Cách làm ngũ cốc khoai lang

Trong mỗi giai đoạn phát triển, bé cần nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau. Tùy vào thể trạng cũng như mức độ hấp thu chất dinh dưỡng của mỗi bé mà các mẹ cũng cần phải điều chỉnh, bổ sung các thực phẩm khác nhau sao cho phù hợp với bé nhà mình. Do đó, các mẹ nên tìm hiểu cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm để chủ động trong quá trình cho bé ăn.

Tự làm bột ngũ cốc cho bé tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại bột ngũ cốc ăn liền với nhiều hương vị, giá thành hợp lý và tiện lợi. Với các loại bột ngũ cốc cho bé ăn dặm tự làm, thông thường thời gian sử dụng khá ngắn, chỉ được từ 2-3 tháng, do đó, để bảo quản được lâu hơn, các loại bột ngũ cốc ăn liền sẽ có một số thành phần chất bảo quản. Các mẹ hoàn toàn không kiểm soát được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như có gây kích ứng với bé hay không.

Hệ tiêu hóa của trẻ trong thời kỳ này là vô cùng yếu ớt, đồng thời bé dễ bị dị ứng với một số thực phẩm nên nếu lựa chọn không đúng loại bột ngũ cốc cho bé sẽ gây ra các tác động xấu về sau đối với trẻ như các bệnh về dạ dày, bệnh về tiêu hóa, mụn nhọt, mẩn đỏ,...

Cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm

Lựa chọn nguyên liệu

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện và rất yếu ớt, các mẹ cần chú ý khi lựa chọn nguyên liệu cho bé ăn dặm. Để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong bột ăn dặm, các mẹ nên trộn thêm các loại hạt như đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen,....

Bổ sung thêm các loại hạt để tăng chất dinh dưỡng cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Gạo được lựa chọn phải là loại gạo mới, hạt to, tròn, mẩy, có mùi thơm và không có bị nấm mốc. Các mẹ không nên lựa chọn loại gạo quá trắng vì gạo này đã được xát quá nhiều lần và mất đi cám gạo. Trong cám gạo có chứa nhiều protein, các vitamin nhóm B như B1, B6, vitamin PP,... cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng gạo lứt thay thế cho gạo trắng để làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm. So với gạo trắng, trong gạo lứt có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, chất béo, chất đạm và giàu vitamin nhóm B hơn. Có nhiều loại gạo lứt như gạo lứt tẻ, gạo lứt nếp, gạo lứt đỏ, gạo lứt đen. Các mẹ nên lựa chọn gạo lứt đỏ để nấu bột ăn dặm cho bé.

Đối với các loại hạt, phải chọn hạt mới, hạt to tròn, mẩy, không có hạt lép, còn nguyên vỏ, không mối mọt. Có thể trộn lẫn nhiều loại hạt với nhau theo tỉ lệ 1:1 để cho trẻ ăn dặm.

Cách thực hiện

Vo thật sạch gạo và ngâm gạo qua đêm, để ráo hoặc phơi nắng để loại bỏ hơi nước. Rang gạo trên chảo từ 4-5 phút. Xay gạo thành bột và lọc qua rây để loại bỏ lợn cợn. Có thể xay 2 lần để bột được mịn.

Có thể sử dụng gạo trắng hoặc gạo lứt - Ảnh minh họa: Internet

Với các loại hạt cần rửa kỹ, loại bỏ hạt lép, sạn và cặn bẩn và ngâm từ 4-6h. Sau khi hạt đã nở, để ráo nước hoặc phơi dưới nắng để khi rang hạt được thơm và béo hơn. Rang riêng từng loại hạt trên chảo từ 4-5 phút cho đến khi hạt chín và có mùi thơm. Hạt sau khi rang được ủ trong vải sạch 30 phút. Xay hạt đã rang thành bột và lọc qua rây.

Trộn bột gạo với với bột các loại hạt theo tỉ lệ 7 phần gạo, 3 phần hạt.

Hỗn hợp bột được bảo quản trong túi nilong sạch hoặc hũ nhựa, hũ thủy tinh có đậy nắp kín, cất nơi khô thoáng ở nhiệt độ bình thường hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh. Bột ngũ cốc có thể bảo quản trong 2-3 tháng ở nhiệt độ bình thường.

Cách nấu bột ngũ cốc cho trẻ ăn dặm

Bột ngũ cốc khoai lang nấu sữa

Nguyên liệu: 10 gram bột ngũ cốc, 30 gram khoai lang, 4 thìa sữa bột [hoặc sữa mẹ], 1 muỗng dầu ăn, 200 ml nước

Cách thực hiện: Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn. Pha bột ngũ cốc với nước, cho khoai lang vào. Đặt lên bếp khuấy liên tục cho tới khi bột chín, thêm sữa bột và dầu ăn. Đổ bột đã chín ra bát và cho bé ăn.

Bột ngũ cốc trứng bí đỏ

Bột ngũ cốc trứng bí đỏ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu: 10 gram bột ngũ cốc, 20 gram bí đỏ, 1/2 lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng dầu ăn, 200 ml nước

Cách thực hiện: Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn. Đánh tan lòng đỏ trứng gà. Hòa bột ngũ cốc với nước, khuấy trên bếp. Thêm lòng đỏ trứng gà, bí đỏ tán nhuyễn, đun đến khi bột chín thì cho dầu ăn vào. Đổ ra bát và cho bé ăn nóng để tránh trứng bị tanh.

Bột ngũ cốc cà rốt tôm tươi

Nguyên liệu: 10 gram bột ngũ cốc, 20 gram tôm tươi,  20 gram cà rốt, 1 muỗng dầu ăn, 300 ml nước

Cách thực hiện: Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, xay nhuyễn. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, xay nhuyễn. Đầu tôm và vỏ tôm đun với nước trong 5 phút còn khoảng 200 ml để lấy nước cốt, lọc nước cốt qua rây. Cho bột ngũ cốc vào 100 ml nước cốt [để nguội], khuấy đều cho bột không vón cục. Cho tôm xay nhuyễn vào phần nước cốt còn lại, thêm cà rốt xay nhuyễn, đun chín sau đó bỏ hỗn hợp bột ngũ cốc với nước vào khuấy đều cho đến khi bột chín. Thêm dầu ăn và đổ ra bát cho bé ăn.

Bột ngũ cốc thịt lợn rau ngót

Bột ngũ cốc thịt lợn rau ngót - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu: 10 gram bột ngũ cốc, 20 gram thịt lợn, 20 gram rau ngót, 1 muỗng dầu ăn, 200 ml nước

Cách thực hiện: Rau ngót rửa sạch, xay nhuyễn. Thịt lợn rửa sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn, bỏ gân. Hòa tan bột ngũ cốc với 100 ml nước nguội. Thịt lợn khuấy tan với nước, đun chín tái trên bếp, thêm rau ngót xay nhuyễn, đun tiếp cho đến khi thịt và rau chín, bỏ hỗn hợp bột ngũ cốc đã pha vào khuấy đều cho đến khi bột chín. Thêm dầu ăn, đổ ra bát và cho bé ăn.

Một số chú ý khi cho trẻ ăn dặm

Với mỗi độ tuổi của trẻ, cần điều chỉnh cách nấu bột ngũ cốc cho bé ăn dặm để bé được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và kích thích bé ăn ngon miệng.

Với trẻ từ 6 – 7 tháng, bột ăn dặm nên được xay thật mịn. Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, chưa thể tiêu hóa được các hạt nhỏ. Đồng thời, bé vẫn quen với việc uống sữa và sẽ có phản xạ nuốt thức ăn mà không nhai, do đó, nếu trong thức ăn có hạt, bé có thể sẽ bị hóc. Bé chỉ nên ăn 2 bữa/ngày kết hợp với bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài.

Với trẻ từ 8 – 12 tháng, bé nên ăn bột có hạt lợn cợn hoặc cháo nhuyễn. Vào giai đoạn này, bé đã mọc răng và cảm thấy ngứa lợi. Các mẹ nên cho bé ăn cháo nhuyễn để rèn luyện khả năng nhai của bé. Các mẹ nên kết hợp cho trẻ các loại rau quả xay để kích thích các enzym trong nước bọt, giúp quá trình tiêu hóa của trẻ tốt hơn.

Với trẻ từ 1 tuổi, bé đã mọc 8 răng, nên chuyển sang cho bé ăn cháo hạt to và chuyển dần sang ăn cơm.

