Cách trình bày bàn an theo phong cách Việt Nam

Bạn đang muốn thiết kế và trang trí bàn ăn để tổ chức tiệc theo phong cách Việt Nam.Mình sẽ chia sẻ cho bạn Cách trình bày bàn ăn theo phong cách Việt Nam, đồng thời bạn cũng sẽ nhận thêm bài viết về Cách trình bày bàn ăn theo phong cách phương Tây.

Tóm tắt lý thuyết

I. Trình bày bàn ăn

1. Đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam

a. Mỗi phần ăn gồm có:

  • Bát ăn cơm;

  • Đĩa kê;

  • Đồ gác đũa [nếu có];

  • Đũa;

  • Thìa canh [thìasúp];

  • Khăn ăn;

  • Cốc nước;

  • Bát đựng nước chấm.

b. Cách trình bày

  • Trải khăn bàn

  • Đặt đũa bên tay phải của bát;

  • Khăn ăn đặt lên đĩa kê, úp bát lên trên khăn ăn [có thể xếp khăn ăn theo hình bông hoa đặt trong bát hoặc cốc].

  • Cốc nước đặt phái trước đầu đũa;

  • Bát đựng nước chấm đặt trước bắt ăn cơm.

2. Đặt bàn ăn theo phong cách phương Tây

a. Mỗi phần ăn gồm có:

  • Đĩa ăn;

  • Dao;

  • Dĩa [nĩa];

  • Đồ gác dao, thìa [nếu có];

  • Cốc nước, li rượu;

  • Khăn ăn.

b. Cách trình bày

  • Trải khăn bàn

  • Tại mỗi phần ăn thường đặt một hoặc hai đĩa [nếu đặt hai đĩa, đĩa nông ở dưới dùng làm đĩa kê, đĩa sâu ở trên để khi ăn xong một món, lấy bớt đĩa trên ra, còn lại một đĩa sạch để dùng món khác, như vậy sẽ tránh được phiền phức khi thay đĩa.

  • Bên phải đặt dao và thìa, bên trái đặt đĩa.

  • Li rượu thường được đặt phía trước đĩa; cạnh li rượu có thêm một cốc nước lạnh để dùng cho những người không uống rượu.

  • Khi đặt bàn, cần để khăn vào đĩa.

  • Khi dọn thức ăn, đưa thức ăn vào phía bên tay trái của khách, lấy ra phía bên tay phải của khách.

Câu 1 trang 31 SGK Công Nghệ 9 - Nấu ăn

Đề bài

Đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam và phương Tây có gì khác nhau ?

Lời giải chi tiết

 

Phong cách Việt Nam

Phong cách phương Tây

Chuẩn bị

- Bát ăn cơm

- Đĩa kê

- Đồ gác đũa [nếu có]

- Đũa

- Thìa canh [thìa súp]

- Khăn ăn

- Cốc nước

- Bát đựng nước chấm

- Đĩa ăn

- Dao

- Dĩa [nĩa]

- Thìa

- Đồ gác dao, thìa [nếu có]

- Khăn ăn.

- Cốc nước, li rượu

Trình bày

- Trải khăn bàn

- Đặt đũa bên tay phải của bát

- Khăn ăn đặt lên đĩa kê, úp bát lên trên khăn ăn.

- Cốc nước đặt phía trước đầu đũa

- Trải khăn bàn

- Tại mỗi phần ăn đặt một hoặc hai đĩa.

- Bên phải đặt dao và thìa, bên trái đặt đĩa.

- Li rượu đặt phía trước đĩa, cạnh li rượu có thêm một cốc nước lạnh.

- Khi đặt bàn, cần để khăn ăn vào đĩa.

- Khi dọn thức ăn, đưa thức ăn vào phía bên tay trái của khách, lấy ra bên tay phải của khách.

Loigiaihay.com

 
  • Câu 2 trang 31 SGK Công Nghệ 9 - Nấu ăn

    Hãy nêu cách trang trí bàn tiệc ?

1. Đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam

Cách bày bàn ăn kiểu việt namđược xem là một công việc rất quan trọng, một bàn ăn được setup một cách chu đáo tinh tế, đã phần nào chinh phục được sự hài lòng những thực khách, bên cạnh đó còn góp phần thể hiện được đẳng cấp và dịch vụ khách sạn. Tuy nhiên, không phải bàn ăn, bàn tiệc nào cũng giống nhau, bàn ăn kiểu Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng biệt. Khi sắp xếp bàn ăn kiểu Việt Nam cần phải giữ nguyên được những quy tắc, đặc điểm vốn có trong lối sống người Việt, nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo được sự tinh tế và tính thẩm mỹ.

Cách bày bàn ăn kiểu việt namcó gì đặc biệt?

Dựa vào phong tục tập quán, lối sống của người Việt mà bàn ăn của Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng. Thông thường bàn ăn kiểu Việt Nam được sắp xếp theo kiểu nhiều người [tập thể], tùy vào số lượng người đặt bàn, chi phí mà nhân viên phục vụ sẽ setup bàn ăn sao cho phù hợp. Bàn ăn kiểu Việt Nam trong các nhà hàng, khách sạn tuy khác với bàn ăn bình thường hàng ngày nhưng vẫn tạo được cho thực khách cảm giác quây quần, ấm cúng. Bàn ăn theo kiểu Việt Nam mang yếu tố gắn kết con người, tạo không khí gia đình, giúp mọi người có thể vừa ăn uống, vừa giao lưu trò chuyện.

a. Mỗi phần ăn gồm có:

- Bát ăn cơm.

- Đĩa kê.

- Đồ gác đũa [nếu có].

- Đũa.

- Thìa canh [thìa súp].

- Khăn ăn.

- Cốc nước.

- Bát đựng nước chấm.

b. Cách trình bày

Mỗi nhà hàng, khách sạn sẽ có những quy tắc setup bàn ăn riêng để phù hợp với phong cách hay đối tượng khách hàng mà khách sạn hướng đến, Tuy nhiên, khi bày bàn ăn theo kiểu Việt Nam các nhà hàng, khách sạn vẫn cần giữ nguyên được những quy tắc đặc điểm thiết yếu của bàn ăn kiểu Việt Nam

- Mặt bàn ăn được trải khăn lịch sự nhưng thể hiện sự trang trọng [thường là khăn trải màu trắng hoặc màu nhạt phù hợp với màu sắc chung của không gian nhà hàng]

- Khăn ăn đặt trên đĩa kê, chén được úp trên đĩa kê có khăn ăn ngay trước mặt vị trí ngồi của khách, cách mép bàn khoảng 2cm. Có thể linh hoạtxếp khăn ănthành nhiều hình dáng đẹp mắt đặt trên đĩa,trong lòng chén hoặc trên miệng ly để tăng phần sinh động cho bàn ăn.

- Đũa đặt trên đồ gác đũa [nếu có] tại điểm 1/3 chiềudài của đũa và đặt bên tay phải của chén theo hướng ngồi của khách

- Thìa ăn canh đặt theo nhiều cách: có thể đặt trên đĩa kê, bên cạnh chén; đặt bên trái của chén hoặc đặt trên gác thìa, bên cạnh đũa,... Trường hợp có thìa ăn cơm thì đặt thìa ăn cơm thay cho vị trí thìa ăn canh, đồng thời di chuyển thìa ăn canh lên phía trên song song với đĩa kê, cách đĩa kê khoảng 1 cm

- Ly nước đặt phía trước đầu đũa và cách đầu đũa khoảng 1cm

- Chén đựng nước chấm đặt trước chén ăn

- Các vật dụng như lọ tăm, lọ muối - tiêu, lọ hoa đều đặt ngăn nắp, gọn gàng giữa bàn

Answers [ ]

  1. 1:

    Đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam:

    Mỗi phần ăn gồm:

    – Bát ăn cơm

    – Đĩa kê

    – Đồ gác đũa[ nếu có]

    – Đũa

    – Thìa canh[ thìa súp]

    – Khăn ăn

    – Cốc nước

    – Bát đựng nước chấm

    Cách trình bày :– Trải khăn bàn

    – Đặt đũa bên tay phải của bát

    – Khăn ăn đặt lên đĩa kê, úp bát lên trên khăn ăn

    – Cốc nước đặt phía trước đầu đũa

    Bát đựng nước chấm đặt trước bát ăn cơm.

    Đặt bàn ăn theo phong cách Phương Tây :

    – Đĩa ăn

    – Dao

    – Dĩa[ nĩa]

    – Thìa

    – Đồ gác dao, thìa[ nếu có]

    – Cốc nước, li rượu

    – Khăn ăn.

    Cách trình bày :- Trải khăn bàn

    – Tại mỗi phần ăn đặt một hoặc hai đĩa.

    Bên phải đặt dao và thìa, bên trái đặt đĩa.

    – Li rượu đặt phía trước đĩa, cạnh li rượu có thêm một cốc nước lạnh.

    – Khi đặt bàn, cần để khăn ăn vào đĩa.

    – Khi dọn thức ăn, đưa thức ăn vào phía bên tay trái của khách, lấy ra bên tay phải của khách.

    2:

    – Để xây dựng được một thực đơn hợp lí ta cần phải quan tâm đến đặc điểm khẩu vị của từng người để từ đó xây dựng được một thực đơn phù hợp cho tất cả từ dinh dưỡng, khẩu vị và sức khỏe.

    – Ví dụ trong gia đình có một người dị ứng hải sản thì không thể nào nấu cơm hàng ngày lại có hải sản. Đến lúc đó sẽ có cảnh người ăn, kẻ nhịn tạo không khí không thoải mái trong bữa ăn.

  2.  

Chủ Đề