cách nhận biết nhà bạn đang dùng wifi 2.4ghz hay 5 ghz

Băng tần Wifi 2.4GHz và 5GHz là gì

Thứ tư - 16/05/2018 12:11
Băng tần Wifi 2.4GHz và 5GHz là gì? bạn có nhu cầu sử dụng wifi và đang băn khoăn chưa biết lựa chọn bộ phát wifi không dây nào và băng tần bao nhiêu cho phù hợp với nhu cầu sử dụng?
Băng tần Wifi 2.4GHz và 5GHz là gì
Băng tần Wifi 2.4GHz và 5GHz là gì? bạn có nhu cầu sử dụng wifi và đang băn khoăn chưa biết lựa chọn bộ phát wifi không dây nào và băng tần bao nhiêu cho phù hợp với nhu cầu sử dụng? Đọc bài này bạn sẽ đưa ra được lựa chọn hợp lý nhất cho mình.
Wi-Fi viết tắt từ Wireless Fidelity hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio. Đây là hệ thống cho phép truy cập Internet mà không cần sử dụng đến hệ thống dây cáp mạng vướng víu lằng nhằng. Tại những khu vực được phủ sóng của hệ thống này, hoàn toàn không cần đến hệ thống cáp mạng, đối với hệ thống mạng có dây thì để mở rộng quy mô mạng là cả vấn đề vì nó còn liên quan đến khoảng cách, độ dài tối đa của dây mạng trong mạng Lan không vượt quá 100m trong khi với hệ thống mạng wifi thì khác hoàn toàn. Bạn không bị giới hạn về khoảng cách, có những bộ phát wifi tầm xa như: Tp-Link EAP110 cho phép phạm vi phủ sóng từ 200m đến 300m, bộ phát wifi tầm xa Tp-Link CPE210 làm việc ở băng tần 2.4Ghz cho khả năng phát wifi không dây ngoài trời lên đến 5Km, bộ phát wifi tầm xa ngoài trời Tp-Link CPE510 làm việc ở băng tần 5Ghz cho khả năng phát wifi không dây lên đến 15Km. Tp-Link WBS210, Tp-Link WBS510 các thiết bị này có khả năng phát wifi công suất cao lên đến 50Km với tốc độ 300Mb . Điều đặc biệt là phải dùng 1 cặp thì mới đảm bảo thông lượng và tín hiệu wifi ở khoảng cách rất xa như vậy.
Internet Wifi không dây thường được cung cấp cho các điểm kết nối công cộng [hotspots], hoặc có thể lắp đặt internet wifi văn phòng hay ngay tại nhà riêng rễ triển khai, chi phí thấp, sử dụng linh hoạt, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ nên khi muốn mở rộng mạng hay internet thì giải pháp mạng wifi không dây là giải pháp hợp lý nhất cả về phương án thi công, chi phí và sự linh hoạt và tiện dụng của nó .
Hệ thống wifi được chia ra rất nhiều chủng loại, mỗi loại lại có đặc thù kỹ thuật và tính năng riêng:
  • Bộ phát wifi không dây thông thường: sử dụng ăng ten đẳng hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 100m thường được lắp đặt ở các khu vực diện tích nhỏ, ít vật cản như phòng khách, phòng ngủ
  • Bộ phát wifi không dây Marketing: sử dụng ăng ten đẳng hướng hoặc ăng ten định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 500m thường được lắp đặt ở các khu vực diện tích rộng, ít vật cản như hội trường, phòng họp, chợ, trung tâm thương mại, phố đi bộ, bãi biển, các dự án wifi công cộng
  • Bộ phát wifi không dây xuyên tường: sử dụng ăng ten đẳng hướng hoặc định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 500m thường được lắp đặt ở các khu vực diện lớn, nhiều vật cản như các phòng ở trung cư, văn phòng
  • Bộ phát wifi không dây tầm xa công xuất cao: sử dụng ăng ten định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 50km thường được lắp đặt ở các khu vực diện tích rộng lớn, số lượng thiết bị truy cập nhiều, chưa có hạ tầng Internet như phố đi bộ, bãi biển, các dự án wifi công cộng, hội trường, phòng họp, chợ, trung tâm thương mại, phố đi bộ, bãi biển
  • Bộ phát wifi không dây doanh nghiệp: sử dụng ăng ten đẳng hướng hoặc định hướng phủ sóng wifi trong phạm vi từ 80 500m thường được lắp đặt ở các khu vực diện lớn, văn phòng, công ty, khu vực có thiết bị truy cập nhiều yêu cầu tốc độ mạng lớn.
Để các bạn có thể hiểu về nguyên lý hoạt động của wifi không dây chúng tôi xin nói một chút về truyền dẫn và tín hiệu. ở đây các tín hiệu được biểu diễn bằng các hàm tuần hoàn sin, cos:
Ví dụ: 2 * sin[x] + cos[x].
Khi nói đến tín hiệu người thường quan tâm đến tần số của nó. Ví dụ gần nhất mà chúng ta ngày nào cũng tiếp xúc đó là âm thanh, nốt La có tần số 440Hz chẳng hạn. Đặc trưng của các tín hiệu này là tần số thấp, nên khả năng truyền đi cũng không xa được. Vì vậy người ta thường tìm cách "đính kèm" vào một sóng có tần số cao hơn nhiều lần, gọi là sóng mang [carrier], quá trình này được gọi là điều chế. Khi nhận được tín hiệu đã qua điều chế này người ta trích xuất ra thông tin ban đầu gọi là quá trình giải điều chế.
Có 2 phương thức điều chế là:
  • Điều chế biên độ, gọi tắt là điều biên tức là làm cho biên độ của sóng mang thay đổi theo biên độ tín hiệu. Cái này nếu bạn đã từng sử dụng radio [đài] sẽ thấy nó là các kênh AM.
  • Điều chế tần số, hay gọi tắt là điều tần, tương tự là làm cho tần số sóng mang thay đổi theo biên độ tín hiệu. Trên đài radio sẽ thấy nó ghi là kênh FM hay băng tần FM.
Chúng truyền và phát tín hiệu ở tần số 2.4 GHz hoặc 5 GHz. Tần số này cao hơn so với các tần số sử dụng cho điện thoại di động, các thiết bị cầm tay và truyền hình. Tần số cao hơn cho phép tín hiệu mang theo nhiều dữ liệu hơn.

