Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai

Viêm nướu hay còn gọi là viêm lợi, là một căn bệnh về răng lợi phổ biến ở nhiều lứa tuổi, không chỉ riêng gì ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, khi người mẹ mang bầu bị viêm nướu có thể gây ra những yếu tố nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, các mẹ bầu cần phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm nướu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Thai phụ bị viêm nướu có thể gây ra những yếu tố nguy hiểm cho thai nhi

 Nướu khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt và sát khít vào chân răng. Tuy nhiên khi bị viêm nhiễm thì nướu chuyển sang màu đỏ sẫm, khi đánh răng sẽ dễ bị chảy máu. Đôi khi phần chân răng còn xuất hiện túi mủ màu trắng.

 Viêm sưng nướu gây khó khăn trong việc ăn nhai, gây nên tình trạng ê nhức kéo dài. Phụ nữ mang thai bị viêm nướu có nguy cơ sinh non hoặc sinh con thiếu cân.

 VÌ SAO NGƯỜI MANG THAI DỄ BỊ VIÊM NƯỚU

 Khi mang thai, người mẹ có những thay đổi về nồng độ hóc-môn khiến răng miệng trở nên “nhạy cảm” hơn với các loại vi khuẩn và dễ có nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến răng miệng, điển hình như chứng viêm lợi. Ngay cả khi mẹ bầu kiểm soát mảng bám tốt, vẫn sẽ có đến 50-70% phụ nữ bị viêm nướu răng trong thời kỳ mang thai.

 Phụ nữ mang thai thường dễ bị viêm lợi là bởi do lượng máu trong cơ thể tăng lên từ 30 – 50%, quá trình lưu thông máu cũng nhanh hơn trước đó để đảm bảo cung cấp oxy và dưỡng chất cho bào thai. Quá trình lưu thông máu này dễ khiến cho lợi bị sưng tấy và mắc bệnh viêm lợi.

 Ngoài ra, giai đoạn ốm nghén cũng là thời điểm thai phụ dễ bị viêm lợi do một số chị em ngại đánh răng, đánh qua loa nên tạo điều kiện hình thành các mảng bám răng, nguyên nhân gây nên viêm nướu.

 Khi bà bầu bị viêm lợi sẽ có những dấu hiệu như: sưng tấy lợi, dễ chảy máu lợi khi đánh răng. Bệnh thường thấy rõ từ tháng thứ hai, tăng nặng nhất vào tháng thứ tám và có thể kéo dài tới 6 tháng sau khi sinh.

 Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nướu răng sẽ tiến triển thành viêm nha chu, gây những hậu quả cực kỳ nguy hiểm khi mang thai.

Nếu không điều trị viêm nướu răng sẽ tiến triển thành viêm nha chu

 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM NƯỚU CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Trên thực tế nếu những vết loét ở lợi do chứng viêm lợi gây nên không được điều trị có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng lợi, dẫn đến nhiễm trùng máu sẽ rất nguy hiểm.

Chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai bị viêm lợi cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị.

 Điều trị tại phòng khám

 Thông thường, với trường hợp sưng nướu, viêm chân răng khi mang thai thì giải pháp điều trị trước tiên là cần làm sạch các ổ bệnh bằng cách loại bỏ các mảng bám trên răng – môi trường sống của vi khuẩn gây bệnh. 

 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ : Nha sĩ thường hạn chế các tác động đến răng miệng . Việc lấy cao răng cũng sẽ được nha sĩ quyết định khi thăm khám cụ thể.

 Tháng thứ 4 - Tháng thứ 6 : Có thể thực hiện các phương pháp điều trị các vấn đề răng miệng vì lúc này thai nhi đã phát triển khá ổn định và các thủ thuật răng miệng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bé.

 Viêm nướu răng là khởi đầu của viêm nha chu, đây là một căn bệnh đơn giản nhưng nếu để tái phát nhiều lần, đặc biệt là ở phụ nữ có thai sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

 Điều trị bằng liệu pháp tự nhiên

 Các mẹ bầu có thể áp dụng những thực phẩm tự nhiên để điều trị viêm nướu răng một cách an toàn và hiệu quả, như có thể ngậm mật ong hàng ngày giúp mẹ bầu tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.

