Cách thức trong Trạng ngữ là gì

[Ngày đăng: 07-03-2022 16:42:25]

Trạng ngữ chỉ cách thức bổ sung ý nghĩa về cách thức diễn ra của hành động hay sự việc nêu bởi động từ ở trong câu.

Trạng ngữ chỉ cách thức nói cho chúng ta biết sự việc xảy ra như thế nào [trả lời cho: "How"].

EX: The film ended very abruptly.

 [Bộ phim kết thúc quá bất ngờ].

[Trả lời cho câu hỏi "How did the film end?" "So abruptly"].

Hình thức cấu tạo từ:

Trạng ngữ chỉ cách thức được tạo thành bằng các cách sau:

Adjective + [-ly].

Bad + [-ly] = badly; Quiet + [-ly] = Quietly; Recent + [-ly] = Recently;...

Tuy nhiên có một số thay đổi với các tính từ kết thúc bằng "-y" [bỏ đuôi "-y" thêm "-ily"], "-e" [bỏ "-e" thêm "-ly"].

Easy + [-ly] = easily; gentle + [-ly] = gently.

Tính từ kết thúc bằng "-ly" dùng trong cụm "in a...way/manner" [theo một cách...] thể hiện cách thức.

Silly [ngớ ngẩn, khờ khạo].

EX: He behaved in a silly way.

[Hắn hành động theo một cách ngớ ngẩn].

[How did he behave? Silly].

Friendly [Adj: thân thiện].

EX: She spoke in a friendly way.

[Cô ấy nói theo một cách thân thiện].

[How did she speak? Friendly].

Một số trạng từ có hình thức giống như tính từ.

EX: They all worked hard.

[Tất cả họ đều làm việc vất vả].

Các trạng từ tương tự: fast, deep, early, high, late, long, low, near, right, straight, wrong.

Tiếng Anh không trang trọng [Informal] còn xem các tính từ sau đây là trạng từ: Cheap, loud, quick, và slow.

EX: 

They sell cheap clothes in the market. [Họ bán quần áo giá rẻ ở chợ].

They sell things cheap/cheaply there. [Họ bán các thứ ở đây rẻ].

Vị trí của trạng ngữ chỉ cách thức: Thường gặp nhất là sau động từ chính.

EX: We ask permission politely.

[Chúng tôi hỏi xin phép một cách lịch sự.]

Đứng trước động từ, nhằm nhấn mạnh trạng từ.

EX: She calmly announced that she had fallen in love with someone else.

[Cô ấy bình tĩnh thông báo rằng cô ấy đã yêu].

Tuy nhiên một số trạng ngữ luôn luôn đi sau động từ.

Bao gồm: Well, badly, hard, fast.

EX: The team played badly.

[Đội chơi rất tệ].

Đứng đầu câu: gây sự chú ý, tò mò của người đọc.

EX: Slowly,carefully, she opened the box.

[Một cách chậm rãi và cẩn thận, cô ấy mở chiếc hộp ra].

Người đọc sẽ thắc mắc rằng có cái gì trong cái hộp? Và tại sao cô ấy lại mở nó ra một cách chậm rãi và cẩn thận như vậy?

Đứng giữa câu: 

Thông thường trạng từ sẽ đi trước một cụm từ [vd: On a small airfield].

EX: They landed safely on a small airfield.

[Họ đã hạ cánh an toàn tại một sân bay nhỏ].

Nếu như có 2 cụm trạng ngữ đi với nhau [trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn], ta có thể viết theo trật tự: trạng ngữ chỉ nơi chốn + trạng ngữ chỉ thời gian, hoặc ngược lại.

EX: The concert was held at the arts centre last night. OR The concert was held last night at the arts centre.

[Buổi hòa nhạc tối qua đã được tổ chức tại trung tâm Nghệ thuật].

Tư liệu tham khảo: Oxford Practice Grammar by John Eastwood, Oxford Advanced Learner's Dictionary, bài viết Trạng ngữ chỉ cách thức [Adverb of manner] được soạn thảo bởi giảng viên Trung tâm ngoại ngữ SGV.

Nguồn: //saigonvina.edu.vn

Trạng ngữ là gì? Có các loại trạng ngữ nào? Có tác dụng như thế nào? Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ nói cho bạn biết rõ, hãy cùng theo dõi nhé.

Xem ngay:

  • Danh từ là gì?
  • Tính từ là gì?
  • Chủ ngữ – vị ngữ là gì?

Trạng ngữ là gì?

– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.

– Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …

Ví dụ:

“Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm nhà Ngoại.”

– Trong ví dụ trên: “Tôi” là chủ ngữ, “lại về thăm nhà Ngoại” là một cụm vị ngữ, còn “thỉnh thoảng” chính là trạng ngữ. Cụm từ “thỉnh thoảng” làm rõ việc nhân vật “tôi” không về thăm ngoại thường xuyên được và đây chính là trạng ngữ chỉ thời gian.

“Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về thời tuổi thơ của bà.”

– Cụm từ “Với giọng nói từ tốn” là trạng ngữ chỉ cách thức.

“Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta luôn phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.”

– Cụm từ “Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ” là trạng ngữ chỉ mục đích.

“Cô bé dậy thật sớm để thổi cơm giúp mẹ vì muốn mẹ đỡ vất vả.”

– Cụm từ “Vì muốn mẹ đỡ vất vả” là trạng ngữ chỉ nguyên nhân

“Sau cơn mưa, cây cối trở nên xanh tốt hơn.”

– Cụm từ “Sau cơn mưa” là trạng ngữ chỉ thời gian

Nhiệm vụ của trạng ngữ là gì?

– Trạng ngữ sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi như:

  • Khi nào?
  • Ở đâu?
  • Vì sao?
  • Để làm gì?

– Để hiểu rõ hơn trạng ngữ là gì, chúng ta hãy cùng phân tích qua ví dụ bên dưới:

Ví dụ: Trên cây, những chú chim đang hót líu lo.

Trong câu, trạng ngữ là “trên cây” có tác dụng chỉ nơi chốn. Trạng ngữ này trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.

Phân loại trạng ngữ

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu.
– Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?

Ví du: Trong bếp, mẹ tôi đang nấu cơm

Trạng ngữ chỉ thời gian

– Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.
– Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …

Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi đá banh

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu.
– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?

Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.

Trạng ngữ chỉ mục đích

– Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.
– Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ? …

Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.

Trạng ngữ chỉ phương tiện

– Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. – Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với.

– Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?

Ví du: Bằng một giọng chân tình, thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học.

Tác dụng của việc thêm trạng ngữ

  • Trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc được nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu văn đầy đủ, chi tiết và chính xác.
  • Các trạng ngữ còn có tác dụng liên kết các câu văn, các đoạn văn, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc và hay hơn.
  • Trong văn nghị luận: Trạng ngữ giúp sắp xếp các luận cứ, luận điểm theo trình tự không gian, thời gian hoặc quan hệ nguyên nhân – kết quả. Giúp cho câu văn, đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
  • Thêm trạng ngữ cũng là một trong những cách mở rộng câu, giúp nội dung câu phong phú, đầy đủ và chính xác hơn.

Dấu hiệu để nhận biết trạng ngữ

  • Trạng ngữ thường đứng đầu, cuối hoặc giữa câu
  • Giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu thường có dấu phẩy khi viết và một quãng nghỉ ngắn khi nói.

Ví dụ: Trong 2 cặp câu sau, câu nào có trạng ngữ và câu nào không? Tại sao?

Cặp 1: a] Tôi đi nhậu hôm nay.                                   b] Hôm nay, tôi đi nhậu.

Cặp 2: a] Tôi giải quyết công việc trong 2 giờ             b] Trong hai giờ, tôi giải quyết công việc.

Đáp án: Câu b của hai cặp trên có trạng ngữ vì “Hôm nay” và “ Trong hai giờ” được thêm vào để bổ sung ý nghĩa cho câu văn.

Câu a của hai cặp trên không có trạng ngữ bởi vì câu văn liền mạch, không có quãng nghỉ và dấu phẩy.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề