Cách làm người khác vui vẻ

Cùng viết bởi Nhân viên của wikiHow

Tham khảo

X

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Bài viết này đã được xem 1.442 lần.

Khả năng làm cho mọi người vui vẻ là một kỹ năng tuyệt vời. Dường như bạn sẽ trở nên có sức thu hút hơn và nhiều người sẽ hướng mắt về phía bạn. Hãy làm cho mọi người xung quanh hạnh phúc bằng cách thể hiện rằng bạn quan tâm đến họ. Trò chuyện thân thiện qua việc lắng nghe nhiều hơn nói và đặt câu hỏi về mọi người. Hãy khen ngợi những thành tựu và ghi nhớ các chi tiết về cuộc sống để người khác cảm thấy họ quan trọng. Nói chung, bạn nên duy trì thái độ tích cực và khiếu hài hước. Những cảm xúc này lan tỏa đến mọi người xung quanh bạn.

Các bước

Phương pháp 1 của 3:Trò chuyện thân thiện

1Nghe nhiều hơn nói. Bạn không nên lấn át cuộc trò chuyện. Nếu bạn cứ nói huyên thuyên khi trò chuyện, người khác sẽ cảm thấy như thể bạn đang nói át giọng họ. Thay vào đó, hãy để người khác nói và chỉ lên tiếng khi họ đã nói xong. Điều này giúp bạn trở nên lịch sự và chu đáo khi quan tâm những gì mà người khác nói.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Không ngắt lời khi một người đang nói. Mọi người không thích bị chen ngang. Hãy luôn để họ nói xong những gì họ đang nói.
  • Tất nhiên, bạn vẫn trả lời nếu họ đặt câu hỏi. Tuy vậy, đừng tìm kiếm cơ hội tiếp theo để bạn lại bắt đầu nói về chính mình. Hãy để người khác nói.

2Đặt câu hỏi về người đó. Hãy duy trì cuộc trò chuyện bằng cách hỏi ai đó về bản thân họ. Bạn nên cho họ cơ hội để cởi mở và nói về chính họ. Mọi người sẽ thích nói chuyện với ai đó chịu lắng nghe. Thậm chí câu đơn giản, Hôm nay anh thế nào? làm cho người khác cảm thấy bạn quan tâm đến họ.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Đừng chỉ đặt những câu hỏi hời hợt. Hãy chứng minh rằng bạn đang lắng nghe bằng cách trả lời câu hỏi dựa trên những gì mà họ đã nói.
  • Ví dụ, nếu ai đó đã kể với bạn về kỳ nghĩ của họ và họ bị xì lốp xe, bạn hãy nói, Chà, anh đã sửa lốp xe như thế nào? Điều này thể hiện rằng bạn không chỉ quan tâm mà còn chú ý đến câu chuyện.

3Không nhìn điện thoại hoặc máy tính khi nói chuyện với người khác. Đừng tỏ ra bị phân tâm khi bạn trò chuyện với ai đó. Liên tục kiểm tra điện thoại hoặc máy tính làm cho bạn trở nên khiếm nhã và thờ ơ. Hãy để điện thoại xuống bàn và không nhìn vào máy tính. Hãy giao tiếp bằng mắt với người đó để họ biết rằng bạn đang chú ý.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nếu bạn thật sự cần kiểm tra điện thoại, hãy xin lỗi và nói, Xin lỗi, tôi phải kiểm tra cái này chỉ một lát thôi.
  • Nếu bạn thật sự bận rộn và không có thời gian nói chuyện, hãy lịch sự nói ra. Hãy nói, Tôi muốn nói chuyện nhiều hơn nhưng tôi phải gọi một cuộc điện thoại cho công việc. Tôi sẽ gặp anh sau.

4Nhiệt tình với những gì họ nói. Hãy tỏ ra hứng thú khi ai đó nói với bạn điều gì đó. Nếu họ chia sẻ một tin tốt lành hoặc một thành tựu, hãy chúc mừng họ. Một câu đơn giản, Điều đó thật tuyệt vời! sẽ làm cho họ cảm thấy họ thật sự đạt được gì đó và bạn quan tâm nó.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Đôi khi, mọi người ngại ngùng khi bạn khen ngợi họ. Nếu họ nói, Ồ, cũng không có gì to tát cả, bạn có thể tiếp tục nói, Chà chỉ là tôi vui mừng cho anh. Cách này duy trì mối liên kết cá nhân với người khác mà không làm cho họ khó chịu.

5Đáp lại lời khen nếu người khác khen bạn. Có thể ai đó sẽ chúc mừng hoặc khen ngợi bạn khi trò chuyện. Hãy chân thành cảm ơn họ vì lời khen, và sau đó khen lại họ. Điều này làm cho bạn trở nên lịch sự và hào phóng.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Có thể một đồng nghiệp nói rằng bạn đã đề xuất một ý tưởng tuyệt vời trong cuộc họp hôm nay. Bạn có thể đáp lại, Cảm ơn, tôi rất vui khi anh thích nó. Với kiến thức của anh, tôi chắc chắn là anh sẽ vượt trội.

6Tránh phê bình ý kiến của họ. Một điều chắc chắn là bạn sẽ không tán thành với ai đó về một vài niềm tin hoặc ý kiến của họ. Hãy duy trì cuộc trò chuyện thân thiện và không chỉ trích họ. Bạn nên để họ nói ra ý kiến của mình. Bằng cách này, họ sẽ tiếp tục cảm thấy an tâm và vui vẻ nói chuyện với bạn.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Bạn vẫn có thể bày tỏ sự bất đồng ý kiến mà không chống đối. Hãy đơn giản nói, Đó không phải là cách của tôi, nhưng mà tôi hiểu ý của anh, cho thấy rằng dù bạn không đồng ý nhưng bạn công nhận họ.
  • Nếu muốn tránh đối đầu, bạn chỉ cần phớt lờ ý kiến của họ và chuyển cuộc trò chuyện theo hướng nào khác.

Phương pháp 2 của 3:Làm cho mọi người cảm thấy quan trọng

1Ghi nhớ những chi tiết về cuộc sống của họ. Đây là một cách hiệu quả để kết nối với mọi người và thể hiện rằng bạn thật sự quan tâm đến lời nói của họ. Nếu bạn luôn quên những gì mà họ đã nói với mình, có vẻ như bạn không lắng nghe họ. Hãy nỗ lực để ghi nhớ các chi tiết mà họ đã kể với bạn để tăng cường mối liên kết với người đó.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Hỏi thăm các chi tiết. Có thể ai đó kể với bạn hôm thứ sáu rằng họ đi xem buổi hòa nhạc vào cuối tuần. Nếu bạn gặp họ vào thứ hai, hãy hỏi xem buổi hòa nhạc như thế nào. Điều này cho thấy rằng bạn đã lắng nghe và bạn quan tâm đến họ.
  • Nếu bạn gặp khó khăn để ghi nhớ mọi việc, hãy thử một vài bài tập để tăng cường trí nhớ.

2Thể hiện sự hứng thú bằng gợi ý không lời. Những phong cách riêng và ngôn ngữ cơ thể cho một người thấy rằng bạn đang chú ý. Gật đầu, giao tiếp bằng mắt, và thay đổi biểu hiện gương mặt theo những gì họ nói thể hiện rằng bạn tập trung vào lời nói của họ. Đừng cứ im lặng hoặc không phản ứng. Như vậy cho thấy bạn thờ ơ với cuộc trò chuyện.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nếu ai đó kể với bạn câu chuyện về điều gì đó không mong muốn đã xảy ra, hãy mở to mắt và làm vẻ mặt bị sốc. Họ sẽ cảm thấy bạn hoàn toàn tập trung vào câu chuyện.
  • Bạn cũng có thể làm vậy khi không nói chuyện trực tiếp với ai đó. Nếu một đồng nghiệp đang thuyết trình trong phòng họp, hãy nhìn họ khi họ nói. Gật đầu khi họ đưa ra một ý hay, và ghi chú. Những hành động này làm cho người nói cảm thấy quan trọng và họ sẽ cảm kích.

3Đưa ra lời khen có chừng mực. Những lời khen và tán dương là cách hiệu quả để làm cho ai đó cảm thấy quan trọng. Hãy dành lời khen cho người khác, tuy nhiên đừng làm quá trớn. Nếu bạn cứ liên tục khen mọi người, lời khen của bạn sẽ có vẻ không thật lòng. Hãy chân thành khi bạn khen mọi người, và sau đó nói gì đó khác.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Đừng tiếp tục khen một người sau khi họ đã đón nhận lời khen của bạn. Nếu họ nói cảm ơn, bạn đừng nói, Thật đấy, anh đã làm rất tốt. Điều này sẽ trông như giả tạo.

4Mang lại sự chú ý vào thành tựu của họ. Lời khen không nhất thiết phải là vấn đề riêng tư. Nếu bạn quen ai đó đã đạt được gì đó, hãy để những người khác biết. Người đó sẽ hạnh phúc khi thấy rằng những người khác coi trọng thành công của họ.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Đây không cần phải là một cử chỉ trang trọng. Bạn có thể đang thuyết trình và nói, Tôi muốn cảm ơn anh Hùng đã xuất sắc hoàn thành những số liệu này. Câu phát biểu nhanh này mang lại cho người kia uy tín mà không đào sâu vào chủ đề.
  • Tuy nhiên, nếu ai đó yêu cầu bạn giữ im lặng, hãy tôn trọng mong muốn của họ. Có lẽ họ muốn là người sẽ báo tin cho người khác hoặc chỉ là họ ngượng ngùng.

5Viết thư cảm ơn nếu một người làm gì đó cho bạn. Làm cho mọi người cảm thấy được trân trọng là cách tuyệt vời để thể hiện rằng họ quan trọng. Nếu ai đó giúp đỡ bạn, hãy dành thời gian để viết thư hoặc email cảm ơn thật lòng. Bạn nên nói rõ họ đã giúp bạn như thế nào và nói rằng bạn cảm kích việc đó.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Lời cảm ơn trực tiếp cũng có hiệu quả. Hãy tìm gặp người đó và cảm ơn họ. Câu nói, Tôi chỉ muốn ghé qua và cảm ơn anh vì đã giúp đỡ, cho thấy rằng bạn làm gì đó khác biệt vì họ.
  • Nếu bạn không thể tìm gặp người đó, một cuộc gọi điện thoại cảm ơn cũng là cách hay.

Phương pháp 3 của 3:Lan tỏa năng lượng tích cực

1Tránh đồn đại và nói xấu người khác. Việc lan truyền tin đồn về người khác tạo ra môi trường thù địch và ít thân thiện hơn. Nếu bạn có tiếng vì chuyện này, sẽ có ít người muốn tương tác với bạn. Hãy tránh xa chuyện tầm phào và để mọi người cảm thấy thoải mái nói chuyện với bạn. Họ sẽ vui vẻ hơn khi ở gần bạn.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Đây là một tình huống cần thiết để suy nghĩ về Quy tắc Thiết Yếu. Bạn có muốn ai đó lan truyền tin đồn về bạn không? Có lẽ là không. Vì thế, đừng lan truyền tin đồn về người khác.

2Đối xử với người khác bằng cách bạn muốn người khác đối xử với mình. Điều này được gọi là Quy Tắc Thiết Yếu. Nếu bạn muốn làm cho người khác hạnh phúc, hãy nghĩ về cách làm cho bạn hạnh phúc. Sau đó, đối xử với họ một cách tương ứng. Hãy sống theo quy tắc này và bạn sẽ trở thành một người dễ thương hơn nhiều.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Suy nghĩ xem bạn có nói chuyện với ai đó và giễu cợt họ vì yêu thích một nhóm nhạc không. Bạn có vui vẻ nếu ai đó cư xử với bạn như vậy không? Có lẽ là không. Hãy xem xét lại hành động của mình và xin lỗi.

3Mỉm cười nhiều nhất có thể. Mỉm cười giúp bạn cảm thấy dễ chịu và lan tỏa sự tích cực đến mọi người xung quanh. Hãy nỗ lực để cười thường xuyên. Bạn sẽ có vẻ ngoài thân thiện hơn nhiều và mọi người thường sẽ bắt chuyện với bạn.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Bất cứ khi nào bạn chào hỏi người khác, hãy mỉm cười khi nói xin chào. Đây là cách dễ dàng để lan tỏa cảm xúc tích cực hơn.
  • Đừng cố gắng cười quá lớn. Như vậy trông sẽ không thật. Chỉ cần mở rộng khóe môi một chút sẽ làm cho bạn rạng rỡ tự nhiên.

4Sử dụng khiếu hài hước. Sở hữu khiếu hài hước giúp làm giảm căng thẳng và duy trì thái độ tích cực. Quan trọng hơn là mọi người sẽ bị bạn thu hút nếu bạn là một người vui tính. Hãy cười thường xuyên và cố gắng làm người khác vui vẻ. Điều này sẽ lan tỏa năng lượng tích cực quanh bạn và mọi người sẽ trân trọng nó.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Hãy nhớ rằng sở hữu khiếu hài hước không chỉ là nói chuyện đùa. Hơn thế nữa chính là duy trì tâm trạng vui vẻ về mọi việc. Nếu điều tiêu cực xảy ra, hãy cố gắng tìm mặt tích cực trong đó. Hãy là người lạc quan khi người khác đang bi quan.
  • Tuy nhiên, hãy luôn nhận thức về các giới hạn cho sự hài hước. Đừng nói những câu đùa không phù hợp. Nếu người khác có vẻ không vui vì trò đùa của bạn, hãy dừng lại.

Lời khuyên

  • Hãy nhớ rằng mỗi tình huống sẽ khác nhau. Nếu điều tồi tệ xảy ra, đó không phải là lúc tốt nhất để thể hiện khiếu hài hước của bạn. Hãy đánh giá mỗi tình huống và hành động phù hợp.

Hiển thị thêm

Chủ Đề