Các mẹ có thể bổ sung các loại hạt cao cấp như hạt mắc ca, hạnh nhân, hạt óc chó,... cho bé. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều vì các loại hạt này rất giàu dinh dưỡng và có thể có tác động phụ như gây đầy bụng, táo bón cho trẻ. 

Các loại hạt cao cấp như hạnh nhân, óc chó - Ảnh minh họa: Internet

Không nên tích trữ quá nhiều bột ngũ cốc. Bột nên được sử dụng trong vòng 2 tháng. Thường xuyên kiểm tra bột ngũ cốc để tránh có mùi. Khi phát hiện bột có mùi nên bỏ đi ngay.

Trên đây là các cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm tại nhà. Các mẹ hãy tự tay thực hiện ngay để có thể cung cấp cho bé bữa ăn dinh dưỡng, an toàn và khỏe mạnh.

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/chia-se-cach-lam-bot-ngu-coc-cho-be-an-dam-tai-nha-de-dang-va-nhanh-chong-353470.html

[ CHIA SẺ BỞI NHƯ THỊ,  www.facebook.com/thenguyenlan  ]

Thời nay bệnh nan y [y khoa khó điều tri] như ung thư, tiểu đường, tim mạch, xương khớp, suy thận, viêm gan, gout,.. đang thịnh hành, lan tràn từ thành thi đến nông thôn, từ người giàu đến người nghèo, từ người mới chập chững vào già đến trẻ đang tập ăn dặm, bệnh đến với cả người ăn mặn lẫn người ăn chay, nhà nhà đều có người bệnh. Vào các bệnh viện lớn thấy có nhiều bệnh nhân nhí ung thư đầu thì trọc lốc do hóa trị, tay đầy kim truyền mà ánh mắt thơ ngây vô vọng. Nhà có người bệnh như thế thì gia đình tinh thần suy kiệt, hao tán tài sản cực nhanh. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bênh nhưng nguyên nhân chính có phải là ""Bệnh tòng khẩu nhập" - Đau ốm theo miệng mà vào. Khi mình ốm nghĩa là mình đã ăn uống sai. Thử xem đây có phải là các nguyên nhân: 


Hằng ngày chúng ta tẩm hóa chất đôc hại từ chân đến đầu, từ thức ăn nước uống. Để biết hóa chất vào thân bằng cách nào cứ đặt câu hỏi đồ dùng, đồ ăn đó đến từ đâu? [thành phần nguyên liệu, cách làm, cách bảo quản] lúc đó mới thấy khiếp!!!

* Thứ hai là dùng đồ PHI TỰ NHIÊN: như thưch phẩm biến đổi gien [GMO], đồ công nghiệp.

* Thứ ba là ăn uống MẤT CÂN BẰNG: ăn uống quá âm hoăc dương, chênh lệch axit -kiềm. Ăn thịt cá, uống bia rươu, nước ngọt có gaz, bánh kẹo, hoa quả vô tội vạ. Ăn cho đã vì ngon, vì sướng chứ không phải vì nhu cầu cơ thể cần.

Các bạn cứ để ý mà xem thường thì cái gì mà lưỡi thấy ngon thì cái ruột nó không ưa và ngược lại. 

Ý thức được cái tệ hại thì phải lần mò tìm cái tốt, cái hay.

Hôm nay mình xin chia sẻ một trong những thực phẩm mình làm dùng hằng ngày cho gia đình và để cho, biếu người quen, người bệnh dùng lúc ốm đau, cúng dường các bậc tu hành - đó là BỘT CỐC LỌAI. 

Cốc lọai gồm tất cả các loại cây có hạt dùng làm lương thực như lúa nếp, lúa tẻ, đậu, lúa mì, yến mạch, đại mạch, kê, ngô.... Mình thường làm bột cốc loại bao gồm những loại hạt giàu dinh dưỡng như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, hạt sen, mè đen, gạo lứt, hạt kê...Nguyên liệu nào có sẵn thì mình làm. Thường cho tối thiểu 5 loại hạt nên gọi BỘT NGŨ CỐC.

