì sách vở cũng giúp các bạn phân cấp thông tin rồi nhưng bạn nên tự mình phân cấp lại một lần nữa. 

Tuy nhiên, bạn đừng chỉ phân cấp mỗi đề mục bài học mà hãy phân cấp sâu hơn cả vào nội dung bên trong để dễ nắm bắt thông tin hơn. 

Sắp xếp thông tin bài học

Sau khi đã phân cấp thông tin rồi, bạn sắp xếp lại phần thông tin một lần nữa xem mình đã phân cấp đúng chưa và bạn sẽ sắp xếp lại thông tin bài học. Sắp xếp thông tin đúng đắn sẽ giúp bạn học và nhớ nhanh hơn mà không cần nỗ lực nhiều. 

Trong quá trình sắp xếp thông tin, não bạn đã tự đọc và ghi nhớ những kiến thức có trong bài rồi nên bạn sẽ không phải ngồi đọc đi đọc lại nhiều lần nữa. 

Lời kết

Trên đây là chia sẻ cách học thuộc bài nhanh. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin và kiến thức bổ ích cho mình. Bạn lưu ý, nếu áp dụng thì có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của bản thân nhé. Bạn không cần phải áp dụng y nguyên, miễn sao phương pháp có phù hợp với bạn là được. 

Chúc bạn học tốt!

Chủ Đề