 Hãy súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng hoặc mua một lọ nước muối sinh lý [Natri Clorid] có bán sẵn tại các hiệu thuốc để giúp lợi sạch vi khuẩn, điều trị chứng chảy máu chân răng và viêm lợi.

 Sau khi ngâm túi trà hoặc cho trà vào nước sôi, bạn có thể vớt trà ra để nguội rồi ngậm trong miệng tầm 5 phút để làm sạch vi khuẩn trong lợi.

Nếu bị viêm nướu bà bầu hãy gặp nha sĩ để có cách điều trị phù hợp

 Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu lợi, chảy máu chân răng là do trong cơ thể thiếu hụt hàm lượng vitamin C. Để cải thiện tình hình bạn cần nhanh chóng bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây, như: cam, chanh, bưởi… hoặc bổ sung các loại rau như bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải.

Hãy uống mỗi ngày một ly sữa để tăng cường sức khỏe và bảo vệ răng miệng. Sữa là nguồn dinh dưỡng giàu canxi, rất cần thiết cho bộ xương, răng và loại trừ nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến lợi.

Ngoài ra các mẹ bầu nên hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, tránh xa khói thuốc lá. Cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh, đều đặn để loại trừ mảng bám ở răng và lợi là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng viêm lợi.

Nếu vẫn còn những thắc mắc đến chứng viêm nướu khi mang thai, bạn hãy liên hệ hoặc trực tiếp đến Nha khoa Nhân Tâm để các bác sĩ tư vấn cụ thể cho bạn.

Cám ơn đã xem nhakhoanhantam.com

NHA KHOA NHÂN TÂM

Địa chỉ: 807, Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, TP HCM

Hotline: 1900 56 5678

 ăn nhiều tinh bột hơn bình thường. Ngược lại một số nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm nướu trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ thai bị sinh non và nhẹ kí! Do đó các mẹ bầu cố gắng giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ngày 2 lần và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa nhé ! Cũng đừng quên chải lưỡi vì bợn lưỡi lâu ngày cũng là một nguồn vi trùng gây sâu răng, viêm nướu và hôi miệng nhé! Một câu hỏi thường gặp là nếu có bầu mà làm răng, chữa tủy… thì có sao không ! Thường thì không sao bạn ạ, bạn chỉ cần thông báo cho nha sĩ biết là bạn đang mang thai thì nha sĩ sẽ kê cho bạn những thứ thuốc không ảnh hưởng đến thai kỳ. Thuốc tê tại chỗ lidocain được dùng trong các thủ thuật nha khoa cũng được nghiên cứu cho thấy có thể dùng an toàn trong thai kỳ vì không làm tăng nguy cơ thai dị tật hay sẩy thai, sinh non cũng như cân nặng của em bé. Tuy nhiên để an toàn bạn nên thực hiện những thủ thuật này vào 3 tháng giữa [14-20 tuần] vì thời điểm này thai kỳ khá ổn định. Nếu thai kỳ của bạn có những dấu hiệu nguy hiểm như dọa sẩy, dọa sanh non, ra huyết, tăng huyết áp, tiền sản giật… thì bạn nên dời lại cho đến khi tình trạng ổn định. Nếu bạn cần phải chụp x- quang răng thì bạn vẫn có thể chụp được vì cường độ tia rất yếu, hầu như không ảnh hưởng lên thai. Tuy nhiên bạn nên tránh chụp 3 tháng đầu thai kỳ và trong quá trình chụp kỹ thuật viên sẽ dùng dụng cụ chắn tia để che vùng bụng của bạn để hạn chế tối đa tia X ảnh hưởng lên thai. Hàm răng mái tóc là góc con người ! Mong bạn luôn có một nụ cười trắng sáng ngay cả khi có bầu bạn nhé ! À và sau sinh nữa ! Mình quên ! Truyền thuyết kiêng đánh răng sau sinh là sai lầm kinh khủng nha bạn ! Chắc không ai muốn hun con mà miệng hôi rình đâu nhỉ ! hihi !

Đau răng khi mang thai tháng đầu là tình trạng mà hầu như bà bầu nào cũng từng phải đối mặt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn nhai hàng ngày mà còn gián tiếp gây ra những nguy hiểm cho thai nhi trong bụng nếu không có hướng xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Có thể bạn chưa biết, khoảng 60% phụ nữ rơi vào tình trạng đau răng khi mang thai tháng đầu, nó là biểu hiện của các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Con số gây giật mình kéo theo hàng loạt biến chứng như sinh non, em bé sinh ra không có sức khỏe tốt và nguy hiểm hơn cả là sẩy thai. Đây chính là lý do vì sao bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để có hướng xử lý nhanh chóng và phù hợp nhất.

Đau răng khi mang thai tháng đầu do đâu?

Đau răng trong giai đoạn mang bầu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh răng miệng khác nhau nhưng chúng lại chung nguồn xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Ở tuần thứ 3 trong tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể thai phụ sản sinh ra một lượng lớn hormone estrogen và progesterone – sự thay đổi này làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu răng, khiến chúng trở nên đặc biệt nhạy cảm và thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng. Kéo theo đó, khi nướu yếu đi thì khả năng neo giữ thân răng cũng không được đảm bảo, thân răng có thể bị lung lay nhẹ và bạn cảm thấy đau nhức khi tác động vào.

Ốm nghén được ví như “cơn ác mộng” của mọi bà bầu, nó không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh răng miệng và những cơn đau răng đáng ghét. Ốm nghén được biểu hiện ra là cảm giác buồn nôn, ợ chua – có trường hợp nôn 5 – 6 lần trong ngày, thậm chí nôn sau mỗi khi ăn. Nôn và ợ chua khiến axit từ dạ dày trào lên khoang miệng, làm men răng yếu đi và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây các bệnh răng miệng, phổ biến nhất là sâu răng.

Thai nhi cần canxi để phục vụ cho quá trình hình thành xương, hộp sọ, răng, cơ và lượng canxi này được lấy trực tiếp từ cơ thể người mẹ. Trong thời gian mang thai, nếu bạn không bổ sung canxi cho cơ thể thì chắc chắn bạn sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt canxi, cơ thể luôn mệt mỏi, nhức xương khớp, chuột rút, mất ngủ và đặc biệt là hàm răng cũng trở nên yếu đi, dễ dàng đau buốt khi chỉ có những tác động nhỏ nhất.

Đồ ăn chính là một nguyên nhân khiến bà bầu đối mặt với nguy cơ bệnh lý răng miệng

Cũng giống như canxi, thai nhi cũng cần chất dinh dưỡng để phát triển và chất dinh dưỡng này cũng lấy trực tiếp từ người mẹ. Đây là lý do vì sao bà bầu thường xuyên đói bụng và cần lượng thức ăn lớn hơn rất nhiều so với bình thường. Đáng nói hơn là có những trường hợp bà bầu bị nghén thèm đồ ngọt, ăn đồ ngọt nhiều quá mức cho phép, thậm chí ăn cả vào ban đêm – cách “hành hạ” răng miệng này sẽ khiến chúng sớm rơi vào tình trạng báo động!

Với lượng thức ăn nạp vào lớn hơn bình thường kết hợp với tình trạng nôn và ợ chua khiến bà bầu cần nâng tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Thế nhưng một điều đáng buồn là có khoảng 40% bà bầu tâm sự rằng họ lười đánh răng hơn so với thời điểm chưa mang thai. Chính sự mệt mỏi trong cơ thể khiến họ không muốn làm bất cứ điều gì, kể cả những việc cơ bản như chăm sóc răng. Bạn chỉ cần lơ là việc đánh răng khoảng 1 tuần, răng miệng của bạn đã bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh lý, mở đầu là những cơn đau răng hoặc mùi hôi miệng khó chịu.

Như đã nói, đau răng khi mang thai tháng đầu nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Việc khắc phục đau răng do bệnh lý răng miệng có thể là đơn giản so với người bình thường nhưng lại khá phức tạp với bà bầu vì đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, mọi tác động liên quan đến điều trị đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp cho thai nhi [đặc biệt là 3 tháng đầu]. Vậy phải làm sao trong trường hợp này?

Nếu đau răng không quá dữ dội, chưa có những biểu hiện khác thường trong khoang miệng thì bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà. Bạn có thể thử một số biện pháp sau: súc miệng nước muối, chấm nước tỏi [hoặc nhai trực tiếp tỏi sống], chấm tinh dầu đinh hương, nhai lá trà xanh. Đây đều là những nguyên liệu làm giảm cơn đau răng mà rất lành tính, phù hợp với bà bầu.

Một số nguyên liệu giảm đau răng và lành tính với bà bầu

Nếu cơn đau răng dữ dội gây ra cảm giác khó chịu, khi soi gương bạn nhìn thấy phần nướu sưng đỏ hoặc có những vết đen trên thân răng thì đây chính xác là báo hiệu của bệnh lý răng miệng đã tìm đến bạn, có thể là sâu răng hoặc viêm nướu. Lúc này, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và nghe các bác sĩ nha khoa tư vấn về cách điều trị phù hợp.

Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án khác nhau: có thể điều trị dứt điểm ngay tại thời điểm đó nếu bệnh chưa quá nặng hoặc cũng có thể trì hoãn sự phát triển của bệnh bằng các biện pháp tạm thời [như phun rửa vết sâu hoặc dùng thuốc giảm đau] chờ đến thời điểm thích hợp mới điều trị chính [thường là vào khoảng 3 tháng giữa thai kì khi thai nhi đang trong giai đoạn ổn định].

Không chỉ đau răng khi mang thai tháng đầu, ngay cả khi răng miệng bạn hoàn toàn bình thường thì việc lựa chọn một nha khoa uy tín để thăm khám trong suốt thai kỳ là điều đặc biệt cần lưu ý.

Hiện nay, yếu tố lựa chọn nha khoa được khách hàng quan tâm nhiều nhất chính là vô khuẩn, yếu tố này còn quan trọng hơn nữa đối với bà bầu vì giai đoạn nhạy cảm này không cho phép bất cứ sự lây nhiễm chéo nào xảy ra đối với cơ thể. Một nha khoa có hệ thống vô trùng đảm bảo cũng chính là biểu hiện của dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng và sự tôn trọng đối với khách hàng.

Nha khoa Navii tự hào khi là một trong số ít những phòng khám tại Hà Nội hiện nay được xếp vào TOP đầu các nha khoa đạt chuẩn về chất lượng dịch vụ và hệ thống vô khuẩn. Phòng vô khuẩn riêng biệt với đầy đủ các máy móc hiện đại nhất, được nhập khẩu trực tiếp từ những thương hiệu lớn trên thế giới – đặc biệt là Sirona – đây là sự hiện diện đảm bảo cho sự an toàn và hướng tới những giá trị cao nhất mà Navii luôn mong muốn mang đến cho khách hàng.

Quy trình vô khuẩn theo chuẩn Quốc tế tại Nha khoa Navii

Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cũng là một điểm mạnh của Nha khoa Navii. Các trường hợp điều trị nha khoa cho bà bầu tại Nha khoa Navii đều có sự tham gia của các cố vấn chuyên môn và bác sĩ kinh nghiệm, sự cẩn trọng kết hợp với các kỹ năng thuần thục giúp cho bà bầu vượt qua những cơn đau răng đáng sợ một cách nhẹ nhàng, an toàn và không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến thai nhi. Điều này được chứng minh qua hàng trăm ca điều trị thành công cho bà bầu mỗi năm.

Bác sĩ tại Nha khoa Navii khuyên bạn nên thực hiện thăm khám nha khoa 1 tháng/lần trong suốt thời gian mang thai, điều này quan trọng ngang với việc siêu âm thai định kỳ. Việc khám răng thường xuyên giúp bác sĩ kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh lý và có biện pháp xử lý sớm nhất trước khi chúng phát triển nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, việc chăm sóc răng tại nhà cũng không được lơ là, cân bằng lại thực đơn ăn uống khoa học và bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi, kết hợp uống thêm thuốc canxi cho bà bầu để giúp cơ thể và hàm răng luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Đau răng khi mang thai tháng đầu cần điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Navii để nhận tư vấn qua số hotline 024.3747.8292 hoặc đến trực tiếp một trong hai cơ sở của Navii tại:

+ 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề