Cách làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lí năm 2024

Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống); Về tâm hồn, tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,….); Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội(tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình đồng bào,…); Về lối sống, quan niệm sống,…..

\>>>> Đừng bỏ qua: Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Về Một Hiện Tượng, Đời Sống

1. Các Bước Làm Bài Văn Nghị Luận Về Một Tư Tưởng, Đạo Lí.

Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí. Đầu tiên, khi gặp một dạng đề bài về quan điểm, một tư tưởng trong cuộc sống thì các em cần nên giải thích những từ ngữ trọng tâm chính của đề bài. Sau đó giải thích cả một câu nói: Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen và nghĩa bóng (nếu có). Và rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý, quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ,…). Thường trả lời cho câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể? Bước 2: Bàn luận

  • Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời cho câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội)
  • Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến những vấn đề: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác, đưa ra những dẫn chứng minh họa cho những luận điểm đó. Bước 3: Mở rộng
  • Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh
  • Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
  • Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
  • Người tham gia nghị luận đưa ra những mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại, nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược lại bằng cách đưa ra những vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.
  • Trong các bước mở rộng, tùy vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt, không nên cứng nhắc. Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động. Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.

2. Kĩ Năng Phân Tích Đề Bài.

3. Một Số Đề Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Về Một Tư Tưởng, Đạo Lí.

Để tham khảo thêm những đầu sách luyện thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn mới được phát hành trên thị trường hiện nay. Mời bạn tham khảo vào đường link sau:

Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

Dàn bài chung:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Thân bài:

+ Giải thích chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

- Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.

II. Soạn bài

1. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

  1. Trong 10 đề trên có 3 đề bài có mệnh lệnh trong đề, đó là đề 1, 3, 10. Còn lại các đề không có mệnh lệnh trong đề chỉ nêu vấn đề nghị luận.

Các đề có điểm chung đều nêu lên một tư tưởng, đạo lí.

  1. Gợi ý đề bài tương tự.

- Nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.

- Lòng dũng cảm.

- Nhà văn Nga L. Tôn – xtôi cho rằng: Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống. Trình bày suy nghĩ của em về câu nói bằng một bài văn ngắn.