Cách trữ sữa khi đi làm

Làm sao để duy trì sữa mẹ khi đi làm trở lại?

Đây có lẽ là vấn đề khá đau đầu với những mẹ chuẩn bị trở lại với guồng quay công việc. Trong bài này, mình sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên !

Tất cả chúng ta đều biết: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ những vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Đặc biệt hơn, sữa mẹ còn chứa các kháng thể tăng khả năng miễn dịch cho bé. Có thể nói, sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho con trong mọi hoàn cảnh.

  • KIẾN THỨC: Nguyên nhân mất sữa sau sinh và cách khắc phục

Hiểu được những lợi ích vô cùng quý giá ấy, rất nhiều mẹ đã và đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhà nước cũng rất ưu ái khi cho các mẹ hưởng chế độ thai sản 6 tháng, sau thời gian này hầu hết các mẹ phải đi làm trở lại.

Hiện nay nhà máy, công ty đều có phòng riêng để vắt sữa và bảo quản sữa mẹ cho người lao động. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho những ai đang nuôi con nhỏ.

Như các mẹ đã biết, trước kia mình là nhân viên văn phòng và nuôi 2 bé hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không hề sử dụng một chút sữa công thức nào. Để duy trì sữa, ngoài bổ sung thực phẩm lợi sữa sau sinh, nếp sống khoa học thì quan trọng nhất là phải hút sữa thường xuyêntrữ sữa đúng cách.

Trong bài này mình chỉ tập trung chia sẻ kinh nghiệm về 2 vấn đề trên, còn dinh dưỡng, sinh hoạt như thế nào có lẽ ai cũng biết. Ngoài ra, việc tự tin vào khả năng nuôi con bằng sữa mẹ cũng là yếu tố quyết định sự thành bại trong việc duy trì sữa mẹ.

1. Hút sữa đúng cách để duy trì sữa mẹ

Trước đây mình là nhân viên kế toán, bắt đầu làm việc lúc 7h30 và kết thúc lúc 16h30. Máy hút sữa mình để ở công ty vì ở nhà 2 con bú rồi nên không phải hút sữa nữa. Trước khi đi làm, mình chuẩn bị hộp dụng cụ bao gồm:

+ 2 bình đá khô

+ 2 phễu hút

+ 4 bình hút sữa

+ túi trữ sữa

Tất cả các dụng cụ trên đều được vệ sinh sạch sẽ.

Hút sữa đúng cách sẽ giúp bạn duy trì sữa mẹ dài lâu

Mình luôn cố gắng duy trì giữa cữ bú của con và hút sữa không quá 6 tiếng. Nếu để quá 6 tiếng mà không bú hoặc hút thì dễ bị tắc sữa và sữa sẽ giảm dần.

Cụ thể, lúc 6h30 đến 7h cho con bú ở nhà, sau đó đưa bé đi lớp và mẹ đi làm. Đến công ty mới bắt đầu hút sữa và phân lịch một ngày 2 lần:

  • Lần 1: hút từ 10h30 đến 11h. 11h30 đi ăn cơm và tranh thủ ngủ trưa đến 12h30 rồi vào làm.
  • Lần 2: hút từ 15h đến 15h30, 16h30 tan ca về nhà.

Công việc khá bận nên không xuống phòng hút sữa được vì vậy mình đã mua áo hút sữa rảnh tay rồi khoác một chiếc áo mỏng che bên ngoài, thế là hai tay mình vẫn thao tác bình thường và việc hút sữa vẫn diễn ra. Một lúc sau cúi xuống đã thấy đầy 2 bình sữa, cảm giác hạnh phúc vô cùng.

Vì có sự trợ giúp của 2 máy hút công suất cao nên buổi tối không phải hút nữa. Tuy nhiên, với những mẹ sữa nhiều có thể hút thêm 1 cữ vào buổi tối, thời gian tốt nhất là sau ăn cơm.

BẠN SẼ THÍCH:
  • 15 thức uống lợi sữa cho Mẹ sau sinh
  • Những thực phẩm lợi sữa sau sinh không thể bỏ qua
  • Làm sao để có nhiều sữa sau sinh mổ?

2. Trữ sữa và bảo quản sữa

Chuẩn bị dụng cụ

Tùy vào nhu cầu ăn trong một ngày của con mà mẹ chọn dụng cụ đựng sữa phù hợp. Ví dụ như bé nhà mình, lúc mẹ đi làm bé được 6 tháng, khi đó mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Một ngày con sẽ uống hết 3 bình 150ml và một bữa ăn dặm. Mình mang đến công ty 4 bình có nắp đậy để hút 2 lần và túi trữ sữa đựng sữa dư.

  • Hiện nay các mẹ bảo quản sữa trong bình nhựa là chủ yếu, vì vậy hãy mua loại bình không chứa BPA an toàn cho bé, mẹ có thể đọc nên mua bình sữa cho bé loại nào tốt? để có lựa chọn tối ưu nhất. Hồi đó, mình có 10 bình sữa kiểu dáng và nắp giống nhau để dùng chung với 1 máy hút sữa.
  • Ngoài ra mẹ nên chuẩn bị thêm túi để trữ sữa ở nhà cho bé. Sữa dự trữ dùng trong trường hợp bé uống bị nôn trớ, hay mẹ bận việc chưa về kịp hoặc thỉnh thoảng có ngày sữa ra ít hơn.
  • Mua bút lông dầu ghi thời gian trữ sữa trên bình/túi, giúp mẹ biết được hạn sử dụng của từng bình sữa và túi sữa. Bình sữa đặt ở ngăn mát để con uống trong ngày, còn túi sữa thì để trữ đông trên ngăn đá.

Cách trữ sữa mẹ

Tùy vào lượng sữa mẹ và nhu cầu của bé mà trữ với lượng phù hợp, đồng thời chọn bình hay túi trữ sao cho vừa tiện vừa tiết kiệm. Với sữa hút ra trong cùng 1 ngày thì mẹ có thể trữ chung trong 1 bình hoặc túi; còn lại phải để riêng sữa của các ngày khác nhau.

  • Sữa hút ra mình đong đủ mỗi bình 150ml cho một lần ăn và để trong hộp cùng phễu hút, sau đó đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Đến chiều sử dụng bình phễu mới và tiếp tục hút.
  • Trữ sữa trong ngăn mát: sữa mẹ để được 48 tiếng, ở công ty khi hút xong mình xếp hết bình sữa vào hộp túi đá khô, việc này đảm bảo sữa không bị thiu hay hỏng. Còn khi ở nhà, mỗi lần bé ăn thì bà chỉ cần lấy một bình ra hâm và cho cháu ăn. Trong trường hợp bé ăn không hết thì lượng sữa thừa chỉ nên để trong 1 2 giờ nữa rồi bỏ, không nên bảo quản tiếp.
  • Trữ sữa trong ngăn đá: nên dùng túi trữ sữa để tiết kiệm không gian tủ lạnh. Nếu có một chiếc tủ lạnh chỉ dùng để trữ sữa mẹ thì đó là điều tuyệt vời, nhưng đối với tủ còn đựng thức ăn khác thì mẹ nên mua túi zip, sau đó cho túi sữa vào đặt trong tủ lạnh, việc này có tác dụng tránh nhiễm khuẩn chéo.

Cuối cùng, mẹ đừng quên ghi ngày tháng lên túi để kiểm soát hạn sử dụng nhé. Việc bảo quản sữa mẹ được bao lâu phụ thuộc vào loại tủ lạnh nhà bạn. Tủ lạnh một cửa có thể bảo quản tối đa 2 tuần. Loại 2 cửa bảo quản tối đa 3 tháng. Loại tủ đông chuyên dụng bảo quản tối đa 6 tháng.

Cách rã đông và làm ấm sữa mẹ

Sữa để trong ngăn mát bạn hãy làm ấm bằng cách sử dụng máy hâm sữa hoặc đổ nước ấm vào cốc rồi đặt bình sữa vào. Mình sử dụng máy hâm sữa vì nó tiện hơn, luôn đặt ở mức 40 độ và dặn bà khi lấy sữa trong ngăn mát thì hâm đến khi nào bình sữa ấm đều lên là có thể cho cháu ăn.

  • ĐỌC THÊM: Viên uống lợi sữa Mabio có tốt không?

Đối với sữa để trong ngăn đá, trước khi sử dụng phải rã đông bằng cách chuyển xuống ngăn mát để sữa tan dần. Trong trường hợp cần ngay mẹ ngâm túi sữa trong nước đun sôi để nguội, đảm bảo miệng túi luôn kín khít để nước không thể tràn vào trong. Khi sữa đã tan, làm tương tự như trên. Chú ý, sữa sau khi hâm nếu bé không bú hết thì bỏ, không được trữ đông tiếp hoặc đổ trộn vào với sữa mới.

Một số chú ý khi vắt sữa và bảo quản sữa mẹ

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con, các mẹ cần lưu ý :

  • Rửa tay sạch trước khi vắt sữa.
  • Dụng cụ vắt sữa và bình chứa phải được tiệt trùng.
  • Trữ sữa ngay khi vắt ra.
  • Các mẹ tuyệt đối không hâm sữa ở nhiệt độ quá cao hoặc ngâm trong nước sôi, sẽ làm mất dinh dưỡng của sữa.
  • Sữa sau khi trữ lạnh, lớp chất béo sẽ đóng lại thành màu trắng đục phía trên bình, vì thế khi hâm mẹ nhớ lắc đều và nhẹ nhàng để chất béo hòa tan vào sữa. Không lắc mạnh bình sữa hay làm nóng đột ngột ở nhiệt độ cao sẽ làm mất tính tự nhiên của sữa mẹ.
  • Không tái trữ khi đã được rã đông.

Tâm lý của mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sữa mẹ. Nếu mẹ tin tưởng rằng mình đủ sữa cho con và tinh thần thoải mái thì sữa tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra, cho con bú trực tiếp và thường xuyên thì việc duy trì sữa mẹ là không khó.

ĐỌC THÊM: Nên mua viên uống lợi sữa Mabio hay Fenugreek?

3. Lời kết

Với những chia sẻ rất chi tiết và tỉ mỉ trên, chắc hẳn các mẹ không còn lo lắng về việc duy trì sữa mẹ, vì thế hãy tự tin và cho con bú lâu dài.

Nếu thực hiện quá trình hút và bảo quản sữa đúng cách thì sữa mẹ dù là đông lạnh hay đông đá vẫn không bị mất chất, vẫn chứa đầy đủ dinh dưỡng với các đặc tính vi sinh và tốt hơn sữa công thức rất nhiều.

Đã có nhiều tấm gương nuôi con sữa mẹ thành công và mình luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Hãy học từ những người thành công và hãy lấy kinh nghiệm từ những người thất bại bạn nhé !

Chúc bạn duy trì sữa lâu dài để bé yêu luôn khỏe mạnh! Nếu có góp ý hay thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Có nên dùng viên uống lợi sữa?
  • Top 5 viên uống lợi sữa tốt nhất hiện nay !
  • Viên uống lợi sữa cỏ cà ri có tốt không?

Video liên quan

Chủ Đề