Cách tính tuổi thọ trung bình của quốc gia năm 2024

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023. Theo thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 là 100,3 triệu người, tăng 834,8 nghìn người so với năm 2022.

Hiện Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á [sau Indonesia và Philippines] và đứng thứ 15 trên thế giới.

Trong đó, nam giới là 50 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 50,3 triệu người, chiếm 50,1%. Tỉ số giới tính của dân số là 99,5 nam/100 nữ.

Theo Tổng cục Thống kê, mức sinh đang có xu hướng giảm nhẹ, tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây. Dự báo mức sinh tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo [tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%].

Cơ cấu dân số của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tăng tỉ lệ người cao tuổi và giảm tỉ lệ dân số trẻ. Việt Nam hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng và cũng đồng thời trong quá trình già hóa dân số.

Cụ thể, tỉ trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi giảm từ 24,3% năm 2019 xuống khoảng 23,9% năm 2023; trong khi nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 11,9% năm 2019 lên 13,9% vào năm 2023. Nhóm dân số trong độ tuổi từ 15-59 tuổi chiếm 63,8% năm 2019 giảm xuống còn 62,2% năm 2023.

Bên cạnh đó, tổng tỉ suất sinh năm 2023 ước tính là 1,96 con/phụ nữ. Tỉ suất sinh của Việt Nam thấp hơn trung bình của các nước Đông Nam Á [2,0 con/phụ nữ]. Đặc biệt, tình trạng mất cân bằng giới tính vẫn còn ở mức cao. Tỉ số giới tính khi sinh năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái.

Người Việt có tuổi thọ trung bình 73,7 tuổi

Theo Tổng cục Thống kê, chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh và cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tỉ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng do những thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe người dân được cải thiện.

Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2023 là 73,7 tuổi [năm 2022 là 73,6 tuổi], trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi.

Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, tuy nhiên lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ 2. Tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước.

Chia sẻ với báo chí trước đó, PGS.TS Nguyễn Trung Anh, giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, cho hay người cao tuổi Việt Nam mắc rất nhiều bệnh. Mỗi người cao tuổi trung bình chịu đựng 14 năm sau của cuộc đời với nhiều bệnh tật phối hợp.

"Cụ thể, trung bình một người trên 60 tuổi mắc 3-4 bệnh, đặc biệt những người trên 80 tuổi có thể mắc trên 6 bệnh. Đây là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ y tế đối với người cao tuổi, người dân cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh. Trong đó, cần tầm soát sức khỏe, phát hiện bệnh sớm và quản lý tốt các bệnh tật không lây nhiễm…", ông Trung Anh chia sẻ.

Tuổi thọ trung bình hay kỳ vọng sống [tiếng Anh: life expectancy] là số năm dự kiến còn lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định. Nó được ký hiệu là ex, nghĩa là số trung bình các năm tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi x nào đó, tính theo một tỉ lệ tử cụ thể. Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng để chọn các nhóm. Tuổi thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Nữ giới thường sống ít hơn nam giới ở hầu hết các quốc gia có hệ thống y tế sản khoa tốt.

Con người[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi thọ trung bình của con người tại Swaziland là 45,5 năm và tại Nhật Bản là 81 năm [ước lượng 2008]. Cho dù tuổi thọ trung bình được ghi nhận tại Nhật có thể tăng thêm một chút do số tử vong ở trẻ sơ sinh được tính là chết non. Người sống lâu nhất được ghi nhận là 122 tuổi [xem Jeanne Calment].

Theo báo cáo thống kê bảo vệ sức khoẻ thế giới năm 2010 của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], tuổi thọ trung bình của thế giới hiện là 71 tuổi, tương đương mức của năm 2009.

Sự dao động về tuổi thọ trung bình theo thời gian[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi thọ trung bình của Hoa Kỳ giai đoạn thuộc địa là dưới 25 năm ở Virginia và ở New England 40% trẻ em chưa đạt đến tuổi trường thành. Trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, độ tuổi trung bình của trẻ em tăng lên đáng kể. Số trẻ em sinh ra ở London chết trước 5 tuổi giảm xuống từ 74.5% giai đoạn 1730-1749 xuống còn 31.8% giai đoạn 1810-1829.

Các phương pháp y tế cộng đồng được cho là có đóng góp cho sự gia tăng về tuổi thọ trung bình. Trong thế kỷ 20, độ tuổi trung bình của Hoa Kỳ đã tăng thêm hơn 30 năm, trong đó 25 năm gia tăng về độ tuổi là nhờ sự phát triển của y tế cộng đồng.

Sự khác biệt về vùng miền[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi thọ trung bình theo ước tính năm 2008 của CIA World Factbook.

trên 80

77.5-80

75-77.5

72.5-75

70-72.5

67.5-70

65-67.5

60-65

55-60

50-55

45-50

40-45

dưới 40

không có dữ liệu

Các vùng trên thế giới có sự khác biệt lớn về tuổi thọ trung bình, phần lớn nguyên nhân là do hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng và chế độ ăn uống. Tỉ lệ tử vong cao ở các quốc gia nghèo phần lớn là do chiến tranh, nghèo đói và bệnh tật [AIDS, sốt rét..]. Trong vòng 200 năm qua, các quốc gia có dân số là người da đen thường không có sự tiến bộ về tỉ lệ tử như tại các quốc gia có nguồn gốc dân châu Âu. Thậm chí tại các quốc gia với đa số dân da trắng, như Mỹ, Anh, Ireland, Pháp, thì người da đen cũng thường có tuổi thọ trung bình thấp hơn người da trắng. Ví dụ, tại Mỹ, người da trắng có tuổi thọ trung bình là 78, thì người da đen chỉ có tuổi thọ trung bình là 71. Thời tiết cũng có thể có tác động và cách thức thu thập dữ liệu cũng ảnh hưởng tới các con số. Theo Dữ kiện thế giới của CIA, vùng hành chính đặc biệt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Ma Cao có tuổi thọ trung bình 84,4 năm, cao nhất thế giới. Theo WHO năm 2010 Nhật Bản và Cộng hòa San Marino là hai quốc gia có tuổi thọ trung bình của người dân cao nhất thế giới - 83 tuổi.

Giữa nam và nữ có sự khác biệt lớn về tuổi thọ ở hầu hết các quốc gia, phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới trung bình khoảng 5 năm. Các hoàn cảnh về kinh tế cũng tác động lên tuổi thọ trung bình. Ví dụ, tại Anh Quốc, tuổi thọ trung bình ở khu vực giàu nhất thường cao hơn vài năm so với những vùng nghèo nhất. Điều này phản ánh các yếu tố như chế độ ăn uống và lối sống cũng như sự tiếp cận với chăm sóc y tế thấp.

Sự khác biệt về giới[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ năm 2005.

Phụ nữ có xu hướng có tỉ lệ tử vong thấp hơn ở mọi lứa tuổi. Trong bụng mẹ, thai nhi nam có tỉ lệ tử vong cao hơn [trẻ được thụ thai ở tỉ lệ là 124 nam so với 100 nữ, nhưng tỉ lệ sống sót đến khi chào đời chỉ là 105 nam so với 100 nữ]. Trong số những trẻ sinh non có trọng lượng nhỏ nhất [những người dưới 900 g] nữ cũng vẫn có một tỷ lệ sống sót cao hơn. Ở một thái cực khác, có đến 90% những người sống đến 110 tuổi là nữ giới.

Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nhiều so với nam. Nguyên nhân cho điều này chưa được lý giải chắc chắn. Các tranh luận trong quá khứ thường nêu ra các yếu tố xã hội môi trường: nam thường sử dụng nhiều rượu, thuốc lá, chất gây nghiện hơn nữ ở các xã hội và thường tử vong vì các bệnh liên quan như ung thư phổi, lao, xơ gan. Nam giới cũng thường tử vong cao hơn nữ do các chấn thương, dù là vô ý [tai nạn giao thông] hay cố ý [tự tử, bạo lực, chiến tranh] hơn nữ giới. Nam giới thường có nguy cơ tử vong từ các nguyên nhân chủ yếu nêu trên cao hơn nữ. Ở Mỹ, tỉ lệ tử vong của nam vì ung thư đường hô hấp, tai nạn giao thông, tự tử, sơ gan, phù thũng, các bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử vong của nữ từ các bệnh như ung thư vú hay ung thư cổ tử cung.

Một vài tranh luận lại cho rằng tuổi thọ trung bình thấp hơn của nam là biểu hiện của quy luật chung, được thấy ở các loài động vật có vú, là các cá thể lớn hơn thường độ tuổi trung bình thấp hơn. Sự khác biệt về sinh học thì giải thích rằng phụ nữ có khả năng miễn dịch tốt hơn với các bệnh về lây nhiễm hay thoái hóa.

Theo báo cáo thống kê bảo vệ sức khoẻ thế giới năm 2010 của Tổ chức Y tế Thế giới, nữ giới Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới với 86 tuổi, vị trí thứ hai thuộc về phụ nữ các nước Pháp, Andorra và Monaco với tuổi thọ trung bình là 85 tuổi.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • news.bbc.co.uk, BBC Country Profile: Swaziland [referencing UN data]
  • Ansley J. Coale [1996]. Judith Banister. “Five decades of missing females in China”. Proceedings of the American Philosophical Society. 140 [4]: 421–450. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2007.
  • ^ “Tuổi thọ trung bình phụ nữ Nhật cao nhất thế giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2010.
  • "Medicine & Health Lưu trữ 2009-09-05 tại Wayback Machine", Stratfordhall.org.
  • "Death in Early America Lưu trữ 2010-12-30 tại Wayback Machine". Digital History.
  • "Modernization - Population Change". Encyclopædia Britannica.
  • Mabel C. Buer, Health, Wealth and Population in the Early Days of the Industrial Revolution, London: George Routledge & Sons, 1926, page 30 ISBN 0-415-38218-1
  • BBC - History - The Foundling Hospital. Published: 2001-05-01.
  • CDC [1999]. “Ten great public health achievements—United States, 1900–1999”. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 48 [12]: 241–3. PMID 10220250. Reprinted in: “From the Centers for Disease Control and Prevention. Ten great public health achievements--United States, 1900-1999”. JAMA. 281 [16]: 1481. 1999. doi:10.1001/jama.281.16.1481. PMID 10227303.
  • ^ Santrock, John [2007]. Life Expectancy. A Topical Approach to: Life-Span Development[pp. 128-132]. New York, New York: The McGraw-Hill Companies, Inc.
  • ^ World Health Organization [2004]. “Annex Table 2: Deaths by cause, sex and mortality stratum in WHO regions, estimates for 2002” [pdf]. The world health report 2004 - changing history. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
  • //jerrymondo.tripod.com/lgev/id1.html Samaras, Thomas T. und Heigh, Gregory H.: How human size affects longevity and mortality from degenerative diseases. Townsend Letter for Doctors & Patients 159: 78-85, 133-139

Chủ Đề