Cách làm nước màu bằng đường thốt nốt

Món kho dường như đã quá quen thuộc với người Việt trong bữa cơm hằng ngày. Một món thịt kho hoặc cá kho ngon đúng điệu không chỉ đậm vị, mùi thơm hấp dẫn mà còn có màu sắc đậm đà của nước màu. Tuy nhiên, không phải bà nội trợ nào cũng biết cách làm nước màu không bị đông cứng để món kho trở nên tuyệt vời hơn. Bí Quyết Khỏe Đẹp sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm chuẩn 100% nhé!

Cách làm nước màu không bị đông cứng đơn giản

Cách thắng nước màu không bị đông cứng đơn giản

Thắng nước màu tưởng chừng như là một việc đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng, chuẩn. Rất nhiều sự cố có thể xảy ra khi bạn không biết cách thắng đường không bị đông cứng. Do vậy, các chị em nội trợ hãy thử làm theo cách đơn giản như sau nhé! Để biết cách làm nước màu không bị đắng và đông hiệu quả.

Không chỉ gặp trường hợp thắng nước màu bị đông, mà nước màu còn có tình trạng như: “thắng nước màu bị đắng”. Món kho sẽ khó mà ngon đúng điệu nếu nước màu bị như thế. Bắt tay vào làm ngay với 2 công thức dưới đây:

Làm nước màu đường bằng đường vàng [đường thốt nốt]

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 chén nhỏ nước lọc thường dùng để nấu ăn.
  • 5 muỗng canh đường vàng [đường thốt nốt].
  • ½ quả chanh nữa nha!
  • 1 muỗng cafe muối

Bây giờ cùng thực hiện thôi nào!

Bước 1: Bạn chỉ cần đổ đường vào chảo, sau đó cho nước và đánh cho tan hết đường.

Bước 2: Sau đó, hãy bắt lên bếp chảo đường vừa đánh tan. Đồng thời, khuấy đều liên tục để đường không bị đông, vón cục.

Bước 3: Chỉ cần khoảng 5 đến 8 phút là nước đường đã chuyển sang màu vàng nâu. Lúc này, bạn hãy cho nửa quả chanh và 1 muỗng cafe muối vào và khuấy đều.

Bước 4: Bạn hãy tiếp tục nấu cho đến lúc nước đường chuyển qua màu nâu sẫm [hay còn gọi là cánh gián], thì nhất chảo xuống ngay.

Cách thắng nước màu không bị đông

Đợi đến khi nước màu nguội hoàn toàn thì hãy cất vào chai để dùng dần. Đây cũng chính là cách thắng đường làm thịt kho tàu cực nhanh và ngon, không làm bạn tốn nhiều thời gian.

” Cá lóc kho tộ” là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách làm sạch cá lóc thì sẽ khiến cho món ăn có mùi tanh của cá. Vì vậy hãy xem ngay bài viết: Cách khử mùi tanh của cá lóc nuôi – đầu bếp chia sẻ

Ngoài cách làm nước màu không bị đông cứng bằng đường vàng. Bạn có thể sử dụng đường cát trắng để thắng nước màu [nước hàng]. 

Nguyên liệu cực kỳ dễ mà trong căn bếp ai cũng có:

  • Chuẩn bị 300g đến 500g đường trắng.
  • Nước lọc thường dùng để nấu ăn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1 và bước 2 làm tương tự như cách ở trên.
  • Bước 3: Khi nước đường đã có màu sắc ưng ý, bạn hãy cho thêm khoảng 10ml nước lọc vào nồi để nước màu loãng ra để nước màu không bị đông cứng lại sau khi nguội và tắt bếp.
Cách thắng nước màu không bị đông cứng bằng đường cát trắng
Lưu ý nho nhỏ:

Bạn không nên để màu nước quá đậm rồi mới tắt bếp. Vì nhiệt độ nóng của chảo sẽ tiếp tục làm nước bị đậm màu lên, hoặc có thể bị cháy làm nước màu bị đắng.

Nước màu bị đắng thì phải làm sao? Nếu như bị đắng, bạn nên bỏ ngay và làm lại từ đầu. Vì đắng thường rất khét và độc, nên bỏ không dùng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cần phải đảo đều tay và cực kỳ tập trung để tránh bị “lại đường”, gây vón cục. Để món kho được ngon hơn, bạn nên ướp màu đường cùng với gia vị trước khi kho.

Nếu bạn muốn sử dụng đường thốt nốt để thắng màu, thì nên thêm gia vị hành, tỏi băm và nước mắm để nước màu ngon, dậy mùi hơn.

Bảo quản nước màu trong tủ lạnh sẽ dùng được lâu hơn.

=> Tham khảo thêm: Nấm kỵ với thực phẩm nào? Tránh ngay kẻo nguy hiểm

Cách thắng nước màu bằng nước dừa

Không chỉ sử dụng nước trắng, nhiều người còn dùng nước dừa để nước màu thêm đậm vị. Lúc này, món kho ,thịt hoặc cá của bạn sẽ trở nên hấp dẫn và ngon hơn. Bạn cần khoảng 0,5lít nước dừa để sử dụng hoặc có thể hơn nếu bạn cần nhiều hơn.

Bước 1: Bạn cần phải lọc thật kỹ nước dừa, để tránh xơ dừa cùng với tạp chất rơi vào trong quá trình lấy nước.

Bước 2: Bắt chảo lên bếp sau đó để lửa vừa, đổ nước dừa vào chảo và khuấy thật đều tay. [Bạn có thể đổ một lượt hoặc đổ từ từ các lần nhỏ nhé và tránh để lửa lớn sẽ nhanh làm cháy khét].  

Bước 3: Khi nước dừa bắt đầu cạn khoảng một nửa thì bạn hãy cho tiếp lượng nước dừa còn lại để tiếp tục thắng. Quan trọng cho thêm muối hoặc nước mắm vào để nước màu không bị đông cứng.

Bước 4: Đun cho đến khi nước màu dừa có độ keo vừa, sánh sền sệt và có màu thật đều, đẹp là được.

Thắng nước màu bằng nước dừa
Lưu ý khi làm nước màu dừa:

Thời gian thắng nước màu bằng nước dừa rất lâu, khoảng từ 15- 30 phút hoặc có thể lâu hơn nếu số lượng nước màu thắng nhiều. Tuy nhiên, đây lại là màu đậm đặc và hoàn toàn tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Nên để lửa nhỏ, để tránh lửa quá lớn làm cháy, khét nước màu dừa.

Nước màu giúp cho món kho thêm đậm đà màu sắc, tăng hương vị thơm ngon. Do vậy, bạn cần biết cách làm nước màu không bị đông cứng để món ăn thêm hoàn hảo. Xem thêm nhiều chuyên mục ẩm thực khác để có được nhiều mẹo nấu ăn hay ho nha!

Cách làm nước màu [nước hàng] là thành phẩm sau khi đun nóng đường cát, đường thốt nốt hoặc khóm, nước dừa,…Tạo thành hỗn hợp sánh đặc có màu nâu cánh gián, vị ngọt và đắng dễ chịu giúp tăng hương vị cũng như màu sắc của món ăn. Nghe có vẻ đơn giản nhưng cũng phải biết mẹo để ra màu đẹp, không bị cháy đen, quá đắng hoặc bám vào nồi, chảo. Vậy theo dõi ngay bài viết này để biết cách thắng nước màu đúng chuẩn nhé!

Cách làm nước màu bằng đường cát chắc hẳn là quen thuộc và thường thấy nhất. Nhờ có nước màu mà món thịt, cá kho có vị thơm ngon và màu sắc hấp dẫn hơn. Để đỡ mất thời gian nấu nướng, bạn có thể thắng nước màu cho vào lọ để sẵn khi dùng.

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đường cát vàng hoặc trắng: 5 thìa canh
  • Chanh: 1/2 quả
  • Nước lọc: 1 chén nhỏ

1.2. Các làm nước màu từ đường cát trắng kho thịt cá

  • Bước 1: Đổ đường cát vào chảo cùng nước lọc và khuấy cho đường tan đều.
Đổ đường vào chảo cùng nước lọc và khuấy tan đều. Ảnh: Internet
  • Bước 2: Bắc chảo đường lên bếp nấu với lửa vừa. Vừa đun vừa khuấy đều và liên tục để đường không bị dính dưới đáy chảo.
  • Bước 3: Khuấy đến khi đường chuyển sang màu vàng nhạt thì đun thêm 5 – 7 phút nữa. Sau đó thêm nước cốt chanh vào khuấy tiếp.
Khuấy nước đường đến khi có màu vàng thì thêm nước chanh. Ảnh: Internet
  • Bước 4: Tiếp tục đun đến khi đường chuyển sang màu nâu cánh gián thì đổ lượng nước còn lại trong chèn vào. Nấu cho bọt khí biến mất thì tắt bếp, nhấc chảo xuống là xong.
  • Bước 5: Để nước màu nguội hoàn toàn thì cho vào hũ hoặc lọ thủy tinh, đậy nắp kín và dùng dần.
Nước màu từ đường cát cực kì đơn giản. Ảnh: Internet

2. Cách thắng nước màu với dầu ăn và đường cát

Làm nước màu bằng đường và dầu ăn cũng rất được nhiều người lựa chọn. Với cách này thì đòi hỏi phải có kỹ năng hơn một chút. Bởi vì dầu ăn có tốc độ dẫn nhiệt nhanh, chỉ mất 2 – 3 phút sẽ chuyển màu cánh gián nên thường dễ bị cháy. Nhưng thay vào đó nếu thành công thì nước màu sẽ trông hấp dẫn, óng ả hơn so với dùng nước và đường.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Dầu ăn: 30ml
  • Đường cát: 30g
  • Dụng cụ: chảo đế dày và sáng màu
Nguyên liệu làm nước màu với dầu ăn và đường cát. Ảnh: Internet

2.2. Cách làm nước màu bằng dầu ăn và đường cát trắng

  • Bước 1: Bắc chảo lên bếp rồi để cho khô ráo hoàn toàn thì cho dầu ăn vào đun nóng.
  • Bước 2: Khi dầu nóng thì thêm đường cát vào khuấy đều với lửa vừa. Khuấy đến khi đường tan hết thì vặn lửa nhỏ.
  • Bước 3: Đun đến khi đường keo đặc lại, chuyển màu caramel thì tắt bếp và nhấc ngay xuống bếp để tránh đường bị cháy. Tiếp tục khuấy đều đến khi nước màu nguội.
Làm nước màu bằng dầu ăn sẽ có màu óng ả, hấp dẫn hơn. Ảnh: Internet

3. Cách làm nước màu bằng đường thốt nốt và nước dừa tươi

Đường thốt nốt là đặc sản nổi tiếng của An Giang có vị ngọt thanh và mùi thơm đặc trưng. Có thể dùng đường thốt nốt để ăn trực tiếp, pha trà, cà phê, nấu chè,…Hoặc làm nước màu cũng giúp món thịt kho tàu, thịt kho tiêu,…lên màu đẹp.

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đường thốt nốt: 500g
  • Nước lọc hoặc nước dừa tươi: 400ml
  • Muối: 1 thìa cà phê [hoặc 1 thìa canh nước mắm]
Nguyên liệu làm nước màu bằng đường thốt nốt. Ảnh: Internet

3.2. Các thắng nước màu bằng đường thốt nốt và nước dừa tươi

  • Bước 1: Cho muối vào nước dừa tươi khuấy tan đều. Còn đường thốt nốt thì tán hoặc cắt nhỏ để nhanh tan hơn khi đun.
Đường thốt nốt cắt nhỏ. Ảnh: Internet
  • Bước 2: Cho đường thốt nốt vào nồi bắc lên bếp đun với lửa nhỏ. Vừa đun vừa khuấy đều cho đường tan hết, cứ cách 1 – 2 phút thì lại khuấy nhẹ một lần.
Nấu đường thốt nốt. Ảnh: Internet
  • Bước 3: Đun đến khi nước màu chuyển sang màu vàng nâu thì tắt bếp, đổ từ từ nước lọc hoặc hỗn hợp nước dừa vào khuấy đều.
  • Bước 4: Bật bếp tiếp tục đun với lửa nhỏ đến khi nước màu có độ sánh và màu sắc mong muốn là được. Để nguội hẳn thì cho nước màu vào hũ dùng dần.
Cho nước màu vào hũ, đậy nắp dùng dần. Ảnh: Internet

4. Cách làm nước màu dừa

Nước màu dừa có nguồn gốc từ Bến Tre bằng cách sử dụng nước từ quả dừa tươi nấu thành. Cách làm đơn giản nhưng tốn khá nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, bù lại sẽ thu được một phần nước màu dừa nguyên chất thơm ngon. Do đó nếu được thì nên nấu bằng bếp than hoặc bếp củi để tiết kiệm thời gian và chi phí.

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nước dừa: 10 lít [chọn những quả già nước sẽ ngọt hơn]
  • Rây lọc, nồi lớn
  • Hũ hoặc lọ thủy tinh sạch
Dừa chọn những quả già nước sẽ ngọt hơn. Ảnh: Internet

4.2. Các làm nước màu dừa lên màu chuẩn đẹp

  • Bước 1: Nước dừa đem lọc qua vải cho hết bụi cát và vỏ dừa. Sau khi lấy nước dừa thì phải đem nấu ngay, vì để lâu sẽ bị chua và lên men.
  • Bước 2: Cho trước 5 lít nước dừa vào nồi bắc lên bếp đun sôi. Đun khoảng 1 giờ đến khi thấy nước dừa bắt đầu cạn thì thêm 2 lít nước dừa vào nấu tiếp.
Nấu nước dừa. Ảnh: Internet
  • Bước 3: Nấu tiếp 1 giờ đến khi thấy nước dừa cạn, có màu vàng nâu và mùi thơm thì cho hết số nước dừa còn lại vào tiếp tục nấu. Tuyệt đối không thêm nước lọc vào vì sẽ làm loãng lượng đường chiết trong nước dừa.
  • Bước 4: Nấu khoảng 3 giờ thấy thấy nước dừa có độ sánh đặc, màu nâu cánh gián thì nhấc nồi xuống, để nguội và cho vào lọ dùng dần. Quá trình đun nước dừa khoảng 5 giờ sẽ thu được khoảng 500ml nước màu dừa.
Thành phẩm nước màu dừa sánh đặc, màu nâu cánh gián hấp dẫn. Ảnh: Internet

5. Cách thắng nước màu bằng hạt điều

Ngoài sử dụng đường thì nước màu điều cũng được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn. Không chỉ tạo độ bóng cùng màu đỏ cam hấp dẫn, mà còn kích thích vị giác khi ăn. Các món thường dùng màu điều như bún riêu, bún bò Huế, thịt bò khô, thịt xá xíu,…

5.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Hạt điều màu khô: 50g
  • Dầu ăn: 150ml
  • Tỏi: 1 củ
  • Rây lọc
Nguyên liệu làm nước màu bằng hạt điều. Ảnh: Internet

5.2. Các làm nước màu thắng từ dầu điều

  • Bước 1: Hạt điều chọn những hạt mẩy đều nhau, không bị mốc rồi lọc qua rây cho sạch bụi bẩn. Cho dầu ăn vào chảo rồi bắc lên bếp đun nóng. Sau đó cho hạt điều vào đun sôi với lửa lớn.
  • Bước 2: Khi dầu sôi thì vặn lửa vừa và đun khoảng 2 phút, vừa đun vừa khuấy đều tay để hạt điều tiết ra màu.
Đun hạt điều với dầu ăn. Ảnh: Internet
  • Bước 3: Khi ra màu dầu điều ưng ý thì thêm 2 tép tỏi đã bóc vỏ, đập dập vào. Khuấy đều rồi tắt bếp, nhấc chảo xuống để nguội khoảng 10 phút.
  • Bước 4: Cho nước màu điều qua rây lọc lấy phần dầu, đổ vào hũ thủy tinh, đậy nắp dùng dần.
Nước màu điều có màu đỏ nâu đẹp mắt. Ảnh: Internet

6. Cách làm nước màu bằng khóm [dứa, thơm]

Nước màu khóm xuất xứ từ huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là nơi trồng khóm lớn nhất cả nước. Ngoài đem bán thì người dân nơi đây còn dùng khóm để ăn trực tiếp, làm nước ép, làm mứt Tết hoặc chế biến món ăn. Khóm có chứa nhiều chất đường tự nhiên nên cũng có thể dùng làm nước màu, không cần chất bảo quản mà vẫn dùng được đến 1 năm.

6.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Khóm chọn quả chín mọng, màu vàng đều
  • Rây lọc hoặc tấm vải để lọc
  • Máy xay sinh tố hoặc máy ép trái cây
Khóm chọn quả chín mọng, màu vàng đều. Ảnh: Internet

6.2. Cách làm nước màu từ dứa [khóm]

  • Bước 1: Khóm gọt vỏ, bỏ mắt, rửa sạch và cắt miếng nhỏ. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc máy ép trái cây để lọc lấy nước. Đổ qua rây hoặc tấm vải lọc lần nữa để loại bỏ hết phần bã khóm.
Khóm cắt nhỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Ảnh: Internet
  • Bước 2: Đổ nước cốt khóm vào nồi bắc lên bếp đun sôi. Vừa đun vừa khuấy đều đến khi nước khóm keo lại, có màu nâu cánh gián. Đổ thêm ít nước lọc vào đun sôi trở lại thì tắt bếp, để nguội.
Nấu nước khóm. Ảnh: Internet
  • Bước 3: Khi nước màu khóm đã nguội hoàn toàn thì cho vào lọ hoặc hũ, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Đun đến khi nước khóm keo lại thì thêm nước vào đun sôi. Ảnh: Internet

7. Cách làm nước màu từ quả gấc

Nước màu từ quả gấc có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với thành phần chính là Beta Caroten và vitamin E. Vì vậy tốt cho người bị mờ mắt, khô mắt, rụng tóc, sạm da, phòng chống ung thư, tiểu đường, tim mạch,…Dầu gấc có thể tạo màu cho món ăn mà không gây độc hại hoặc thoa lên vùng da bị thâm để trị mụn nám.

7.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gấc chín: 2 quả
  • Dầu dừa: 200ml
  • Rượu trắng: 2 thìa canh
  • Máy xay sinh tố, rây lọc, khăn mỏng
Nguyên liệu làm nước màu từ quả gấc. Ảnh: Internet

7.2. Cách làm nước màu từ quả gấc

  • Bước 1: Gấc bổ đôi lấy ruột màu vàng và phần hạt rồi tách bỏ hạt để lấy thịt đỏ. Phần hạt đen có thể giữ lại ngâm rượu rất tốt cho xương khớp.
  • Bước 2: Cho cả phần thịt và ruột gấc vào máy xay sinh tố. Thêm dầu dừa và rượu trắng vào xay nhuyễn mịn.
Xay nhuyễn phần thịt và ruột gấc. Ảnh: Internet
  • Bước 3: Đổ phần gấc đã xay vào nồi, bắc lên bếp đun với lửa nhỏ. Vừa đun vừa đảo đều, nấu khoảng 2 giờ đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.
Nấu hỗn hợp gấc. Ảnh: Internet
  • Bước 4: Đặt rây lọc lên tô và trải thêm lớp khăn mỏng lên. Đổ hỗn hợp thịt gấc vào vắt để lọc lấy nước cốt. Sau đó chỉ cần đổ vào lọ hoặc hũ để dùng dần.
Nước màu từ quả gấc có màu đỏ đậm cùng mùi thơm đặc trưng. Ảnh: Internet

8. Một số vấn đề cần lưu ý khi làm nước màu tại nhà

  • Cần để ý nhiệt độ khi đun, vì nước màu rất dễ cháy nên nên đun ở lửa nhỏ. Và nhớ phải khuấy đều và liên tục.
  • Sau khi tắt bếp thì độ nóng của bếp và chảo vẫn khiến nước màu đậm hơn, thậm chí cháy khét. Do đó khi đun không để nước màu quá đậm.
  • Đối với các làm nước màu từ hạt điều mà thành phẩm là màu vàng nhạt chứ không phải vàng đỏ. Có thể là do bạn đun với lửa quá lớn hoặc dầu quá già khiến tinh chất màu hạt điều không tiết ra ngoài mà rút ngược vào trong.
  • Có thể cho tỏi vào trong lúc làm nước màu để tăng mùi thơm và khử mùi hôi của dầu ăn.
Tỏi giúp tăng mùi thơm, khử mùi cho dầu ăn và hạt điều. Ảnh: Internet
  • Có thể thay đổi màu sắc của nước màu bằng cách điều chỉnh thời gian đun. Nước màu có màu đỏ thích hợp để ướp thức ăn hơn, còn màu đỏ nâu thì hợp để kho thịt cá.
  • Nước màu nên cho vào lọ hoặc hũ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Hoặc chiết thành nhiều hũ nhỏ sẽ giữ lâu hơn vì việc đóng mở nắp nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến hương vị của nước màu.

Trên đây là một số cách làm nước màu đơn giản và quen thuộc có thể tự thực hiện tại nhà. Hy vọng với những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn làm được một mẻ nước màu để món ăn thêm thơm ngon và đẹp mắt. Việc mua nước màu bên ngoài tuy tiện lợi, nhưng về hương vị lại không bằng nước màu tự làm mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh. Vậy thì chần chờ gì nữa mà không vào bếp làm thử thôi nào. Chúc bạn thành công!

Lê Vy

Video liên quan

Chủ Đề