Cách tỉa cành Nhất Chi Mai sau Tết

hay còn gọi là mai trắng, bạch mai, lưỡng nhị mai… Chúng có tên khoa học Prunus mume Sieb. & Zucc thuộc họ với đào, mơ, mận. Đây là loài mai cực hiếm, sống ở vùng núi hẻo lánh, nơi có nhiệt độ thấp, ưa giá lạnh. Bề ngoài nó có gốc xù xì, thân đen, nụ màu đỏ và nở ra thì lại chuyển dần sang màu trắng đến khi tàn lại chuyển dần về màu đỏ đó là sự khác biệt của cây. Đây là loài nhân giống rất khó khăn vì cây không có quả, tuy nhiên cây lại có sức sống mãnh liệt mặc thời tiết giá rét. Bởi vậy người chơi cây cảnh lại càng thích thú và muốn sở hữu loài cây đẹp này.

Chúng được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất mai, chỉ có chúng mới có những đặc điểm phi thường, chúng khác biệt các loài mai đào khác bởi khả năng tái nở hoa vào tháng 2 âm lịch với những chồi non xanh tươi. Bạn sẽ có khoảng thời gian chơi hoa lâu hơn vào cả 2 dịp là tết và vào xuân.

Cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây nhất chi mai bạn nhé:

Chúng quen sống ở những nơi cao ráo nên nhất chi mai không chịu được ngập úng, chỉ cần giữ đủ ẩm cho cây là được. Bạn nên cố định hàng tháng bón phân cho cây, lưu ý là không được để đất quá khô, cây sẽ chết đó bạn nhé. Với những người có kinh nghiệp chơi cây họ thường chọn loại đất mặt ruộng, đập nhỏ phơi khô sàng lọc lấy những hạt có kích thước bé nhưng không quá mịn để làm đất trồng nhất chi mai vì chúng sẽ có độ thoáng cao, rễ sẽ phát triển nhanh hơn. Trong quá trình làm đất bạn có thể trộn cùng phân chuồng hoai mục.

Bạn không nhất thiết phải dùng phân bón hóa học mà có thể thay thế bằng nước giải pha loãng hoặc các loại nước như vo gạo, nước ốc ngâm tưới tuần 1 lần cho cây.

Để cây có dáng đẹp bạn nên cắt tỉa cành tạo dáng cho cây luôn. Thời điểm cắt là cuối tháng 12 âm lịch hoặc bạn quan sát xem nếu thấy ngọn hơi sưng lên và chuyển sang màu xanh nhạt thì đó chính là thời điểm tỉa tốt nhất để cây cho ra nhiều chồi non hơn. Lưu ý rằng nhất chi mai chỉ cho ra hoa ở những cành non, còn những cành đã ra hoa từ năm trước thì nên cắt bỏ bạn nhé

Làm sao để cho cây nhất chi mai nở hoa đúng dịp tết?

Để cây ra hoa đúng dịp tết thì cuối tháng 10 âm lịch bạn cần vặt lá. Nếu thời tiết rét đậm bạn có thể pha nước ấm cùng phân lân tưới cho cây để cây ra nụ.

Một số bệnh thường gặp

Cây bị chảy nhựa thường gặp ở cây có thể do cây thừa nước,sương muối… Một số bệnh thì do nấm bạn có thể sử dụng thuốc diệt nấm. 

Hoa mai là biểu tượng tinh thần và là cây có giá trị cao mỗi khi Tết đến Xuân về của người miền Nam. Nếu ở miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có cây mai, giống mai là một giống cây quý nên thường được tận dụng lại qua các năm, chính vì thế chăm sóc cây mai sau Tết là điều tất yếu. Trong bài viết này, cùng Trạm Xanh tìm hiểu cách cắt tỉa mai sau Tết chuẩn nhất nhé!

Thời điểm cắt tỉa mai sau Tết

Thời điểm vàng để tiến hành cắt tỉa cành cây mai

Thời điểm cắt tỉa mai là những ngày sau Tết. Bởi vì, cây mai sau Tết sẽ bị mất sức do để trong nhà quá lâu, sau Tết nên để ngoài nắng trong vòng 1 tuần để mai hồi sức rồi mới tiến hành cắt tỉa.

Cần quan sát tổng thể cây mai trước khi thao tác

Cần quan sát kĩ các cành ghép trên cây mai, không nên cắt quá sâu vào phía cành ghép, điều này sẽ làm mất đi những cành đã ghép trước đó, quan sát và vặt hết tất cả các quả trên cây mai.

Tỉa các cành lớn

Dùng cưa cắt cành tại vị trí đã đánh dấu. Có thể cắt sâu vào cành, không quá lo khi cắt vì khi bạn cắt cành thì cây mai sẽ mọc lại một ngọn khác tốt hơn.

Đối với cành nhỏ

Đối với các cành nhỏ, bạn cần lựa chọn xem có tận dụng được cành nào để uốn và tạo dáng hay không. Tiếp tục cắt bỏ toàn bộ cành nhỏ không cần thiết để cây mai tập trung dinh dưỡng cho các cành lớn.

Bón phân cho cây mai vàng sau khi cắt tỉa

Cần bổ sung một số loại phân bón tốt cho cây, giúp cây có đủ chất dinh dưỡng duy trình sự sinh trưởng. Nên kết hợp cả phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ ở nồng độ vừa phải. Tránh lạm dụng sẽ làm cho cây bị ức chế và chết.

Việc chăm sóc mai phải để ý kĩ đối với các loại sâu bệnh hại, để phát hiện kịp thời và có phương án xử lý ngay, đề phòng bệnh lan rộng khó xử lý.

Có thể thay ngay đất bạc màu hoặc thay chậu đối với những gốc mai chỉ cắt tỉa sơ. Còn đối với những cây mai cắt tỉa nhiều thì nên chờ hơn một tháng sau mới thay đất hoặc chậu. Các công đoạn chăm sóc mai cần xong xuôi trước rằm tháng ba âm lịch để tránh tiết trời oi bức những ngày cuối xuân, giữ cho mai không bị khô héo.

Đọc thêm: Cách cho mai ra hoa đúng tết 

Cắt tỉa mai sau Tết có tác dụng gì?

Cắt tỉa mai sau Tết mang lại tác dụng gì?

Việc chăm sóc cây mai vàng sau Tết Nguyên Đán là việc rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì, nó ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển và duy trì sự sống của cây. Nó có liên quan đến quá trình ra hoa của cây vào năm sau. Do đó, để cây mai tiếp tục phát triển và trưng bày vào năm sau phải cắt tỉa hợp lý.

Mặt khác, mai vàng thường được trồng để tạo dáng. Do vậy, bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, đem lại những cành nhánh theo ý muốn.

Trên đây là cách tỉa mai sau tết dành cho những người trồng mai để bán hoặc những gia chủ có những cành mai quý giá để trưng bày. Hy vọng với những kiến thức và kinh nghiệm trên có thể giúp các bạn có những cách cắt tỉa hợp lý nhất. Chúc các bạn thành công!

Chủ Đề