Cách nhận biệt thịt đông lạnh

Nhiều người băn khoăn không biết khi đi chợ nên chọn thịt tươi hay thịt đông lạnh? Dưới đây sẽ là những bí mật ít người biết về các loại thịt này, đọc xong bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình.

Phân biệt thịt tươi nóng, thịt tươi nguội và thịt đông lạnh

1. Thịt tươi nóng

Thịt tươi nóng là loại vừa được giết mổ, vẫn giữ thân nhiệt bình thường từ lúc bị thịt đến khi đem bán. Loại thịt này thường được giết mổ và bán vào sáng sớm ở các chợ dân sinh. Chúng không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh, tiếp xúc trực tiếp với không khí, côn trùng và ô nhiễm trên bao bì. Loại thịt này bán vào mùa hè sẽ dễ có nhiều vi khuẩn sinh sôi và thịt dễ bị hôi, hư hỏng.

Bên cạnh đó, thịt tươi nóng không được khử trùng ở nhiệt độ thấp nên thịt dai hơn, khó làm món hầm.

2. Thịt tươi nguội

Thịt tươi nguội được bảo quản ở nhiệt độ thấp ngay sau khi giết mổ xong, và giữ trong môi trường chỉ từ 0 đến 4 độ để axit lactic trong thịt được thải dần ra ngoài. Trong quá trình tiếp theo, vận chuyển và bán hàng, nó cũng được duy trì ở nhiệt độ thấp 0-4 độ. Nhiệt đọ này không chỉ đảm bảo độ tươi ngon của thịt mà còn ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

So với thịt tươi nóng, thịt tươi nguội có hương vị ngon hơn, tươi hơn và đảm bảo vệ sinh hơn. Loại thịt này thường được bán ở các siêu thị.

3. Thịt đông lạnh

Thịt đông lạnh là thịt được bảo quản ở nhiệt độ thấp, dưới -18 độ. Uu điểm lớn nhất của loại thịt này là có thời hạn sử dụng lâu hơn. Nhiệt độ thấp sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn nên bảo quản được lâu.

Tuy nhiên, trong quá trình cấp đông, các tinh thể nước đá sẽ hình thành trong thịt làm vỡ các tế bào. Vì vậy, khi rã đông trở lại, các tinh thể nước sẽ chảy ra ngoài, điều này ảnh hưởng đến mùi vị của thịt. Nói chung, nếu thời gian cấp đông trong vòng dưới 3 tháng thì chất lượng của thịt không thay đổi nhiều, nhưng nếu thời gian cấp đông quá lâu, mùi vị và chất lượng của thịt sẽ thay đổi đáng kể.

Cách phân biệt thịt lợn tươi và không tươi?

Thịt lợn tươi có màu đỏ tươi hoặc màu hồng, nhìn rất bóng, ngược lại thịt lợn có màu sẫm và xỉn màu là thịt không tươi.

Nếu bạn dùng tay sờ vào thịt lợn, thịt lợn tươi sẽ có cảm giác hơi dính, thịt lợn ôi thiu khi sờ vào sẽ có cảm giác nặng hơn và nhờn.

Nguồn: //danviet.vn/nen-chon-thit-lon-tuoi-hay-dong-lanh-tiet-lo-nhung-bi-mat-it-nguoi-biet-ve-2-l...Nguồn: //danviet.vn/nen-chon-thit-lon-tuoi-hay-dong-lanh-tiet-lo-nhung-bi-mat-it-nguoi-biet-ve-2-loai-thit-nay-502021151011582758.htm

sự kiện Mẹo vặt nấu ăn

Mẹo chọn hải sản tươi ngon chỉ những người đảm đang mới biết

Thông tin doanh nghiệp

Thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản đều có các dấu hiệu hư hỏng khác nhau. Tùy thuộc vào loại thịt, bạn sẽ cần chú ý mùi khó chịu, kiểm tra màu hoặc kết cấu và đưa ra giải pháp ngăn chặn để tránh hư hỏng sớm. Nếu không chắc thịt có bị hỏng chưa, bạn nên vứt bỏ cho an toàn. Khi biết dấu hiệu và cảnh giác với thức phẩm hỏng, bạn có thể giữ được sự an toàn trong khi ăn và chế biến thịt!

  1. 1

    Kiểm tra ngày hết hạn trên bao bì đựng thịt. Thịt đỏ có thể giữ được khoảng 1-3 ngày nếu còn sống và 7-10 ngày nếu đã qua chế biến. Hãy bỏ thịt đã quá thời hạn sử dụng để tránh ngộ độc thực phẩm.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Kiểm tra mùi khó chịu của thịt. Nếu thịt có mùi ôi, chắc chắn thịt đã hỏng. Thịt đỏ ôi có mùi nặng rất dễ nhận biết. Hãy bỏ thịt có mùi khó chịu, đặc biệt khi đã quá hạn sử dụng của thịt.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đừng ấn mũi vào thịt hoặc gần thịt để ngửi mùi. Thay vào đó, bạn đặt tay gần thịt và vẫy về phía mặt để ngửi mùi thịt.

  3. 3

    Bỏ thịt đỏ được giữ trong tủ lạnh quá 5 ngày. Thời hạn có thể giữ thịt trong tủ lạnh sẽ tùy thuộc vào việc thịt được xay hay cắt. Thịt xay có thể giữ trong tủ lạnh khoảng 1-2 ngày sau ngày bán. Thịt thái lát, thịt miếng và thịt quay giữ được trong khoảng 3-5 ngày.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thịt có thể giữ được lâu hơn khi đông lạnh. Nếu bạn đã cho thịt vào tủ lạnh vài ngày và không có kế hoạch sử dụng, hãy đông lạnh thịt để tránh hư hỏng.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Tránh ăn thịt đỏ có màu xanh lá. Thịt đã chuyển sang màu xanh lá hoặc nâu pha xanh lá thường không còn an toàn để ăn, nhưng việc chuyển màu nâu mà không có màu xanh lá không hẳn là dấu hiệu hư hỏng. Thịt óng ánh nhiều màu cũng là dấu hiệu hư hỏng, vì đây là dấu hiệu cho biết vi khuẩn đã phá vỡ lớp mỡ của thịt.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Khi nghi ngờ màu sắc của thịt, bạn hãy bỏ thịt ngay.

  5. 5

    Kiểm tra kết cấu của thịt. Thịt đỏ bị hỏng sẽ có cảm giác dính khi chạm vào. Nếu bạn cảm nhận được lớp nhớt trên thịt, hãy vứt bỏ thịt. Điều đó có nghĩa là vi khuẩn đã bắt đầu sinh sôi trên thịt.

  1. 1

    Chú ý mùi ôi nồng. Thịt gia cầm tươi không có bất kỳ mùi khó chịu nào. Nếu thịt gia cầm có mùi khó chịu rõ rệt, bạn hãy vứt bỏ thịt và làm sạch tủ lạnh hoặc tủ đông. Mùi của thịt gia cầm sống thường vẫn lưu lại khi nơi bảo quản chưa được vệ sinh.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Muối nở là sản phẩm vệ sinh hiệu quả để loại bỏ mùi khó chịu.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Tránh ăn thịt gia cầm có màu xám. Thịt gia cầm tươi có màu hồng, còn loại đã qua chế biến có màu trắng. Thịt gia cầm chuyển sang màu xám là đã hỏng. Đừng mua hoặc ăn thịt gà bị tối màu hoặc biến màu.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hãy bỏ lớp bột giòn hoặc nước sốt khỏi phần thịt gia cầm đã qua chế biến ở nhà hàng để kiểm tra màu sắc của thịt.

  3. 3

    Chạm vào thịt gia cầm sống để kiểm tra kết cấu. Mặc dù thịt gia cầm sống có lớp màng nước mỏng, nhưng sẽ không nhớt. Nếu thịt gia cầm có cảm giác dính hoặc đổ nhớt, bạn phải vứt bỏ thịt ngay.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Rửa tay sau khi xử lý thịt gia cầm sống bất kể thịt có bị hỏng hay không.

  4. 4

    Kiểm tra nấm mốc trên thịt gia cầm đã qua chế biến. Bên cạnh tất cả các dấu hiệu trên, thịt gia cầm đã qua chế biến sẽ nổi mốc nếu bị hỏng. Đừng cố gắng bỏ lớp mốc hoặc ăn những phần không bị mốc nếu bạn thấy dấu hiệu này trên thịt gia cầm đã qua chế biến. Hãy bỏ toàn bộ phần thịt gia cầm đã qua chế biển để tránh ngộ độc thực phẩm.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Tránh hải sản có mùi "tanh". Trái ngược với suy nghĩ thông thường, hải sản tươi không có mùi tanh. Hải sản có mùi biển nhưng sẽ không có mùi tanh hôi. Hãy tin vào mũi của bạn: nếu hải sản có mùi hôi, bạn hãy bỏ ngay.

    • Hãy ngửi hải sản tươi khi bạn ở siêu thị để so sánh mùi.

  2. 2

    Xem xét hải sản để kiểm tra độ tươi. Hải sản sẽ có lớp vỏ bên ngoài bóng khi mới được đưa ra khỏi nước. Hải sản khô thường đã bị hỏng. Nếu hải sản có mắt và/hoặc mang, mắt sẽ trong [không đục] và mang có màu đỏ, không phải tím hoặc nâu.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tránh chọn cá có lớp vảy trông như sắp bong ra.

  3. 3

    Đừng ăn thịt cá có màu đục. Thịt cá tươi có màu trắng, đỏ hoặc hồng với lớp màng nước mỏng. Nếu phần thịt có màu xanh dương hoặc xám và đổ nhớt thì nghĩa là cá đã ươn.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Kiểm tra hải sản sống trước khi chế biến. Hải sản cần được ăn khi còn tươi sống như các loại vỏ cứng thường hỏng rất nhanh sau khi chết. Hãy chạm vào nghêu, hào và vẹm còn sống để đảm bảo vỏ vẫn đóng kín. Trước khi chế biến cua và tôm hùm, bạn cần kiểm tra xem càng còn động đậy hay không.[13] X Nguồn tin đáng tin cậy US Food and Drug Administration Đi tới nguồn

    • Đừng ăn hải sản vỏ cứng đã chết nhiều giờ trước khi chế biến.

  1. 1

    Tránh rã đông thịt bằng cách đặt trên quầy bếp. Thịt được để ngoài tủ lạnh hoặc tủ đông quá lâu thường dễ hư hỏng. Việc để thịt ở nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian dài sẽ tăng nguy cơ hư hỏng. Thay vào đó, bạn nên rã đông thịt bằng lò vi sóng vì vừa nhanh vừa an toàn.[14] X Nguồn tin đáng tin cậy FoodSafety.gov Đi tới nguồn

    • Rã đông thịt trong tủ lạnh là một cách an toàn thay thế cho cách đặt trên quầy bếp.

  2. 2

    Bảo quản thịt ở nhiệt độ an toàn. Thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4°C. Nếu được bảo quản ở nơi ấm áp hơn, thịt rất dễ hỏng. Hãy bỏ thực phẩm được đặt ở nhiệt độ phòng trong nhiều giờ.[15] X Nguồn tin đáng tin cậy US Food and Drug Administration Đi tới nguồn

  3. 3

    Đông lạnh thịt nếu bạn không muốn ăn sớm. Mặc dù thịt sẽ chỉ giữ được vài ngày trong tủ lạnh, nhưng có thể giữ được vài tháng trong tủ đông. Để kéo dài thời hạn sử dụng của thịt, bạn xếp thịt vào hộp kín và đông lạnh đến khi cần ăn.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thịt đông lạnh có thể bị cháy đông; dù không nguy hiểm, nhưng thịt không còn thơm ngon.

  4. 4

    Tránh ăn thịt đã hết hạn sử dụng hoặc không được giữ lạnh. Kể cả khi không có dấu hiệu hỏng, thịt vẫn bị nhiễm vi khuẩn độc hại. Đừng ăn thịt được đặt ở bếp quá lâu hoặc quá hạn bán.

  5. 5

    Kiểm tra nhiệt độ bên trong của thịt khi chế biến. Vì vi khuẩn từ thực phẩm rất khó nhận biết nên việc chế biến thịt đến đúng nhiệt độ là chìa khóa để tránh ngộ độc thực phẩm. Thịt đỏ được chế biến trong khoảng 50–75°C [tùy thuộc vào độ chín] là thích hợp. [17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Thịt gia cầm nên được chế biến ở nhiệt độ 75°C.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Hải sản an toàn nhất khi được chế biến ở nhiệt độ 65°C.[19] X Nguồn tin đáng tin cậy FoodSafety.gov Đi tới nguồn

    • Một số hải sản trong món sushi thường được ăn sống. Trong trường hợp này, hãy tuân thủ hướng dẫn chế biến một cách cẩn thận và vứt bỏ nếu bạn thấy dấu hiệu hư hỏng.

  • Luôn rửa tay trước và sau khi chạm vào thịt sống.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Tránh ăn thịt có bao bì rách hoặc nước chảy ra từ bao bì.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Nếu nghi ngờ thịt đã hỏng, bạn không nên tiếp tục ăn. Hãy gửi trả lại thịt hỏng nếu bạn được phục vụ ở nhà hàng.[22] X Nguồn tin đáng tin cậy Centers for Disease Control and Prevention Đi tới nguồn

  • Đừng ăn thịt đáng nghi để kiểm tra xem có bị hỏng hay không. Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm dù chỉ ăn một mẩu nhỏ của thực phẩm đã hỏng.

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 23.742 lần.

Chuyên mục: Thịt tươi sống & Thịt chế biến & Đặc sản

Trang này đã được đọc 23.742 lần.

Video liên quan

Chủ Đề