Cách trồng cà dĩa

- Cà pháo, cà dĩa  gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

- Cà tím gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

2. Giống và chuẩn bị vườn ươm cà pháo, cà dĩa, cà tím :

- Đối với cà pháo, cà dĩa thường dùng các giống ở địa phương;  

+ Lên liếp ươm cao từ 20 - 25cm.  Hạt cà có vỏ cứng tương đối dày. Vì vậy, để hạt có thể nảy mầm được tốt trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước 23-30 giờ, sau đó vớt ra để cho se hạt rồi đem gieo.

 + Khi cây con mọc cần phải luôn giữ ẩm, nếu cây con mọc quá dày nên tỉa bớt, chỉ để lại khoảng cách giữa các cây con là 5-6 cm.

- Các giống cà tím phổ biến hiện nay là các giống F1 như Rolek 039, Echo 072, Swing 086, Lion …, lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000m2 từ 30 - 40 gr. Hạt cần được xử lý bằng nước nóng 50 0C [ 2 sôi, 3 lạnh] trước khi gieo .  

Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.


Giống cà dĩa


Giống cá tím, cá pháo

3. Chuẩn bị đất, trồng cây cà pháo, cà dĩa, cà tím :

- Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một chân đất và không được trồng trên đất đã trồng các loại cây cùng họ như: ớt, cà chua, thuốc lá…, nên luân canh với các cây thuộc họ khác.

- Cây cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các loại đất dễ thoát nước.

- Lên luống rộng 1 – 1,2 m, cao 20-25 cm.

- Khoảng cách trồng: 60 x 80cm.

- Cây giống đem trồng có thời gian sống trong vườn ươm là 35-45 ngày. Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5-7 ngày, chỉ tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho cây không bị đứt rễ và chóng bén.

4. Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà pháo, cà dĩa, cà tím 

Bao gồm tất cả các khâu tác động đến cây cà từ sau cấy cho đến khi thu hoạch.

a- Bón phân cho cà pháo, cà dĩa, cà tím :

Lượng phân: Đơn vị tính Ha

Loại phân Tổngsố Bónlót Bón thúc
Lần 1[7-10NST] Lần 2[20-25NST] Lần 3[40-45NST]
Phân chuồng hoai mục [tấn] 10-15 10-15 / / /
Phân HC vi sinh [kg] 1.000 1.000 / / /
Phân lân vi sinh [kg] 1.000 1.000 / / /
Vôi bột [kg] 1.000 1.000 / / /
Urea [kg] 100   20 40 40
Kali [kg] 80   20 30 30

Lượng phân vô cơ trên có thể tăng hoặc giảm 10-20% tùy theo đất đai, thời tiết, mùa vụ …

b- Theo nước và tỉa cành:

Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới ngày một lần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.

Cây cà sau khi mọc được 7-9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất, các nhánh khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy, cần tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều quả.

5. Phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây cà pháo, cà dĩa, cà tím 

a- Các loại sâu hại chính:

* Sâu xanh đục trái: Sâu đục vào nụ hoặc trái non, ăn rỗng ở bên trong, làm nụ, quả bị rụng hoặc bị thối.

Phòng trừ: dùng các loại thuốc vi sinh như như nhóm Vi khuẩn Bacillus thuringiensis var. aizawai, hoặc var. kurstaki [Vi BT 32000WP, Biocin 16WP, Aztron 7000DBMU....], Abamectin [Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..], Diafenthiuron [Pegasus 500SC], Chlorfluazuron  [Atabron 5 EC ], Spinosad [Success 25SC]…, dùng luân phiên với thuốc hoá học gốc Deltamethrin [ Decis 2.5EC, Delta 2.5EC]...; hoặc dùng các chế phẩm có nguồn gốc  thảo mộc.          * Sâu ăn lá: Bao gồm các loại sâu như sâu khoang, sâu đo,… là loại sâu ăn tạp, cắn phá hại lá. Để hạn chế tác hại của chúng dùng các loại thuốc như sâu xanh. 

         * Sâu xám: Sâu non sống trong đất, ban đêm chui lên cắn phá cây.

Phòng trừ: Làm đất ải và diệt sạch cỏ trên đồng ruộng. Dùng thuốc Diazinon [ViBasu 10H] rãi vào đất theo hàng cây để diệt sâu non.

 * Đối với rầy xanh: dùng một trong các loại thuốc Fenvalerate [ Sumicidin 10, 20EC] , Thiamethoxam [Actara 25WG], Buprofezin [  Applaud 10WP] , …

b- Các loại bệnh hại chính:

* Bệnh lở cổ rễ: do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra.

Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết.

Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện, dùng các loại thuốc như: thuốc gốc đồng, Carbendazim [Bavistin 50SC], Propineb [Antracol 70WP], Validamycin [Validacin 5L] để phun.

* Bệnh chết xanh: Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh.

Vi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắt nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo và chết.

Các biện pháp phòng sâu bệnh cho cà pháo, cà dĩa, cà tím 

- Cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây.

- Sử dụng các giống kháng bệnh.

- Kịp thời phát hiện sớm và loại bỏ những cây bị bệnh, đem xa khỏi ruộng và tiêu hủy. Để hạn chế sự lây lan của bệnh, có thể dùng các loại thuốc  như Kasugamycin [Kasumin 2L], Streptomyces lidicus WYEC 108 [Actinovate  1SP], ...

* Bệnh đốm nâu: Do nấm Cladosporium fulvum Cke gây ra.

Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.

Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm 90-95%, nhiệt độ 22-250C. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cà pháo, cà dĩa, cà tím 

- Thu dọn tàn dư cây sau mỗi vụ thu hoạch.

- Luân canh cà với các cây trồng khác họ.

- Kịp thời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn.

- Dùng các loại thuốc  Mancozeb [Dipomate 80 WP], Bordeaux + Zineb [Copper-zinc 85WP], Mancozeb+Metalaxyl [ Ridomil Gold 68 WP],… để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.

Chú ý: Để nông sản an toàn trước khi lưu thông trên thị trường tiêu thụ, khi sử dụng các loại thuốc hoá học [tuỳ loại thuốc] cần đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch .

6. Thu hoạch và để giống cho vụ sau:

Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau. Cách 2-3 ngày thu một lần.

Đối với cà pháo, cà bát khi để hạt giống chọn cây có nhánh to bằng thân chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt. Chọn lấy những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, những quả đã chín sớm nhiều hạt. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1-2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, có vết rạn nứt, tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất. Thu về để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ sau.

Cũng có thể để hạt giống theo cách cổ truyền sau đây: để cho quả cà nhũn ra, bóp hạt vào tro, cho thêm nước trộn thành hỗn hợp tro, hạt, nặn thành nắm và gắn chặt vào tường gần bếp để khô tự nhiên, đến vụ đem bóp vụn và mang gieo. Cách để giống này rất thích hợp với quy mô trồng trọt nhỏ ở gia đình, tự túc cây giống.

SNPTNT Ninh Thuận

“CÀ TÍM, CÀ MỠ, CÀ TRỨNG, CÀ PHÁO, CÀ DĨA, CÀ NGỌT, CÀ NÂU, CÀ BÁT, CÀ PHỔI”

[Tài liệu tham khảo]

Cà tím là một loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam, cà tím được dùng chế biến: Nướng, xào, nấu… là món ăn được ưa chuộng. Cây cà tím thuộc về họ cà [Solanacea], cùng họ với cà chua, ớt, …

Cà tím có rất nhiều giống, trái có nhiều dạng và màu sắc khác nhau, như dạng trái tròn dẹp [cà dĩa], tròn ngắn, tròn dài. Màu sắc: xanh, xanh sọc trắng, tím, …Trọng lượng mỗi trái tùy giống, đạt từ 15g – 400g. Hầu hết các giống F1 đều được ưa chuộng vì giống kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và ổn định, độ đồng đều trái cao.

Thường thích hợp trồng vào vụ Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu trong năm [Miền Nam, Miền Tây]. Tuy nhiên nếu trồng vụ Thu Đông nên chọn vùng đất cao, thoát nước tốt [vì mưa nhiều, cây dễ bị ngập úng]

Đất trồng cà tím phải được cày bừa tơi xốp. Vùng đất thấp nên lên líp cao như ở song tiền Giang, Long An, An Giang, … Cà tím có thể trồng vùng phù sa ven sông, đất không bị phèn, mặn, độ pH thích hợp khoảng 6 [Nếu pH thấp hơn, nên bón thêm vôi để tăng độ pH lên]

  1. III.   GIEO HẠT

Yêu cầu hạt giống gieo cần khoảng 7 – 12g [tùy giống độ hạt lớn, nhỏ] để trồng cho 1.000m2. Hạt giống cần phải ngâm ủ, khi hạt bắt đầu nảy mầm phải gieo vô bầu. Hạt giống cà từ ngâm ủ đến bắt đầu nảy mầm khoảng 50 – 70 giờ. Nhiệt độ ủ thích hợp nhất là từ 25 – 30oC.

Thành phần dất phân cho vô bầu thông thường theo tỷ lệ 2 đất + 1 phân chuồng + 20% tro trấu.

Vùng đất cát pha thịt sử dụng tỷ lệ tro trấu ít hơn. Hỗn hợp này phải được sang rây kỹ để loại bỏ rác hoặc đất to để  hạt dể nảy mầm.

Thời gian này cây con trong bầu khoảng 15 – 20 ngày sau khi gieo thì đem trồng.

Tùy giống và thời vụ, nếu giống cây thấp và tán hẹp thì bố trí trồng dày hơn. Khoảng cách trung bình:

-       Mùa mưa: Hàng cách hàng 1 – 1,2m, cây cách cây trên hàng 0,7m. Mật độ 1.200 – 1.400 cây/m2

-       Mùa khô [Mùa nắng]: Hàng đôi cách hàng đôi 1,2m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6m và cây cách cây 0,7m [trồng hình nanh sấu]. Mật độ 1.600cây/1.000m2.

Trước khi đem cây con ra trồng ngoài đồng cần phải phun 1 lượng thuốc phòng trừ sâu bệnh, phun vào buổi chiều mát. Đặt cây con xuống đất sao cho mặt bầu đất bằng với mặt líp. Nếu đặt sâu quá cây sẽ kém phát triển, cạn quá cây dễ bị đỗ ngã vì bộ rễ không được ăn sâu chắc chắn vào giai đoạn đầu.

Sau khi trồng 2-3 ngày cần phải trồng dặm lại những cây bị chết do lúc trồng cây, bầu đất bị bể làm đứt rễ hoặc do một lý do nào khác. Cần rà soát, dậm lại 2-3 lượt để bảo đảm mật độ cây trồng ngoài đồng.

IV. CHĂM SÓC

Tùy theo dạng đất, thời vụ, cách tưới [tưới thấm, tưới phun, tưới bằng thùng búp sen] mà số lần tưới trong tuần có khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là cung cấp đủ nước cho cây trồng. trong quá trình chăm sóc cần quan sát độ ẩm đất, thiếu hoặc dư thừa nước sẽ làm cho cây kém phát triển, khó đậu trái, dễ làm rụng hoa.

v BÓN PHÂN:

Loại và lượng phân bón tùy thuộc vào độ phì nhiêu của đất, thời vụ. Trồng trên đất xám miền Đông Nam Bộ [đất nhiều cát, độ màu mỡ ít như Củ Chi, Tây Ninh] lượng phân bón nhiều hơn trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long [Đất phù sa ven song, độ màu mỡ cao]. Sau đây là lượng phân trung bình cho vùng đất xám miền Đông Nam Bộ cho 1.000m2 như sau: 50 – 100kg vôi nông nghiệp, 3m3 phân chuồng hoai, 600dm3 mụn dừa, 11[hoặc bón phân đơn tương đương bao gồm: 23,3kg Urê; 38,26kg DAP; 24,6kg KCl] được phân chia theo lịch như sau:

Stt

Diễn giải

Vôi

[kg]

Phân chuồng

[m3]

Mụn dừa

[dm3]

NPK

20-20-15

[kg]

Ghi chú

1

Tới trước khi bón lót 10 ngày

50

0

0

0

2

Bón lót

0

1

200

0

3

Bón thúc lần 1

[10 ngày sau trồng]

0

1

200

10

Rải phân chung quanh gốc, cách gốc 10cm

4

Bón thúc lần 2

[10-12 ngày sau bón thúc lần 1]

0

1

200

20

Rải phân mép ngoài của hàng đôi và giữa cây trên hàng cách gốc 25-30cm.

 * Ghi chú:

- Các lần bón thúc kế tiếp cứ cách nhau 15-20 ngày bón 1 lần, loại, lượng phân bón như bón thúc lần 2 [trừ phân chuồng].

- Bón thúc lần 3: Rải phan giữa hai hàng đôi, lấp phân.

- Bón thúc lần 4,5: Lập lại thứ tự như lần 2,3 [hoặc có thể ngâm phân pha loãng với nước tưới gốc].

- Kết hợp bón phân, làm cỏ, vun gốc, lấp phân.

- Giữa 2 lần bón thúc, nếu cây thiếu phân, cần bổ sung thêm phân bón bằng cách dùng Urê, DAP hoặc NPK 20-20-15, pha loãng với nước, tưới gần gốc khi cây bắt đầu ra hoavà giữa các đợt thu hoạch.

- Nếu chăm soc, phòng trừ bệnh tốt, bón phân đầy đủ, thời gian thu hoạch kéo dài trên 60 ngày.

v PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Stt

Loại sâu

Giai đoạn phá hại

Cách phá hại

Phòng trừ

1

Dế, sâu đất

Lúc mới gieo [cây còn nhỏ]

Ăn đọt lá non cây non, làm cây chết

Xử lý đất, rải đều Furadan hạt hoặc Basudin trên mặt bầu [1 bầu rải khoảng 20-30 hạt] sau khi gieo hạt.

Có thể phun thuốc phòng trị như Nockthrin, Decis...

2

Sâu xanh, sâu đục bông, đục trái

Ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây

Cắn phá đọt lá non, bông và đục vào trái, tạo những đường ngoằn ngèo trong trái, làm trái không còn giá trị thương phẩm.

Phun thuốc Foton 5.0 ME, Nockthrin.

3

Sâu vẽ bùa

Ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây.

Thành trùng đẻ trứng trong tế bào lá rồi nở thành ấu trùng đục lòn thành đường hầm dưới biểu bì mặt lá, tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhập vào cây trồng.

Phun thuốc Pesta 5SL, Foton 5.0ME, Nockthrin, Gegent xanh.

4

Rầy mềm [rệp bông, rệp đen, ...]

Ở mọi giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây

Rầy tập trung ở lá, đọt non chích hút nhựa làm cây khó phát triển.

Phun thuốc Pesta 5SL, Foton 5.0ME, Nockthrin

5

Nhện đỏ

Lúc cây đã lớn đến giai đoạn đang thu hoạch

Nhện đỏ tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm cây bị mất sức, năng suất cây trồng giảm.

Phun thuốc Pesta 5SL, Foton 5.0ME

* Phun thuốc trừ sâu cần phải thay đổi thuốc thường xuyên để tránh sâu kháng thuốc.

Stt

Bệnh

Giai đoạn cây bị thiệt hại

Cách phá hại

Thuốc phòng trừ

1

Bệnh lở cổ rễ cây con.

Từ 4-5 ngày sau khi gieo

Nấm bệnh tấn công phần tiếp gian1 giữa rễ và thân làm cây chết nhanh.

No Mildew 25WP; Marthian 90SP

2

Bệnh cháy lá, đốm lá, mốc sương.

Giai đoạn cây lớn

Nấm bệnh xâm nhập vào biểu bì lá tạo thành hình bất định và lan rộng.

Thane-M 80WP; Bavisan 50WP + No Mildew 25WP; Dipcy 750WP

3

Héo rũ

Ở giai đoạn cây bắt dầu trổ hoa và kết trái

Do Bacteria hoặc nấm bệnh tấn công ở bộ rễ

Đất trồng thoát nước tốt.

Trồng luân canh cây khác họ cà.

Phun phòng bệnh: Marthian 90SP, No Mildew 25WP,...

Xử lý đất trước trồng: Cày, phơi đất, xử lý vôi.

4

Bệnh đốm vằn trên cà

Cây gần trổ ha đến đang thu hoạch trái

Nấm bệnh tấn công vào thân lá

Bavisan 50WP

Marthian 90SP

Khoảng 60-70 ngày sau trồng là có thể bắt đầu thu hoạch, nên chọn thời điểm thích hợp để hái trái. Nếu hái trễ, trái bị già không ngon, bán mất giá.

Sau khi thu hoạch, cần bảo quản tạm thời nơi thoáng mát.

Nếu chăm sóc tốt khả năng thu hoạch kéo dài từ 50-60 ngày hoặc có thể hơn, năng suất đạt trên 5 tấn trái/1.000m2.

Các bài viết khác

Video liên quan

Chủ Đề