Cách tẩy giun an toàn cho bà bầu

Việc sử dụng thuốc tẩy giun đúng cách cho bà bầu là cần thiết, đem lại lơi ích cho cả mẹ và em bé.

Tuy nhiên không phải tất cả loại thuốc tẩy giun sán đều an toàn với phụ nữ mang thai. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu xem liệu có bầu uống thuốc tẩy giun được không và nếu có thì loại thuốc tẩy giun nào an toàn với phụ nữ mang thai nhé.

Trước khi tìm hiểu xem có bầu uống thuốc tẩy giun được không, mời các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân nào gây nên tình trạng nhiễm giun sán.

Nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại kí sinh trùng khác nhau, trong đó có giun sán. Nguyên nhân nhiễm giun sán ở người rất đa dạng, một vài trong số đó có thể kể tới là:

  • Ăn thực phẩm ở các hàng quán lề đường, không rõ nguồn gốc, không được nấu chín, không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thói quen sinh hoạt kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Tiếp xúc với thú cưng nhiễm giun sán
  • Đi bộ chân đất tạo điều kiện cho ấu trùng giun chui vào cơ thể qua da ở bàn chân
  • Không giữ gìn vệ sinh môi trường: Giường, chiếu, nệm không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh giun sán
  • Không sổ giun định kỳ tạo điều kiện cho giun sán tiếp tục tái nhiễm

Hẳn các mẹ rất lo lắng vì những nguyên nhân nhiễm giun sán cũng khá phổ biến và thường. Tuy nhiên với các chị em đang có bầu thì liệu có uống thuốc tẩy giun được không?

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách trị giun kim cho bà bầu mà không dùng thuốc

Có bầu uống thuốc tẩy giun được không?

Trước đây, việc sử dụng các loại thuốc tẩy giun cho bà bầu bị hạn chế, bởi thiếu thông tin kiểm nghiệm về độ an toàn của thuốc trong thai kỳ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã chứng minh tính an toàn của các thuốc tẩy giun cho bà bầu nếu được sử dụng đúng cách. Cụ thể, không sử dụng thuốc sổ giun trong 3 tháng đầu thai kỳ, cũng như tuân thủ liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, thì thuốc sổ giun hoàn toàn có thể được dùng cho bà bầu.

Bên cạnh đó các lợi ích được công nhận khi sử dụng thuốc tẩy giun cho bà bầu như giúp giảm tình trạng thiếu máu ở mẹ, tránh sinh con nhẹ cân và giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Ở những vùng mà tỉ lệ nhiễm bệnh do giun truyền qua đất cao, việc điều trị giun sán cho sản phụ là cần thiết do lợi ích cao hơn rất nhiều so với nguy cơ trên mẹ và thai nhi.

Vì vậy nếu các mẹ thắc mắc có bầu uống thuốc tẩy giun được không, thì câu trả lời là có, nhưng cần sử dụng ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, và cần tuân thủ về liều lượng sử dụng.

Khi nào bà bầu cần tẩy giun?

Phụ nữ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có khả năng mắc giun sán dẫn đến thiếu máu. Phụ nữ thiếu máu khi mang thai dễ bị ốm yếu, sinh non và sinh con nhẹ cân do lượng dự trữ sắt thấp. Việc thiếu sắt có thể làm giảm khả năng phát triển trí não cũng như tăng trưởng thể chất của trẻ.

Vì vậy WHO [tổ chức Y tế thế giới] khuyến cáo nên sử dụng thuốc sổ giun cho bà bầu trong cộng đồng ở các khu vực:

  • Có tỷ lệ phụ nữ đang mang thai nhiễm giun móc hoặc giun tóc trên 20%
  • Hoặc những nơi có tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu cao hơn 40%

Tổ chức Giáo dục và Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em Trust Hoa kỳ khuyến cáo sử dụng các thuốc sổ giun như Mebendazol hoặc Albendazol:

  • Liều đầu tiên khi mang thai từ tháng thứ 4 – 6
  • Liều thứ hai khi mang thai từ tháng thứ 7 – 9
  • Không dùng thuốc tẩy giun trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Thuốc chống say xe cho bà bầu, không còn nỗi sợ mỗi khi đi xa

Sau khi trả lời câu hỏi có bầu uống thuốc tẩy giun được không. Thì chắc hẳn thắc mắc tiếp theo của các mẹ là vậy những loại thuốc tẩy giun nào an toàn cho bà bầu?

Các loại thuốc tẩy giun dưới đây đã được chứng minh là an toàn với bà bầu, tuy nhiên các mẹ vẫn nên tham khảo với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách và an toàn:

  • Praziquantel đã được thử nghiệm trên người và động vật, chứng minh tính an toàn với mẹ và em bé trong thai kỳ. Thuốc được chỉ định điều trị các loại giun sán như sán máng, sán lá gan nhỏ, sán phổi, sán ruột, sán dây, ấu trùng sán ở não…
  • Mebendazol: Một thuốc tẩy giun khác mà các mẹ có thể tham khảo là Mebendazol. Loại thuốc này khá phổ biến trên thị trường, được chỉ định điều trị nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim.
  • Albendazol: Thuốc được nghiên cứu chứng minh an toàn với phụ nữ mang thai ở liều điều trị. Thuốc có thể được sử dụng để tiêu diệt các loại giun đường ruột như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn, giun kim và giun chỉ

Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của các mẹ về có bầu uống thuốc tẩy giun được không. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cách trị giun kim cho bà bầu như thế nào? Không ít phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ bị nhiễm giun kim, gây cảm giác khó chịu. MarryBaby sẽ mách bạn cách trị giun kim cho bà bầu để giải tỏa nỗi bất tiện này nhé.

Tình trạng nhiễm giun kim trong thời kỳ mang thai xảy ra khá phổ biến ở nhiều chị em. Hầu hết các mẹ bầu khi bị nhiễm giun kim đều lo lắng vì không biết làm cách nào để vừa chữa được bệnh mà vừa an toàn cho thai nhi. Vậy bà bầu bị nhiễm giun kim phải làm sao? Cách trị giun kim cho bà bầu là gì để không gây hại thai nhi? Hãy cùng MarryBaby tham khảo các thông tin dưới đây để có thêm kiến thức bảo vệ thai kỳ của mình, bạn nhé.

Giun kim có màu trắng, dài khoảng 0.6-12mm, đầu hơi phình, sống ký sinh trong trực tràng hoặc ruột kết. Giun kim cái lớn hơn giun đực, thường dài từ 9-12mm. Giun kim cái thường đẻ trứng vào ban đêm và đẻ ở nếp nhăn của hậu môn. Trứng giun kim có kích thước nhỏ, có khả năng sống sót ở nhiều môi trường khác nhau nên rất dễ lây lan.

Khi giun kim đẻ sẽ tiết ra chất gây ngứa, đồng thời trứng giun kim nở thành ấu trùng có khả năng cử động nên những người nhiễm giun kim sẽ thường xuyên ngứa hậu môn vào ban đêm.

Bà bầu bị nhiễm giun kim do đâu?

Các nguyên nhân dẫn đến việc nhiễm giun kim đến từ tình trạng mất vệ sinh trong sinh hoạt. Cụ thể:

  • Khi bà bầu dùng chung chăn gối hoặc các vật dụng cá nhân với người nhiễm giun kim thì nguy cơ bà bầu bị nhiễm rất cao.
  • Trứng giun kim được đẻ ở hậu môn nên rất dễ rơi ra ngoài, từ đó trứng dễ dàng xâm nhập vào tay, chân, quần áo và lây lan.
  • Giun kim và ấu trùng giun kim gây ra ngứa ngáy khiến bạn phải đưa tay vào gãi. Sau khi gãi, ấu trùng cũng như chất nhầy từ nhun đã bám vào tay và sẽ tiếp tục bám lên bất kỳ đồ vật nào mà tay bạn chạm vào.

Triệu chứng khi bà bầu bị nhiễm giun kim

  • Ngứa ở vùng hậu môn. Đặc biệt, tình trạng ngứa càng trở nên dữ dội vào ban đêm
  • Thường xuyên cảm thấy đau bụng bất thường
  • Phát hiện thấy giun kim lẫn trong phân
  • Cảm giác buồn nôn, ăn không ngon miệng
  • Sút cân

Cách trị giun kim cho bà bầu

Nhiễm giun kim tuy không gây hại cho thai nhi nhưng bệnh đem đến cảm giác khó chịu và bất tiện cho chị em trong thời gian mang thai. Các bác sĩ thường khuyên những bà bầu nhiễm giun kim hạn chế dùng thuốc, nhất là trong ba tháng đầu và điều trị bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo một số cách trị giun kim cho bà bầu mà không cần dùng thuốc như sau:

Hạt bí ngô chứa hợp chất cucurbitacins, có khả năng làm tê liệt giun kim, sau đó đào thải ấu trùng này ra khỏi cơ thể. Để trị giun kim bằng hạt bí ngô, bà bầu có thể ăn trực tiếp hạt bí ngô đã nướng chín hoặc xay nhuyễn và trộn cùng mật ong để thưởng thức. Ăn hạt bí ngô lúc sáng sớm, bụng đói, với liều lượng khoảng 100g và kiên trì trong vòng 2-3 ngày, bạn sẽ thấy được tác dụng.

2. Cách trị giun kim cho bà bầu bằng đu đủ chín

Trong nhựa đu đủ chín có chất papain, là một loại hợp chất có tác dụng như thuốc chống giun kim. Bà bầu ăn đu đủ chín vào mỗi buổi sáng và ăn liên tục 3-5 ngày sẽ mang lại hiệu quả trong việc điều trị giun kim.

3. Cách trị giun kim bằng tỏi

Tỏi từ lâu đã được biết đến với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Allicin có trong tỏi hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm ruột, các bệnh nhiễm ký sinh trùng. Phương pháp đơn giản nhất để trị giun kim là ăn từ 3-4 nhánh tỏi mỗi ngày và ăn 4-5 lần một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bà bầu có thể uống nước ép tỏi vào buổi sáng cũng có tác dụng trị giun kim.

4. Dùng cà rốt để trị giun kim cho bà bầu

Cà rốt chứa lưu huỳnh có tác dụng kháng khuẩn và tẩy giun. Bà bầu có thể uống nước ép hoặc ăn sinh tố cà rốt trước mỗi bữa ăn để hỗ trợ loại bỏ ấu trùng giun kim ra ngoài. Nước ép từ cà rốt còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho bà bầu.

5. Cách trị giun kim cho bà bầu bằng dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng loại bỏ các ký sinh trùng có hại cho đường ruột và hạn chế sự phát triển của giun kim. Bà bầu nên thường xuyên bổ sung dầu dừa vào các bữa ăn hàng ngày kết hợp với việc xoa dầu dừa vào khu vực cho giun kim để bệnh mau khỏi.

Bên cạnh việc áp dụng các cách trị giun kim cho bà bầu, chị em nên thực hiện lối sống sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh để phòng ngừa nhiễm giun kim.

  • Thường xuyên thay khăn mặt, khăn tắm, ga giường
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người nghi ngờ đang nhiễm giun kim
  • Cắt móng tay và rửa tay thường xuyên
  • Không dùng tay gãi ở khu vực hậu môn
  • Thay đồ lót ít nhất hai lần một ngày
  • Giữ gìn nơi ở thông thoáng, hạn chế bụi bẩn
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn bám trên người
  • Tuân thủ việc ăn chín, uống sôi
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều nguy cơ nhiễm giun sán như các loại rau và cua cá sống ở đầm, ao tù nước đọng.

Như vậy, nếu chẳng may nhiễm giun kim khi đang mang thai, bạn không nên quá lo lắng. Mẹ bầu có thể tham khảo cách trị giun kim cho bà bầu trong bài viết trên để điều trị căn bệnh bất tiện này. Bên cạnh đó, mẹ cần phải giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, chú ý đến môi trường sống và sinh hoạt để bệnh mau khỏi và ngăn ngừa tái phát. Nếu các triệu chứng nhiễm giun kim không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được can thiệp kịp thời nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 //www.hindawi.com/journals/idog/2012/769851/ //www.medicinesinpregnancy.org/Medicine--pregnancy/Treatment-of-threadworms-during-pregnancy/ //www.momjunction.com/articles/pinworm-infection-during-pregnancy_00359408/  

Video liên quan

Chủ Đề