Cách nhận biết thịt heo bệnh

Cách phân biệt thịt heo bệnh

Thịt lợn là một trong những thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay, lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đưa thịt lợn bệnh vào thị trường. Vậy cách phân biệt thịt heo bệnh là gì? Đội ngũ hangthatgia.com sẽ chia sẻ cùng bạn trong bài viết dưới đây.

Thịt lợn sạch là gì?

Thịt lợn sạch

Thịt lợn được gọi là sạch thì phải đảm bảo được 2 tiêu chí là an toàn và vệ sinh, đảm bảo được 3 tiêu chuẩn về lý học, hóa học, sinh học.

An toàn và vệ sinh là:

  • An toàn: Không được chứa các chất tồn dư kháng sinh, chất tạo nạc, chất tăng trọng, chất bảo quản và kim loại nặng. Ngoài ra, thịt heo cần đảm bảo không chứa các chất độc hại khác có ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của con người.
  • Vệ sinh: Tức là trong thịt không được chứa các vi si nh, ký sinh trùng hay các vi trùng gây hại khác. Thịt được đảm bảo từ các khâu chăm sóc – chế biến bảo quản luôn phải sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn.

3 tiêu chuẩn lý – hóa – sinh là:

  • Lý học: Trong thịt không được lẫn các thành phần khác ngoài thịt
  • Hóa học: Trong thịt không được còn tồn dư thuốc hoặc những hóa chất mà lợn ăn vào.
  • Sinh học: Thịt phải sạch và không có ký sinh trùng hay là vi trùng.

Có rất nhiều cách phân biệt thịt lợn bệnh, cục An toàn thực phẩm [Bộ y tế] có chỉ ra một vài dấu hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được thịt lợn sạch hay thịt heo bệnh như:

  • Lợn mắc thương hàn: Bề mặt da của lợn xuất hiện những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, miếng thịt nhão và tai lợn thường là bị tím
  • Lợn mắc dịch tả: Để ý sẽ thấy các nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc ở trên vành tai lợn, lấm tấm như là những nốt muỗi đốt.
  • Lợn mắc tụ huyết trùng: Quan sát sẽ thấy trên miếng thịt lợn có mảng bầm, tụ máu.
  • Lợn mắc viêm gan: thịt con lợn bị viêm gan thường có màu vàng.
  • Lợn đóng dấu: Bề mặt da có nốt tròn đỏ, tía hoặc màu son, có đôi khi là màu tím bầm, kích thước không giống nhau, nhìn giống như hình đóng dấu.

Cách phân biệt thịt lợn sạch

Làm thế nào để biết miếng thịt lợn bạn mua có sạch hay không? Thực tế, nhiều người tiêu dùng truyền tai nhau nhiều mẹo giúp dễ dàng mua được thịt lợn sạch đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên, những mẹo này sẽ có đặc điểm chung như:

Về màu sắc

Màu thịt lợn sạch – lợn siêu nạc

Thịt lợn tươi ngon thường có màu đỏ nhạt hoặc hồng tươi, khi cắt miếng thịt sẽ thấy màu hồng sáng, mềm, phần mỡ của miếng thịt có màu sáng.

Trong khi đó, thịt lợn ôi thường có màu nhợt nhạt hơn. Khi bạn sờ vào miếng thịt sẽ thấy nhớ, nếu khi mua tủy của lợn ôi thì lúc phần tủy bị tróc ra khỏi thành ống, màu tủy tối hoặc ngả nâu.

Ngoài ra, nếu lợn nuôi bằng chất tạo nạc thì thịt heo có màu sẫm hơn so với thịt lợn sạch, và trong thịt xuất hiện những đốm đỏ trên da.

Về mùi

Khi mua thịt mà miếng thịt có mùi hôi khó chịu và tanh thì chắc chắn là thịt không tươi ngon, thậm chí có thể bị ôi hoặc là do chất tạo nạc còn tồn đọng trong thịt. Trong khi đó, thịt tươi sẽ có mùi đặc trưng riêng.

Về độ đàn hồi

Một trong những cách hay khi mua thịt lợn sạch, tươi ngon là dựa vào độ đàn hồi của thịt. Cách làm như sau: Bạn dùng ngón tay ấn vào thịt rồi buông ra để kiểm tra độ đàn hồi của thớ thịt.

  • Thịt tươi: Thớ thịt đàn hồi nhanh, màu đỏ hồng
  • Thịt lợn nái: Thớ thịt n hão và da dày.
  • Thịt heo bệnh: Thớ thịt nhão và lớp mỡ thường là màu vàng.
  • Thịt lợn có chất tạo nạc: Thớ thịt không có độ đàn hồi hoặc đàn hồi kém do bị ứ nước bên trong.

Thái thịt

Nếu miếng thịt mua về khi thái mà thịt mềm nhũn, không đúng được hoặc có nước rỉ ra thì chắc chắn là thịt lợn bệnh không hợp vệ sinh

Còn nếu là thịt lợn tươi ngon và an toàn thì rất chắc thịt, khi thái miếng thịt không có nước rỉ ra.

Về kết cấu

  • Lợn nuôi bằng chất tạo nạc: Khi quan sát sẽ thấy miếng thịt có lớp mỡ mỏng, không bám chắc được vào da và thịt [phần liên kết giữa nạc và mỡ rất rõ rệt], độ dày lớp mỡ ngắn [chưa tới 1cm].
  • Thịt lợn sạch: Lớp bì thường dày, mỡ dày khoảng 1,5-2cm và phần thịt nạc và mỡ dính chặt với nhau

Mẹo

Lớp mỡ và bì lợn càng dày thì chứng tỏ là lợn nuôi lâu năm và đa phần là không phải lợn tăng trọng.

Lợi dụng sự chủ quan nên nhiều đối tượng cố ý tuồn thịt lợn bệnh, lợn không sạch vào thịt trường nhằm trục lợi, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Vì vậy, mọi người nên trang bị kiến thức cần thiết giúp phân biệt thịt heo bệnh, thịt lợn sạch để là người mua hàng thông thái.

Mọi ý kiến đóng góp, quý độc giả vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, đội ngũ HàngThậtGiả.Com xin chân thành cảm ơn và bổ sung các kiến thức mới nhất.

Chúc một ngày tốt lành

Theo các chuyên gia, khi mua thịt lợn ở chợ, các bà nội trợ cần lưu ý phân biệt như sau:

- Thịt lợn khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm trong khi thịt lợn siêu nạc thường có màu đỏ đậm khác thường, sáng và bóng.

- Dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Các thớ thịt đều, săn chắc, không nhũn nhão, đàn hồi tốt, không rỉ dịch, chảy nhớt.

- Đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại; lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà, khi ngửi không có mùi gắt dầu.

- Nội tạng của lợn khỏe mạnh và tươi có màu sắc tự nhiên, nhìn trên bề mặt có độ ánh, bóng sáng.

- Thịt lợn ngon khi mua về, đem luộc có nước trong, váng mỡ to, dậy mùi thơm của thịt và đặc biệt không có mùi lạ.

- Thịt lợn sạch sẽ có màu hồng tươi, còn thịt lợn nhiễm sán thường có màu đỏ đậm khác thường, sáng bóng, kèm theo một số đốm đỏ ngoài da. Khi chưa chế biến, thịt lợn nhiễm sán có mùi tanh hơn thịt lợn sạch.

- Khi mua thịt, hãy nhờ người bán hàng cắt thịt theo thớ dọc. Nếu thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt thì không nên mua vì nguy cơ cao đã bị nhiễm kén sán.

- Thịt lợn sạch thường có lớp bì dày, mỡ dày, có màu trắng trong hoặc trắng ngà. Ăn vào thấy giòn, không bị ngấy như thịt lợn tăng trọng. Còn nếu nhiễm sán thì thịt lợn sẽ có phần nạc và chứa lớp mỡ mỏng, lỏng lẻo, hoặc tách rời nạc và mỡ.

Đặc biệt, cần tránh mua thịt lợn có các ấu trùng hình bầu dục. Vì thịt lợn gạo thường chứa ấu trùng nằm ở các miếng thịt, ấu trùng có thể dài tới 9mm, màu trắng đục, bên trong chứa dịch thể và đầu sán.

Dấu hiệu nhận biết thịt lợn bệnh

Cục An toàn thực phẩm cũng chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết thịt heo bị bệnh như:

Ảnh minh họa

Thịt lợn bị thương hàn: Bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím.

Thịt lợn bị tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.

Thịt lợn bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.

Thịt lợn bị viêm gan: Thịt có mầu vàng.

Thịt lợn đóng dấu: Bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.

sự kiện Mẹo vặt nấu ăn

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC

Nên ăn gì, kiêng gì khi mắc COVID-19?

Thông tin doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề