Cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022

Nội dung câu hỏi

Công ty tôi có chị Vũ Thị A nghỉ chế độ thai sản từ ngày 11/9/2019 đến ngày 11/3/2020. Chị A quay trở lại Công ty làm việc vào ngày 12/3/2020. Sau đó, do sức khỏe chưa phục hồi, chị xin nghỉ dưỡng sức sau sinh từ ngày 01/4/2020 đến 07/4/2020 [7 ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh do chị sinh mổ]. Sau thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh, chị A tiếp tục nghỉ không lương vì bận việc gia đình từ ngày 8 - 10/4 và nghỉ không lương do công ty không sắp xếp được việc làm vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ ngày 16 - 30/4/2020. Vì vậy, tháng 4 chị A không được tham gia BHXH tại công ty do không đảm bảo số ngày công để đóng BHXH. Vậy, trường hợp này chị A có được giải quyết chi trả tiền dưỡng sức sau sinh theo quy định nghỉ dưỡng sức sau sinh không? Tôi xin cảm ơn.

Chế độ thai sản là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Không ít người lao động tham gia BHXH khi hưởng chế độ thai sản thường băn khoăn mức hưởng cụ thể được tính như thế nào? Dưới đây là công thức tính tiền dưỡng sức đơn giản dễ hiểu cho mọi người lao động trong thai sản.

Điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Điều kiện nghỉ dưỡng sau sinh cho người tham gia BHXH bạn có biết?

Theo khoản 1 Điều 41 Luật BHXH 2014, có nêu rõ:

“Trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe”.

Thời gian nghỉ dưỡng sức được quy định

Theo khoản 2 Điều 41 quy định thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau: Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Do đó khi mà lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa tốt thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

“Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định”.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Cách tính tiền dưỡng sức sau sinh đơn giản cho người tham gia BHXH

Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Công thức tính như sau:

Mức hưởng một ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Lương cơ sở 2021 dự kiến không tăng so với năm 2020 [hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng].

Ví dụ: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức 05 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh được tính như sau:

5 x 30% x 1.490.000 đồng = 2.235.000 đồng.

Qua trên giúp người lao động tham gia BHXH có thể hiểu rõ về thời gian cũng như cách tính tiền một cách đơn giản, dễ diểu, tạo điều kiện tốt nhất cho phụ nữ nghỉ dưỡng sức sau sinh được khỏe mạnh và trở lại làm việc có hiệu quả.

Triệu phương

Chia sẽ bài viết:

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì còn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định.

Điu kin, thi gian ngh dưng sc sau sinh

Theo Điều 41 Luật BHXH 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Cách tính tin dưng sc sau sinh

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Lương cơ sở 2021 dự kiến không tăng so với năm 2020 [hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng].

Ví dụ: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức 05 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh được tính như sau:

5 x 30% x 1.490.000 đồng = 2.235.000 đồng.

Trên đây là nội dung về điều kiện và cách tính tiền dưỡng sức sau sinh năm 2021.

Nguồn: Thư viện pháp luật

Sau sinh, người lao động được hưởng quyền lợi nghỉ dưỡng sức sau sinh. Dưới đây là tổng hợp các quy định mới nhất về mức tiền trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022 người lao động cần nắm.

  • 1. Điều kiện và thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh 2021 là gì?
  • 2. Cách tính tiền dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh 2021 thế nào?
  • 3. Hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh 2021 gồm những gì?
  • 4. Thời gian giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mất bao lâu?
  • 5. Nghỉ hưởng dưỡng sức sau sinh, người lao động có cần xin giấy tờ gì không?
  • 6. Chưa đi làm lại sau sinh có được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh không?
  • 7. Sinh mổ được nghỉ dưỡng sức sau sinh mấy ngày?


1. Điều kiện và thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022 là gì?

Câu hỏi: Tôi mang thai lần đầu nên chưa nắm được nhiều quy định về nghỉ dưỡng sức sau sinh. Xin hỏi, tôi cần đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh năm 2022 và tôi sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày? [Trịnh Thị Hạnh - Bắc Giang].

Trả lời:

* Về điều kiện nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022:
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 đến 10 ngày.

* Về số ngày được nghỉ dưỡng sức sau sinh, khoản 2 Điều 41 Luật này quy định như sau:

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a] Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b] Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c] Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Như vậy, trong vòng 30 ngày đầu làm việc ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, nếu sức khỏe người lao động chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Số ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022: Tổng hợp các quy định mới nhất [Ảnh minh họa]

 

2. Cách tính tiền dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh 2022 thế nào?

Câu hỏi: Tôi đi làm trở lại được 10 ngày sau thời gian nghỉ sinh 6 tháng. Tuy nhiên, do sức khỏe chưa thực sự phục hồi nên tôi đã xin nghỉ dưỡng sức sau sinh. Vậy mức tiền dưỡng sức sau sinh phục hồi sức khỏe của tôi được tính thế nào? [Vũ Thị Vân Hà – Bình Định].

Trả lời:

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở, trong đó lương cơ sở 2022 là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy mức tiền dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh giao động từ 2.235.000 đồng đến 4.470.000 đồng.

Ví dụ: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức 05 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh được tính như sau:

5 x 30% x 1.490.000 đồng = 2.235.000 đồng.

Trường hợp lao động nữ được nghỉ dưỡng sức 10 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh là 10 x 30% x 1.490.000 = 4.470.000 đồng.

3. Hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022 gồm những gì?

Câu hỏi: Tôi mới sinh con, đi làm lại tuần trước, thời gian này tôi cần nghỉ ngơi thêm để phục hồi sức khỏe. Vậy tôi cần chuẩn bị hồ sơ thế nào? [Vũ Hải Linh – Cần Thơ].

Trả lời:

Căn cứ điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH, hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội [BHXH] giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động là danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do đơn vị sử dụng lao động lập.

Như vậy, người lao động muốn nghỉ dưỡng sức sau sinh thì phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ tiến hành lập hồ sơ hưởng chế độ cho người lao động gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Thời gian giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mất bao lâu?

Câu hỏi: Tôi đang đợi hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh. Cho tôi hỏi, thời gian giải quyết chế độ này mất bao lâu? [Phạm Thanh Hoa – Hà Tĩnh].

Trả lời:

Theo Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, đơn vị sử dụng lao động phải lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ cho người lao động.

5. Nghỉ hưởng dưỡng sức sau sinh, người lao động có cần xin giấy tờ gì không?

Câu hỏi: Tôi sinh cháu thứ 2, nghỉ sinh đủ 06 tháng, mới đi làm lại được 12 ngày. Tuy nhiên, do sức khỏe chưa đảm bảo, nên tôi có nguyện vọng làm hồ sơ hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh để phục hồi sức khỏe. Vậy tôi có cần xin giấy tờ xác nhận gì không? [Diệp Bảo Hà - Lâm Đồng].


Trả lời:

Lao động nữ ngay sau khi nghỉ thai sản theo quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày. Số ngày nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động và Công đoàn cơ sở quyết định.

Như vậy, người lao động muốn nghỉ dưỡng sức sau sinh phục hồi sức khỏe thì phải được sự đồng ý của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, người lao động không phải xin Giấy nghỉ dưỡng sức sau sinh mà sau khi người sử dụng lao động đồng ý thì sẽ tiến hành lập hồ sơ hưởng chế độ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.

6. Chưa đi làm lại sau sinh có được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh không?

Câu hỏi: Tôi đã nghỉ sinh đủ 06 tháng theo quy định. Tuần sau, theo đúng lịch là tôi bắt đầu phải đi làm trở lại. Tuy nhiên, sức khỏe của tôi chưa phục hồi hoàn toàn nên tôi muốn được nghỉ thêm số ngày tình vào chế độ hưởng dưỡng sức sau sinh có được không? Tôi cảm ơn [Đinh Hải Yến - Đồng Nai].


Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Cụ thể, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a] Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b] Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c] Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Theo đó, về điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản là lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ sinh con và trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ bổ sung thêm chế độ dưỡng sức sau sinh. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là tối đa 10 ngày nếu sinh hai con trở lên; tối đa 7 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật; tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Như vậy, để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh phục hồi sức khỏe sau thai sản, bạn phải quay trở lại công ty làm việc. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày bắt đầu quay lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì bạn có thể yêu cầu công ty nghỉ chế độ dưỡng sức sau thai sản.

7. Sinh mổ được nghỉ dưỡng sức sau sinh mấy ngày?

Câu hỏi: Vanbanluat cho tôi hỏi, tôi sinh cháu thứ hai phải sinh mổ. Vậy sau khi nghỉ sinh đi làm lại, theo quy định hiện nay, trường hợp của tôi sẽ được nghỉ dưỡng sức sau sinh thêm mấy ngày? Số ngày nghỉ này do ai quyết định? Tôi cảm ơn [Vừ Thanh Vy - Điện Biên].


Trả lời:

Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

a] Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b] Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c] Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Như vậy, sinh mổ có thể được nghỉ tối đa 7 ngày để dưỡng sức sau sinh, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người sử dụng lao động sẽ quyết định số ngày được nghỉ dưỡng sức này của người lao động.

Trên đây là quy định về mức tiền trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc vui lòng đặt câu hỏi tại đây.

Xem thêm:

Mức tiền dưỡng sức sau sinh 2022 bao nhiêu? Làm sao để nhận?

Video liên quan

Chủ Đề