Kiến thức về điều chế tần số đã từng được giảng dạy trong chương trình học phổ thông, nói lằng nhằng thế chỉ để giải thích thông số trong các bộ phát wifi không dây bạn thường thấy có thông số 2.4GHz và 5GHz chỉ tần số của sóng mang tín hiệu wifi.
Thực tế có vô số các thiết bị được chế tạo để truyền tín hiệu nên mỗi chủng loại thiết bị được các nhà sản xuất chọn một vài tần số nào đấy để phát. Mà sóng thì cũng có hàng tỉ tần số, tại sao cứ phải chọn 2.4 với 5GHz, thực ra cũng không phải vậy, sóng có tần số sóng khác nhau có những tính chất rất khác nhau, việc sử dụng sóng mang nào còn phụ thuộc loại thông tin được truyền tải. Chẳng hạn sóng cực ngắn không bị khí quyển phản xạ nên được dùng để giao tiếp với vệ tinh... Ngoài ra còn một lí do quan trọng nữa là phát sóng tần số càng cao thì càng sinh nhiệt cho thiết bị và rất tốn điện và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, kể cả người sử dụng và người không sử dụng ở trong phạm vị phủ sóng của thiết bị sẽ đều bị ảnh hưởng . Do đó chỉ có một số ít tần số được sử dụng, và tất nhiên khi có ít tần số mà nhiều người muốn dùng thì người ta phải xin phép cơ quan quản lý tầng số ở đây là cục tần số đơn vị quản lý và cấp phát tài nguyên tần số cho các công ty có nhu cầu sử dụng. Người định nghĩa ra các tần số của wifi [hay tiêu chuẩn 802.11] là các nhà khoa học ở trung tâm IEEE.
Nói đến 2.4GHz không phải là nói đến 1 tần số, mà gồm 1 dải liên tục nhiều tần số, được gọi là băng tần, từ 2.4GHz đến khoảng 2.5GHz. Tuy nhiên không phải là 1 bộ phát wifi sẽ phát trên toàn bộ băng tần ấy, mà chỉ phát trên một khoảng nhất định và nhỏ hơn, gọi là kênh. Nếu coi băng tần là một con đường thì mỗi kênh này sẽ tương tự như một làn đường. Đây chỉ là sự so sánh gần đúng, vì thực tế là các kênh này sẽ chồng lấn lên nhau một chút. Băng tần Wifi 2.4GHz được chia thành 14 kênh, mỗi kênh rộng 20MHz, mà tổng độ rộng băng tần của nó chỉ có 100MHz, từ đó có thể thấy rằng phần chồng lấn cũng không phải là ít. Cũng vì bị chồng lấn nên nhiễu tương đối cao do các bộ phát trên các kênh khác nhau vẫn tranh chấp băng tần với nhau. Thực tế nhiều quốc gia quy định chỉ cho phép bộ phát được phát trên vài kênh không chồng lấn. Ở Việt Nam thì không thấy có quy định đó, mọi người được tự do cấu hình AP phát trên bất kỳ kênh nào tùy thích. Nói thực đôi khi cấu hình thiết bị đến các bác dân CNTT được đào tạo đàng hoàng còn chả nắm được về vấn đề chồng lấn băng tần và kênh sóng nói gì đến các bác không phải dân CNTT nên khi cấu hình cho bộ phát wifi thường để Auto, hệ thống sẽ tự chọn ngẫu nhiên kênh phát do đó các bộ phát wifi gần nhau thường xuyên chồng lấn sóng và gây nhiễu cho nhau là điều không thể chánh được. Đôi khi các bác chả hiểu gì về các thông số kỹ thuật trong bộ phát wifi nhưng vẫn setup bình thường và đương nhiên là nó vẫn chạy nhưng vấn đề là bị kém hiệu năng và công xuất của thiết bị. Với các bộ phát wifi đắt tiền có thêm nhiều tính năng thông minh mà người setup không nắm được thì coi như nó chả hơn gì một bộ phát wifi thông thường khác do đó để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và tính năng thông minh của thiết bị, WifiKhongDay.Net sẽ cài đặt cấu hình thiết bị trước khi chuyển đến cho quý khách do đó bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm của chúng tôi. Khi nhận được sản phẩm của chúng tôi bạn chỉ cần cắm lên là chạy.

Hình trên tả cảnh các con kênh chen chúc nhau trong băng tần 2.4GHz

Ngoài ra, cũng phải nói thêm là ngoài wifi có khá nhiều thiết bị phát sóng trong băng tần này, như một số loại điện thoại di động, bluetooth, lò vi sóng cũng phát ra sóng ở tần số 2.45GHz. Điều này làm cho sóng wifi phát trên băng tần 2.4GHz bị nhiễu rất nhiều. Nếu thiết bị được lắp đặt ở các khu vực chạy điện 3fa và có các máy móc sử dụng dòng 3fa này sẽ phát sinh nhiễu rất mạnh làm giảm khả năng phủ sóng wifi và tốc độ cũng bị suy hao đáng kể. Nếu thiết bị wifi được lắp đặt phía trên nóc nhà được làm bằng kim loại như tôn mà mái tôn bị nhiễm từ thì sẽ làm tăng khả năng hấp thu sóng wifi một cách mạnh mẽ sẽ làm sóng wifi bị suy hao rất nhiều nên nếu không còn lựa chọn nào khác thì bạn nên lắp đặt bộ phát wifi ở phía bên dưới của mái tôn để sóng wifi hạn chế được hấp thu sóng của kim loại khi phải phát wifi xuyên qua mái tôn.
Nói đến độ rộng kênh thì kênh càng rộng thì data gửi đi càng dễ. Nhận thấy điều đó, ông Shannon [một nhà toán học lỗi lạc đặt nền móng cho ngành viễn thông], đã phát triển một công thức mới đặt nền móng cho sự phát triển của hạ tầng viễn thông và công nghệ wifi hiện nay : C = W*log2 [1+ S/N]
Trong đó:
  • C: thông lượng, hay số bit được truyền trên 1 giây
  • W: độ rộng kênh
  • S: công suất tín hiệu
  • N: công suất nhiễu
Qua đó thấy rằng muốn truyền được nhiều data hơn thì cần giảm nhiễu, tăng công suất phát thì vấn đề mở rộng băng thông là điều tất yếu.
Tất nhiên muốn mở rộng băng thông là điều không hề dễ dàng, chúng ta lại phải giải quyết một nghịch lý mang tính chất chính trị. Sau một thời gian đàm phán thì IEEE cũng đi đến được lựa chọn ra băng tần 5GHz, từ 5 đến 6 thế là có hẳn 1GHz tha hồ mà chia kênh. Kênh rộng nhất của băng tần wifi 5GHz có thể lên tới 160MHz, so với 20MHz thì đúng là kinh khủng, tốc độ wifi không dây có thể đạt tới 7Gb/s. Với nhu cầu sử dụng wifi tăng lên nhanh chóng do sự tiện dụng và kinh tế của nó thì thời gian tới chúng ta sẽ còn chứng kiến công nghệ wifi không dây sẽ còn có rất nhiều bứt phá.
Băng tần Wifi 2.4GHz và 5GHz là gì trên đây là một số chia sẻ của WifiKhongDay.Net gửi đến quý khách hy vọng quý khách có được sự lựa chọn hợp lý cho hệ thống wifi của mình.


Có thể bạn quan tâm:Bộ phát Wifi không dây
Bộ phát Wifi Marketing
Bộ phát Wifi xuyên tường
Wifi tầm xa công xuất cao
Bộ phát Wifi doanh nghiệp
Mở rộng mạng qua dây điện
Bộ kích sóng Wifi
Bộ phát wifi 3G - 4G
Ăng ten Wifi không dây
Bộ quản lý truy cập Wifi

Tags:Băng tần Wifi 2.4GHz, Băng tần Wifi 5GHz là gì,Băng tần Wifi 2.4GHz khácBăng tần Wifi 5GHz thế nào,
Băng tần Wifi 5GHz nhanh hơn băng tần 2.4GHz, ChọnBăng tần Wifi 2.4GHz hayBăng tần Wifi 5GHz



Tác giả bài viết: PHI KIM CUONG

Nguồn tin: wifikhongday.net

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề