Cách trộn vỏ bánh nướng

Mặc dù Trung thu năm nào cũng có, bánh Trung thu năm nào cũng làm nhưng cách làm vỏ bánh Trung thu nướng sao cho chuẩn vị thì vẫn luôn là một trong những vấn đề khiến chị em đau đầu.

Để làm được những mẻ bánh Trung thu nướng thật ngon, bạn không chỉ cần có một công thức chuẩn mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Để đánh giá hương vị, độ ngon của vỏ bánh chắc hẳn là rất khó vì còn tùy vào khẩu vị của từng người, có người thích vỏ mỏng, ngọt, có người lại thích vị thanh, vỏ dày. Tuy nhiên, điều tối thiểu của một chiếc bánh trung thu ngon chính là phải đáp ứng được lớp vỏ không bị nứt, chảy, mất nét hoặc bị tách nước sau khi nướng.

Lớp vỏ quyết định rất nhiều đến ngoại hình của một chiếc bánh trung thu. Một chiếc bánh chuẩn phải có lớp vỏ vàng nâu, độ bóng vừa phải và hoa văn sắc nét. Chính vì vậy, việc làm vỏ bánh khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Đó cũng là một trong những vấn đề mà nhiều chị em gặp phải khi tự tay chuẩn bị bánh trung thu cho gia đình hoặc làm bánh trung thu homemade để kinh doanh. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết này của Dạy Làm Bánh HNAAu nhé!  Đây sẽ là công thức làm vỏ bánh trung thu nướng bất bại dành cho bạn!

Một vỏ bánh trung thu nướng đạt chuẩn với màu sắc hài hòa, sắc nét

Hướng dẫn cách làm vỏ bánh trung thu nướng

Một số ghi chú cho phần nguyên liệu:

+ Với số lượng này, bạn sẽ làm được 450 gram bột vỏ bánh. Nếu bạn làm bánh với khối lượng 75 gram thì sẽ làm được 18 cái. Nếu thích vỏ dày hơn, bạn có thể tăng tỉ lệ giữa vỏ và nhân bánh lên là được.

+ Phần bột chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của vỏ bánh. Chính vì thế, hãy chọn loại botoj ngon và hảo hạng nhất có thể để bánh được ngon nhất. Với cách trộn bột ở trên, bạn sẽ có phần vỏ bánh mềm, ẩm vừa, không bị khô cứng.

+ Nếu không tìm mua được bơ đậu phọng, bạn có thể bỏ qua phần này, phần ngũ vị hương bạn chỉ nên thêm vào vỏ bánh nếu làm bánh trung thu nướng nhân mặn.

Cách làm vỏ bánh trung thu nướng:

Bước 1: Bạn dùng rây để rây bột cho thật mịn và không còn vón cục vào một chiếc âu sâu lòng.

Bước 2: dùng spatula tạo ở giữa phần bột trong âu một lỗ trống ở giữa. Thêm vào âu lần lượt các nguyên liệu lòng đỏ trứng, nước đường bánh nướng, dầu đậu phộng, bơ đậu phộng và ngũ vị hương vào khoảng trống vừa tạo ra.

Bước 3: Dùng phới trộn bột trộn theo vòng tròn hoặc xoắn ốc từ giữa âu bột ra ngoài để phần bột khô được hòa quyện hoàn toàn với các nguyên liệu khác được trộn vào.

Bước 4: Khuấy đến khi các nguyên liệu được hòa vào cùng nhau thì bạn có thể dùng tay nhào bột thật nhẹ nhàng để bột thành một khối mịn, dẻo và không bị rời rạc. Lúc mới trộn xong bột sẽ hơi ướt đấy. Lúc này bạn nên chú ý, nếu thấy bột hơi khô, bở, dễ dàng bẻ vụn thì nên thêm vào đó một chúc dầu ăn hoặc nước đường.

Bước 5: Dùng giấy nến hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín khối bột lại sao cho không khí không bị lọt vào làm bột bị khô trong thời gian nghỉ. Để yên trong vòng 30 – 45 phút cho bột được nghỉ.

Sau khi bột được nghỉ xong, bạn chỉ cần bọc thêm nhân vào bên trong và đóng khuôn vào là đã có một mẻ bánh trung thu thơm ngon rồi!

Trình bày một chút cho thật bắt mắt để chiêu đãi cả nhà nhé!

Lưu ý khi bạn làm vỏ bánh với công thức trên đây:

–    Sử dụng nước đường mới, bột mì mới để bánh không bị khô và cứng.

–    Nướng bánh ở nhiệt độ vừa phải, không để nhiệt độ quá cao sẽ dễ khiến bánh bị cháy và khô.

–    Sau khi nướng xong bánh, bạn nên bật lò ở nhiệt độ 110 độ C, để yên bánh trong lò thêm 5 – 10 phút nữa để vỏ bánh giòn và khô hơn [đối với những bạn không thích bánh quá mềm].

Vậy là với hướng dẫn làm vỏ bánh Trung thu nướng này bạn đã có thể tự làm một mẻ bánh trung thu thật “chuẩn xịn” rồi. Bánh sẽ thật thơm ngon nếu bạn sên được phần nhân xuất sắc nữa, thử ngay tại căn bếp nhà bạn đi nhé! Chúc bạn thành công!

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Tại sao không tự tay làm những chiếc bánh trung thu đậm đà hương vị truyền thống dành tặng gia đình và bạn bè? Hãy cùng Thatlangon tìm hiểu cách làm bánh nướng thật đơn giản mà chuẩn vị này nhé.

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Hoa, nhưng đã từ rất lâu rồi, Tết Trung thu trở thành 1 trong những nét đẹp cổ truyền của người Việt Nam. Nhắc đến Trung thu thì không thể thiếu tách trà và cặp bánh nướng bánh dẻo.

Giữa vô vàn sự cách điệu về hương vị và kiểu dáng, nhưng bánh nướng truyền thống vẫn là lựa chọn hàng đầu trong các mâm cỗ Trung thu bởi hương vị rất riêng của nó. Đó là sự hòa quyện của các loại mứt, hạt khô, lá chanh, mỡ đường và lạp xưởng.

Cách làm lại không khó và cầu kỳ như nhiều loại bánh trung thu hiện đại khác. Tự làm những chiếc bánh nướng 🥮 sẽ giúp mùa Trung thu trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Bạn hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết cách làm bánh nướng nhân thập cẩm dưới đây nhé.

In Công Thức

Bánh nướng nhân thập cẩm truyền thống là sự hòa quyện của các loại mứt, hạt khô, lá chanh, mỡ đường và lạp xưởng. đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn.

  • 60 g hạt bí
  • 60 g hạt dưa
  • 100 g hạt điều hoặc hạt hạnh nhân
  • 100 g vừng trắng
  • 100 g mứt bí
  • 60 g mứt sen
  • 20 g mứt vỏ chanh
  • 100 g thịt xá xíu
  • 100 g mỡ đường
  • 100 g lạp xưởng
  • 1/4 gói ngũ vị hương
  • 30 g lá chanh thái sợi

  • Chổi lông mịn quét mặt bánh

  • Trộn đều hỗn hợp nước đường, dầu hướng dương, bơ lạc và lòng đỏ trứng.

  • Trộn đều bột mì với bột sư tử rồi cho đem trộn với hỗn hợp ướt.

  • Bọc kín hỗn hợp và ủ 30 phút rồi đem ra vê nhân và đóng bánh.

  • Hòa nước với đường rồi đun sôi, sau đó cho gừng thái nhỏ vào, đun thêm 3 phút thì tắt bếp và để nguội.

  • Rang chín các loại hạt. Sau đó, thái vụn hạt điều/ hạnh nhân và các loại mứt.

  • Lạp xưởng cho vào lò vi sóng quay khoảng 15 -20 giây rồi thái nhỏ.

  • Tiếp đó, trộn đều tất cả các nguyên liệu phần nhân bánh với nhau. Sau đó, thêm bột bánh dẻo vào và trộn đều, rồi thêm các nguyên liệu còn lại của phần kết dính nhân.

  • Chia nhân thành các phần bằng nhau theo trọng lượng khuôn và vo tròn.

  • Chia bột thành các phần bằng nhau theo trọng lượng khuôn, tỉ lệ vỏ và nhân là 1:2.

  • Cán bột thành hình tròn, sau đó đặt viên nhân vào giữa và miết cho vỏ ôm sát vào nhân và dính các mép bột vào với nhau.

  • Tiếp đó, cho viên bánh vào khuôn và đóng bánh.

  • Làm nóng ở 200 °C trong 15 - 20 phút.

  • Nướng lần 1 trong 15 phút ở 200 °C. Bỏ ra khỏi lò, chờ bánh nguội thì quét 1 lớp mỏng hỗn hợp quét mặt. Hỗn hợp được lọc qua rây trước khi quét lên mặt bánh.

  • Nướng lần 2 trong 10 phút ở 200 °C. Chờ bánh nguội thì quét 1 lớp mỏng hỗn hợp quét mặt.

  • Nướng lần 3 tương tự lần 2.

  • Bánh sau khi nướng để lên giá cho nguội hoàn toàn. Sau đó, đóng gói kèm túi hút ẩm, chờ khoảng 2 – 3 ngày sau, vỏ xuống dầu thì có thể dùng được.

Khẩu phần: 1bánh | Calories: 360kcal

Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!

Cách làm bánh nướng chi tiết

Bước 1: Vỏ Bánh

Đầu tiên, bạn trộn nước đường, dầu hướng dương, bơ lạc và lòng đỏ trứng trong 1 âu cho đến khi tất cả hòa quyện. Bạn hãy tham khảo cách làm nước đường bánh nướng ở đây.

Ở 1 âu khác, bạn trộn đều 200 g bột mì với bột sư tử. Sau đó, bạn cho hỗn hợp ướt ở trên vào trộn đều. Bạn thêm tiếp 50 g vào trộn, lúc này hỗn hợp đã rất đặc nặng và sẽ xuất hiện những chỗ bột khô ướt không đều. Bạn nên dùng găng tay để trộn cho dễ và hỗn hợp nhanh đều hơn. Lưu ý, bạn chỉ bóp bột chứ không nhồi bột.

Bạn tiếp tục thêm 50 g bột vào trộn. Với 20 g bột còn lại, bạn dùng để gia giảm bột tuỳ vào nước đường đặc hay loãng. Bạn thêm từ từ cho đến khi hỗn hợp bột mịn, gần như không dính tay thì dừng lại.

Tiếp đó, bạn bọc kín phần vỏ bánh này và ủ 30 phút trước khi vê nhân và đóng bánh.

Bước 2: Công Thức Bánh Nướng - Chuẩn bị nhân bánh

Trong thời gian chờ ủ vỏ bánh, bạn tiến hành rang các loại hạt cho đến chín vàng, giòn và thơm. Bạn hòa tan nước với đường rồi đun sôi, sau đó cho gừng thái nhỏ vào, đun thêm 3 phút thì tắt bếp và để nguội.

Sau đó, bạn thái hạt lựu hoặc đập vụn hạt điều, các loại mứt. Bạn cho lạp xưởng vào lò vi sóng quay khoảng 15-20 giây rồi thái nhỏ.

Tiếp theo, bạn trộn tất cả các nguyên liệu ở phần nhân bánh lại với nhau, rồi thêm bột bánh dẻo, dầu mè, rượu mai quế lộ trộn cho đều.

Tiếp đó, thêm từ từ nước đường gừng thành nhiều lần rồi trộn đều. Khi bột bánh dẻo gặp nước sẽ nở ra tạo độ kết dính, giúp cho các nguyên liệu dính lại nhau dễ dàng hơn.

Khi trộn nhân, bạn nên cảm nhận độ ẩm của nhân. Bạn có thể dùng tay nắm thử nhân thành 1 nắm tròn, nếu các nguyên liệu kết dính không rời nhau thì phần nhân đã đạt. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải dùng hết chỗ nước đường gừng nếu nhân kết dính tốt.

Trong quá trình trộn nhân, bạn có thể gia giảm thêm đường cho hợp khẩu vị. Nếu thấy nhân quá khô, bạn có thể thêm từng thìa cà phê nước. Nếu nhân chưa đủ độ kết dính thì bạn thêm bột bánh dẻo. Bạn không nên sử dụng bột khác như bột ngô hay bột mì thay thế bột bánh dẻo.

Sau khi trộn nhân xong, bạn chia nhân thành các phần bằng nhau theo tỉ lệ 2 nhân 1 vỏ phù hợp với trọng lượng khuôn.

Với công thức bánh nướng này, mình sử dụng khuôn 85 g, vì vậy mình chia nhân thành các phần có trọng lượng từ 50-55 g. Sau đó, bạn vo tròn nhân lại để đóng bánh luôn. Vì nhân thập cẩm chứa nhiều hạt nên bạn cần dùng ngay để tránh các hạt bị ỉu.

Bước 3: Cách Làm Bánh Nướng - Nặn bánh

Đầu tiên, bạn chia bột thành các phần bằng nhau có trọng lượng khoảng 30-35 g. Bạn nên sử dụng màng bọc để bọc các phần bột lại hoặc để vào nơi kín trong quá trình đóng bánh để tránh bột bị khô.

Tiếp theo, bạn vê bột thành hình tròn. Nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc cảm thấy bột hơi dính thì có thể xoa 1 lớp bột áo vào tay trước khi vê bột. Lớp bột áo sẽ giúp cho việc cán bột dễ dàng hơn.

Sau đó, bạn dùng cây cán bột cán khối bột thành hình tròn, với phần mép dày hơn phần giữa. Bạn nên cán nhẹ nhàng và không nên cán quá rộng, sẽ làm cho vỏ khó ôm sát vào nhân. Phần vỏ được cán chỉ nên vừa đủ bao 2/3 phần nhân, sau đó bạn miết từ từ phần vỏ thì sẽ bao hết phần nhân còn lại.

Bạn đặt viên nhân vào giữa miếng vỏ vừa cán, nhẹ nhàng miết vỏ từ dưới lên để vỏ ôm sát vào nhân. Tiếp đó, miết phần mép vỏ lên để các mép dính vào nhau. Nếu thấy có phần vỏ phồng lên, tức là có không khí giữa vỏ và nhân thì dùng tăm chọc nhẹ để phần khí đó thoát ra và nhẹ nhàng miết kín lại.

Bạn làm tương tự cho đến khi hết các phần nhân và dùng màng bọc để phủ lên, tránh cho bánh bị khô.

Bước 4: Cách Làm Bánh Nướng - Đóng bánh

Trước khi đóng bánh, bạn bật lò nướng ở 200 °C để làm nóng trong 15-20 phút. Bạn chuẩn bị khay nướng có lót giấy nến. Bạn không nên dùng khay đen đi kèm lò, vì dễ làm cháy đế bánh.

Tiếp theo, bạn dùng chổi quét 1 lớp dầu thật mỏng, hoặc phủ 1 lớp mỏng bột vào thành khuôn. Sau đó, bạn cho viên bánh vào khuôn, ấn nhẹ nhàng và dàn đều bánh rồi lấy bánh ra. Bạn có thể dùng tăm chọc vài lỗ nhỏ ở đế bánh, để khi nướng, khí bên trong sẽ dễ dàng thoát ra, giúp nhân và vỏ bánh không có khoảng trống sau khi nướng.

Nếu dùng khuôn lò xo, bạn cần phải giữ chắc khuôn và ép mạnh tay, dứt khoát thì bánh sau khi đóng sẽ dễ lấy ra hơn mà vẫn giữ được hình dáng và độ sắc nét.

Bước 5: Nướng bánh

Cuối cùng, bạn đem nướng bánh ở chế độ 2 lửa.

Bạn nướng lần 1 trong 15 phút ở 200 °C. Trong thời gian chờ bánh chín, bạn hòa tan hỗn hợp quét mặt rồi lọc qua rây cho mịn. Khi bánh có màu trắng đục, mặt bánh hơi xém vàng thì bạn bỏ ra khỏi lò, chờ bánh khoảng 10-15 phút, rồi quét 1 lớp mỏng hỗn hợp trứng lên mặt và thành bánh bằng chổi mềm.

Sau đó, bạn đem nướng lần 2 trong 10 phút ở 200 °C. Bạn chờ bánh nguội rồi tiếp tục quét 1 lớp mỏng hỗn hợp quét mặt. Cuối cùng, bạn nướng lần 3 tương tự như lần 2.

Bạn chú ý, không được quét quá nhiều hỗn hợp trứng hay quét chỗ mỏng chỗ dày vì sẽ làm đọng trứng và mất nét bánh.

Nhiệt và thời gian nướng có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước lò và khối lượng bánh. Vì vậy, bạn cần linh hoạt điều chỉnh nhiệt độ và thời gian cho phù hợp.

Bước 6: Cách Làm Bánh Nướng - Hoàn thành

Bánh mới nướng xong vỏ còn cứng, bạn hãy để ra giá cho nguội hoàn toàn. Sau đó, bạn đóng gói kèm túi hút ẩm, khoảng 2-3 ngày sau, đường xuống màu, dầu từ nhân bánh thấm ra ngoài sẽ giúp vỏ bánh có màu nâu sậm, bóng và mềm.

Vì bánh handmade không có chất bảo quản nên bạn có thể để bên ngoài trong 3-4 ngày và 1 tuần trong tủ lạnh. Tốt nhất là bạn nên sử dụng trong 3-4 ngày sau khi nướng, vì đây là thời gian bánh xuống dầu ở độ hoàn hảo và có hương vị thơm ngon nhất.

Thành phẩm thu được là những chiếc bánh nướng vàng ươm. Nếu nhâm nhi cùng tách trà thì sẽ giúp cân bằng vị đậm đà của miếng bánh vừa tan trong miệng.

Ngoài nhân thập cẩm bạn có thể làm nhân đậu xanh, hạt sen hay sữa dừa như chúng mình chia sẻ trong bài Cách làm bánh dẻo nhé. Và tại sao lại không đổi vị với bánh trung thu lava tan chảy nhỉ?

Chúc các bạn thành công với công thức bánh nướng cổ truyền này để mùa trăng sắp tới thêm ấm áp và ý nghĩa nhé!

*Ảnh: Nguồn Internet

Video liên quan

Chủ Đề