Cách tra cứu hóa đơn điện tử của doanh nghiệp năm 2024

Cách tra cứu dữ liệu hóa đơn đầu ra, đầu vào từ Website Tổng Cục thuế giúp đối chiếu với tờ khai thuế GTGT và rà soát các hóa đơn bất hợp pháp. Việc thường xuyên truy cập vào hệ thống HĐĐT trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế [hoadondientu.gdt.gov.vn] và ứng dụng mobile “Tra cứu hóa đơn” của Tổng Cục thuế giúp tra cứu, đối soát hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra để kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, nhằm kịp thời phát hiện các hóa đơn không hợp pháp.

1. Lợi ích của việc tra cứu:

  • + Kiểm tra dữ liệu giá trị HHDV trên HĐ so với Tờ khai thuế của đơn vị mình.
  • + Phát hiện có HĐ đầu vào nhưng thực tế đơn vị không mua hàng, HĐ mua vào bán ra ghi sai giá trị
  • + Phát hiện HĐ chưa cấp mã, thay thế/điều chỉnh không hợp lệ, hủy HĐ không thành công trên hệ thống
    Không kê khai hóa đơn điện tử tra cứu trên hệ thống

+ Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: hoadondientu.gdt.gov.vn. Đăng nhập vào tài khoản tại nút ĐĂNG NHẬP góc trên bên phải màn hình:

+ Bước 2: Nhập tài khoản và mật khẩu hóa đơn điện tử [được cấp tại mail trả kết quả đăng ký hóa đơn điện tử lần đầu]. Lưu ý: Trường hợp quên mật khẩu, truy cập Cổng thông tin điện tử Bình Định: biditax.vn để xin cấp lại mật khẩu.

+ Bước 3: Vào Tab Tra cứu [tab cuối cùng bên phải], chọn mục Tra cứu hóa đơn.

+ Bước 4: Tra cứu thông tin hóa đơn mua vào, hóa đơn bán ra hiển thị trên màn hình. Chọn Tab “Tra cứu hóa đơn điện tử bán ra” để xem hóa đơn bán ra, chọn Tab “Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào” để xem hóa đơn mua vào. Bắt buộc nhập thông tin tại các trường đánh dấu sao khi tra cứu

[Lưu ý: HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền được liệt kê riêng tại Tab “Hóa đơn có mã khởi tạo từ máy tính tiền” kế bên Tab “Hóa đơn điện tử”]

Thực hiện kết xuất ra biểu excel

Việc kết xuất bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào trên trên Hệ thống hóa đơn điện tử Tổng cục Thuế giúp doanh nghiệp kiểm tra chính xác các giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ trong kỳ để kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Dữ liệu tại bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào và danh sách hóa đơn kết xuất từ phần mềm lập hóa đơn của đơn vị sẽ giúp doanh nghiệp tổng hợp doanh thu, thuế Giá trị gia tăng để khai thuế nhanh chóng, tiện lợi.

Mẫu công văn giải trình chênh lệch dữ liệu tờ khai thuế GTGT và hóa đơn điện tử

Hóa đơn in ra từ hệ thống của cơ quan thuế có được chấp nhận?

Tham khảo câu hỏi và trả lời của Cục thuế tỉnh Bình Định: Đơn vị in hóa đơn từ trang hoadondientu.gdt.gov.vn để kê khai và lưu vào chứng từ kế toán có hợp lệ không ạ hay bắt buộc phải in hóa đơn gốc từ nhà cung cấp?

Trả lời: Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ [pttht.cucthuebdi@gmail.com] trả lời lúc 26.12.2023 10:02: Vấn đề người nộp thuế hỏi, Phòng TTHT của Cục Thuế Bình Định có ý kiến như sau: Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ “Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.”

Vậy, trường hợp Đơn vị in hóa đơn từ trang hoadondientu.gdt.gov.vn để kê khai và lưu vào chứng từ kế toán thì hợp lệ./.

Tra cứu hóa đơn GTGT theo thông tư 78

Tra cứu hóa đơn GTGT theo thông tư 78 là nghiệp vụ quan trọng của kế toán để phát hiện kịp thời hóa đơn không hợp lý, hợp pháp. Nhờ đó, có tránh được những rủi ro và có phương án xử lý kịp thời. Vậy, làm thế nào để biết được hóa đơn GTGT nhận được từ người bán có hợp lệ hợp pháp hay không?

Cách 1: Tra cứu hóa đơn GTGT theo từng hóa đơn trên hệ thống của cơ quan Thuế

Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin hóa đơn điện tử //hoadondientu.gdt.gov.vn/

Bước 2: Nhập thông tin hóa đơn các ô thông tin để tra cứu hóa đơn GTGT. Sau đó ấn tìm kiếm.

  • Mã số thuế người bán: Mã số thuế bên bán [bên phát hành hóa đơn điện tử]
  • Loại hóa đơn: nhập loại hóa đơn GTGT tương ứng. Hóa đơn GTGT được quy định bởi các ký tự số là 1, ví dụ 1C21AA.
  • Ký hiệu hóa đơn: nhập ký hiệu bằng chữ của hóa đơn. Ví dụ đối với hóa đơn 1C21AA thì cần nhập ký hiệu hóa đơn là C21AA.
  • Số hóa đơn: nhập số của hóa đơn cần tra cứu. Ở ô này, kế toán có thể nhập được cả 2 định dạng số hóa đơn 1 chữ số hoặc 8 chữ số. Ví dụ là 1 hoặc 00000001.
  • Tổng tiền thanh toán: nhập tổng số tiền thanh toán bằng số.
  • Mã captcha: nhập mã captcha hiển thị ở ô bên trái sang ô bên phải.

.png]

Bước 3: Hệ thống trả kết quả thông tin về việc tra cứu hóa đơn GTGT

  • Kết quả nhận được là “tồn tại hóa đơn có thông tin trùng khớp với thông tin tổ chức, cá nhân tìm kiếm” thì hóa đơn GTGT này là hợp lệ.
  • Ngược lại, nếu kết quả trả về là ”không tồn tại hóa đơn có thông tin trùng khớp với các thông tin tổ chức, cá nhân tìm kiếm”, tức là hóa đơn tra cứu không tồn tại. Tổ chức, cá nhân thực hiện tra cứu kiểm tra lại các thông tin đã điền xem chính xác hay chưa. Trường hợp các thông tin đã nhập chính xác, anh/chị liên hệ bên bán để kiểm tra.

Cách 2: Tra cứu danh sách hóa đơn mua vào bán ra trên hệ thống cơ qua Thuế

Lưu ý: cách này áp dụng đối với các doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 78

Bước 1: Đăng nhập vào cổng thông tin hệ thống hóa đơn điện tử

Tài khoản và mật khẩu đăng nhập là các thông tin tài khoản đã được cơ quan thuế cấp và gửi vào email khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thành công theo tờ khai mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT.

Bước 2: Vào menu tra cứu chọn Tra cứu hóa đơn, sau đó chọn tra cứu hóa đơn điện tử mua vào.

Lúc này, hệ thống hiển thị danh sách hóa đơn mua vào của doanh nghiệp bao gồm các thông tin: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày lập, thông tin hóa đơn, tiền thuế…

Doanh nghiệp có thể lọc các điều kiện tìm kiếm để tra cứu hóa đơn GTGT cũng như có thể xem chi tiết thông tin từng hóa đơn khi nhấn vào nút “xem hóa đơn”. Cách này doanh nghiệp có thể tra cứu nhiều hóa đơn GTGT cùng một lúc.

Cách 3: Tra cứu hóa đơn GTGT theo thông tư 78 trên hệ thống HĐĐT My-Invoice

Doanh nghiệp có thể tra cứu tính minh bạch của hóa đơn GTGT trên hệ thống hóa đơn điện tử My-invoice

Bước 1: Truy cập hệ thống tra cứu hóa đơn //tracuu.hoadondientuvn.info/

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin còn thiếu vào ô trống rồi ấn tìm kiếm

Bước 3: Hệ thống trả kết quả tìm kiếm

Nếu kết quả trả về là tồn tại thông tin hóa đơn tức là hóa đơn hợp lệ. Nếu kết quả trả về là không tồn tại hóa đơn, doanh nghiệp kiểm tra lại thông tin và liên hệ lại cho bên bán để kiểm tra.

Trên đây là 3 cách tra cứu hóa đơn GTGT theo Thông tư 78. Doanh nghiệp tham khảo để thực hiện tra cứu, kiểm tra tính minh bạch của hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân muốn chuyển đổi hóa đơn điện tử để lại thông tin để được hỗ trợ kịp thời.

Làm sao để tra cứu hóa đơn điện tử?

Bước 1: Truy cập website: //hoadondientu.gdt.gov.vn/. Bước 2: Nhập mã số thuế, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tổng tiền thuế, tổng tiền thanh toán và mã captcha rồi click vào mục “tìm kiếm”. Bước 3: Kiểm tra kết quả thông tin về hóa đơn tra cứu.

Làm sao biết hóa đơn điện tử đã phát hành?

Bước 1: Truy cập vào trang web tra cứu hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: //hoadondientu.gdt.gov.vn/ hoặc phần mềm hóa đơn điện tử mà bạn đang sử dụng. Bước 2: Nhập mã tra cứu hóa đơn điện tử và các thông tin khác theo yêu cầu của nền tảng tra cứu.

Làm sao để biết hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp?

Để kiểm tra hóa đơn điện tử đầu vào theo quy định mới [Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC] hợp pháp, hợp lệ, doanh nghiệp có thể tra cứu trên Cổng thông tin của Tổng cục Thuế hoặc tra cứu ngay trên phần mềm hóa đơn điện tử doanh nghiệp đang sử dụng.

Mẫu số hóa đơn là gì?

Mẫu số hóa đơn điện tử là một chuỗi ký tự đại diện cho một loại hóa đơn điện tử cụ thể. Mẫu số hóa đơn điện tử thường bao gồm các thông tin như mã đơn vị phát hành, mã loại hóa đơn, mã số thuế của người bán và mã số thuế của người mua.

Chủ Đề