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CỐC LOẠI

Rất nhiều tài liệu khoa học cho thấy cốc loại là thực phẩm giá trị dinh dưỡng rất cao, lại có thể phòng và chữa được nhiều bệnh vì hạt cung cấp dồi dào chất đạm, can xi, chất xơ, tinh bột, chất béo, chất đào thải độc tố và rất nhiều vi chất dinh dưỡng khác. Cho nên chẳng ngạc nhiên khi người ta gọi nó là bột trường thọ, có thể dùng như thực phẩm chức năng phòng và chữa bệnh mãn tính, lợi sữa, giảm cân, tăng cân, đẹp da... trên mạng cung cấp nhiều thông tin dinh dưỡng của NGŨ CỐC. 

TAI SAO TÔI CHIA SẺ THÔNG TIN NÀY?

Ngũ cốc không phải là đồ ăn mới mà từ xưa ông bà ta đã dùng nó vì nó bổ dưỡng và tốt cho mọi đối tượng. Ngày nay, các đồ ăn công nghiệp, thơm ngon nhưng vô cùng độc hại làm ta quên hoặc coi thường món ăn quý này.

Tiếp nữa cách mình làm bột hoàn toàn thủ công, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để gia tăng giá tri dinh dưỡng, cân bằng âm dương cho sản phẩm cho nên khi gửi bột cúng dường một vị tu sỹ trường chay được khen bột thơm ngon, khác hẳn bột ngũ cốc mua ở chợ uống lờ lợ, tanh tanh và nói mình chia sẻ cách làm nên mình chia sẻ lên đây để ai quan tâm tham khảo cách mình làm và sử dụng bột ngũ cốc hàng ngày để chăm sóc sức khỏe cho gia đình.


Mình thường dùng các nguyên liệu làm bột ngũ cốc chính như sau:

1kg bột = 500gram gạo lứt đỏ/tím hữu cơ +500 gram [ đỗ đỏ + đỗ đen + đỗ xanh]

1kg bột = 400gram gao lứt [đỏ/tím hữu cơ] + 400gram [đỗ đỏ + đỗ đen + đỗ xanh] + 100gram kê + 50 gram vừng + 50gram bột sắndây.

Lưu ý là vừng khi xay dễ chảy dầu cho nên 3kg bột chỉ cho tối đa 2 lạng vừng nhé. 

Đậu nành nhà mình ưu tiên để làm tương [so với các sản phẩm từ đậu nành thì đậu nành để lên men ăn tốt nhất]

Các bạn cũng có thể thêm hạt sen, yến mạch, bobo, ý dĩ... Nhưng mình thấy bột ngũ cốc gạo lứt và đậu là dễ ăn, dễ kiểm soát nguyên liệu và dễ làm nhất.

Nguyên liệu đầu tiên phải đảm bảo sạch. Gao lứt không hóa chất canh tác tự nhiên, đậu ta, không dùng thuốc bảo quản chống mối mọt, không phải loại biến đổi gien -GMO. [Lưu ý đậu nành trên thị trường đại đa số là đâu GMO - không thể ủ lên mầm].


2. Rửa và ngâm nguyên liệu:

- Tất cả các nguyên liệu gạo lứt, đỗ, kê, vừng đều rửa đãi sạch sạn, vỏ trấu. Cách này giúp lọai bỏ sạch bụi đất, hóa chất.

- Việc ngâm hạt nhất thiết không thể bỏ qua. Nước ngâm hạt cần thay và không dùng để nấu ăn vì chúng đã hòa tan các chất độc. Thời gian ngâm trung bình thay đổi tùy từng loại hạt, tùy nhiệt độ. 

Một số hạt nhiều dinh dưỡng hơn khi bắt đầu nảy mầm đặc biêt là các lọai đậu. Nên sau khi đậu ngâm đủ thời gian thì rửa lại, để hơi ráo nước rồi cho vào nồi đây kín. Khoảng 12h sau thì các hạt bắt đầu nứt mầm. Lúc này cần rửa lại nguyên liệu lần nữa để ráo nước chuẩn bi hấp chín


4. Hấp chín và rang nguyên liệu:

+ Tất cả các loại đậu sau khi đã bật mầm và đươc rửa sach thì cho vào nồi gang [không cần đổ nước] đăt lên bếp gas bật lửa to cho nóng nồi rồi cho lửa nhỏ nhất để chừng 30' đâu sẽ chín bằng hơi nóng. Lúc này hạt đậu chín tới ăn rất bùi.

+ Đậu đã hấp chín thì múc ra chảo gang mỗi mẻ chừng 2lang đỗ đặt lên bếp ban đầu để lửa to đảo đều cho hạt đậu săn lại rồi cho lửa bé nhất, thi thoảng đảo đậu. Để khoảng 60' thì đậu đã khô giòn. Ăn thấy giòn, ngòn ngọt, xoa mạnh tay hạt đậu tan thành bột là được.

+ Gao lứt, vừng, kê ngâm xong cũng rửa lai sach sẽ, để ráo nước không hấp như đâu mà cho vào rang như rang đâu 

+Hat sen [nếu có] cũng làm giống như đâu: cũng ngâm, hấp chín, rồi rang ròn

+ Yến mach [nếu có]: Thường yến mạch cản móng là đã được nhà sx hấp chín rồi nên chỉ cần cho vào chảo rang se vàng là đươc.

Nguyên liệu sau khi rang xong đổ vào rổ/rá để nguội Sàng qua mày, bụi bột cháy rồi cho vào túi mang đi xay bột


5. Xay bột

Cần chọn nơi xay bột sạch sẽ. Cối xay bột phải mịn nhỏ, xay một lần. 

Lúc xay bột cần đứng trông để đảm bảo bột không bi trộn lẫn bột khác và kiểm soát sản phẩm không để dính bụi bẩn.

Bột sau khi xay về sẽ hơi nóng do vậy phải đổ bột ra chậu hoặc xoong khô để làm nguôi bột. 

Nếu có bột sắn dây thì xay mịn bột sắn dây [xay bằng máy xay sinh tố] để trộn vào bột. 

Cho mỗi kg bột 2 thìa cafe muối biển rang xay mịn, trộn tất cả hỗn hợp cho đều rồi cho vào lọ dùng dần.

7. Cách dùng bột/sữa ngũ cốc

Mỗi ngày nên dùng 1 -2 cốc bột/sữa ngũ cốc bạn sẽ thấy đủ chất. Các bạn ăn chay mà không ăn cốc loại hằng ngày sẽ thấy rất thiếu chất đấy. Mình thường pha 1 thìa canh đầy bột với 250ml nước nóng và cả nhà uống vào bữa sáng.

Muốn uống ngọt thì cho thêm 1 thìa cafe đường thô [đường nâu]

Muốn uống mặn thì cho thêm 1/2 thìa cafe tươngtamari

Có điều kiện thì luộc khoai lang hoặc hấp bí đỏ xay lấy nước để pha vào bột uống rất thơm ngọt bổ.

Cho thêm thìa hạt chia, môt chút bột tảo biển vào sữa cho trẻ uống.

8. Ai có thể dùng bột ngũ cốc

  • Ai cũng có thể dùng sữa này hàng ngày.
  • Người bệnh nên dùng để thay cháo loãng thiếu chất, thịt bẩn
  • Trẻ nhỏ nên dùng để thông minh và phát triển chiều cao thay sữa động vật đầy hóa chất, phormon, chất bảo quản.
  • Người già nên dùng để hệ tiêu hóa được ổn định thay các loại cao sâm đắt tiền mà hại thận.
  • Người giàu nên dùng để thải bớt độc tố do ăn nhiều cao lương mỹ vị khó tiêu.
  • Người nghèo nên dùng để giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho việc mua đồ ăn thức uống
  • Nhân viên văn phòng, hoặc những người ít vận động, ngồi nhiều nên dùng để bụng bớt phệ, eo thon hơn.
  • Người đi hay di chuyển nước ngoài nước trong nên dùng thay đồ ăn lạ, thay thế mì ăn liền
  • Phụ nữ sinh con nên dùng để lơi sữa, cơ thể săn chắc sau sinh, tăng trí nhớ.
  • Người ăn chay nên dùng để bổ sung đạm, vitamin, và khoáng chất.

Mất khá nhiều thời gian để chia sẻ linh tinh cái ai cũng biết này. Nhưng vì sức khỏe của tôi, của bạn chúng mình cùng ý thức hơn trong ăn uống nhé. Thông tin, cách làm, cách dùng học hỏi từ sách từ mạng.  Chúc cả nhà luôn mạnh khỏe, an vui.

Video liên quan

Chủ Đề