Cách tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Bởi: Einvoice.vn - 18/10/2021 Lượt xem: 66798 Cỡ chữ

Thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] là vấn đề luôn được các kế toán quan tâm hàng đầu, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp. Đặc biệt, từ năm 2021, vấn đề này đã có rất nhiều thay đổi. Bài viết dưới đây của E-invoice sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản về thuế TNDN và hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp [Profit tax] là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thuế TNDN là một trong những loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp phải nộp

Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

  • Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
  • Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã
  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
>> Có thể bạn quan tâm: 5 lưu ý khi quyết toán thuế doanh nghiệp thương mại.

2. Hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Theo Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý nữa, mà chỉ phải tạm tính ra số tiền rồi nộp theo số tạm tính đó nếu có. Cuối năm, doanh nghiệp cần làm tờ khai để quyết toán thuế TNDN.
Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính, công thức tính thuế TNDN tạm tính theo quý và thực nộp cuối năm được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = [Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN]x Thuế suất thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp không trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì công thức tính thuế như sau:

Thuế TNDN phải nộp [A] = Thu nhập tính thuế [B] x Thuế suất thuế TNDN [C]

Công thức tính thuế TNDN được xác định theo Thông tư 96/2015/TT-BTC

Trong đó, Thu nhập tính thuế TNDN được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế [A] = Thu nhập chịu thuế [a] - Thu nhập được miễn thuế [b] + Các khoản lỗ được kết chuyển [c]

Cách xác định thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và các thu nhập khác:

Thu nhập chịu thuế [a] = Doanh thu [a1] - Chi phí được trừ [a2] + Các khoản thu nhập khác [a3]

Lưu ý: Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp sẽ phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với mức thuế suất tương ứng.
Cách xác định Doanh thu [a1] để tính thuế TNDN:
Doanh thu chịu thuế là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ, bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

  • Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
  • Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm thuế GTGT.

Cách xác định khoản Chi phí được trừ [a2]:
Ngoại trừ các khoản chi không được trừ tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng từng lần có giá trị từ 20 triệu trở lên [đã bao gồm thuế GTGT] khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Doanh nghiệp cần lưu ý quyết toán thuế TNDN chính xác

Cách xác định Các khoản thu nhập khác [a3]:
Các khoản thu khác bao gồm: thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay, tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng, hàng cho biếu tặng…

Thu nhập miễn thuế [b]: Các khoản này thường rất ít gặp và chỉ dành cho một số doanh nghiệp đặc thù.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.

Các khoản lỗ được kết chuyển [c]có thể hiểu đơn giản như sau:
Là số tiền chênh lệch âm của thu nhập tính thuế, chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước đó. Sau khi doanh nghiệp quyết toán thuế năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Lưu ý: Thời gian chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo sau năm phát sinh lỗ.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp[C] được xác định như sau:
Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 78/2014/TT-BTC, mức thuế suất TNDN được xác định như sau:

  • Áp dụng thuế suất 20% cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt doanh thu
  • Những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, các tài nguyên quý hiếm sẽ áp dụng mức thuế suất 32-50% tùy thuộc vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ.
  • Các doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác các tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, đá quý… sẽ áp dụng mức thuế suất 50%
  • Các doanh nghiệp thăm dò khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích trở lên ở địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn được ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm quyết định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì chỉ áp dụng mức thuế suất 40%

Trên đây là hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2021. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về thuế và phương pháp tính thuế chính xác, nhanh chóng.
Để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 
 

Các tin tức liên quan:

    29/09/2021-41387 lượt xem

    11/10/2021-55166 lượt xem

    13/10/2021-43566 lượt xem

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; hợp tác xã; các tổ chức, đơn vị sự nghiệp có phát sinh thu nhập phải chịu thuế được Công ty Luật FBLAW hướng dẫn với những nội dung quan trọng dưới đây.

I. Những đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện nay

Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay. Những đối tượng sau đây khi phát sinh khi phát sinh thu nhập chịu thuế phải tiến hành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

– Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.

Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.

– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định.

II. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất hiện nay.

1. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = [Thu nhập tính thuế theo kỳ] X [Thuế suất].

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = [Doanh thu + Cá khoản thu nhập khác] – [Chi phí sản xuất, kinh doanh + Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển].
  • Thuế suất: Từ ngày 01/01/2016. Mức thuế suất tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhìn chung là 20%. [Trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng tại Việt Nam thì mức thuế suất là từ 32% – 50%]. Ngoài ra, đối với một số ngành nghề ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển ngành nghề đó thì mức thuế suất có thể là 10% [Các ngành nghề ưu đãi thuế suất được chính phủ quy định của thể tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

Dựa trên cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên. Các doanh nghiệp có thể dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà có thể ước tính được số thuế phải nộp cho Cơ quan thuế.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

Bài viết liên quan: Chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử lý như thế nào?

2. Các khoản thu nhập của doanh nghiệp được miễn thuế

  • Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã
  • Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
  • Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
  • Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
  • Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
  • Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
  • Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên. [Không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản]

3. Nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

– Doanh nghiệp nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định: số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp nhân [x] với tỷ lệ giữa chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

– Việc nộp thuế trên này không áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.

Trên đây là nội dung hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các Công ty có phát sinh doanh thu phải chịu thuế. Chúng tôi là Công ty Luật FBLAW chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến pháp lý doanh nghiệp như: Thành lập; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; Tư vấn hoạt động doanh nghiệp….

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 038.595.3737
  • Email: 
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề