Cải cách hành chính trong bệnh viện thực trạng và giải pháp

Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Cơ cấu tổ chức
    • Quy hoạch phát triển
    • Thành tựu
  • Tin tức
    • Thông tin hoạt động
    • Thông báo
    • Thông tin dược
    • Dịch vụ Y tế
    • Bảo hiểm Y tế
    • Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
    • Thông tin Y
    • Đấu thầu thuốc- hóa chất - vật tư tiêu hao
    • Đào tạo - Bồi dưỡng
  • COVID-19
    • Văn bản chỉ đạo
    • Tài liệu truyền thông về phòng chống COVID-19
    • Thông tin tình hình dịch [trong tỉnh]
  • Quản lý nhà nước về y tế
    • Hướng dẫn thủ tục hành chính
    • Thông tin đấu thầu
    • Thông tin quản lý nhà nước về Y tế
    • Thông tin thuốc - thực phẩm - mỹ phẩm
    • Văn bản Pháp Luật
    • Góp ý dự thảo văn bản
    • Cải cách hành chính
    • Quản lý hành nghề y
    • Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2008
  • Phòng, chống tham nhũng
    • Văn bản chỉ đạo phòng, chống tham nhũng
    • Báo cáo phòng, chống tham nhũng
    • Mua sắm công và xây dựng cơ bản
    • Tổ chức - Cán bộ - Tài chính Y tế
    • Thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế
    • Danh mục cấp phép hành nghề dược
    • Danh mục cấp phép hành nghề y
  • Thông tin Y học
    • Thành tựu Y học
    • Thông tin Y học trên internet
  • Thống kê y tế
    • Chương trình sức khỏe
    • Khám chữa bệnh
    • Nhân lực, tài chính y tế
    • Hợp tác Quốc tế
  • Giáo dục sức khỏe
    • Phòng chống bệnh không lây nhiễm
    • Tư liệu giáo dục sức khỏe
  • Xã hội hóa Y tế
    • Thủ tục pháp lý
    • Huy động nguồn lực
    • Tự chủ
Dịch vụ Y tế
Dịch vụ Y tế
Cải cách hành chính của Ngành Y tế giai đoạn 2016-2020 - Những nhiệm vụ và giải pháp
01/11/2016

1. Một số nhiệm vụ chính:

- Về cải cách thể chế: [1] Thường xuyên rà soát, tham mưu UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với các Luật, văn bản của Trung ương ban hành; [2] Tiếp tục triển khai Đề án đào tạo và hỗ trợ kinh phí của tỉnh theo Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 và Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận V/v Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 378/2008/QĐ-UBND ngày 24/12/ 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về Đề án đào tạo và hỗ trợ kinh phí cho thí sinh trúng tuyển Đại học Y, Dược diện đào tạo hệ chính quy theo địa chỉ sử dụng giai đoạn 2009 2020; [3] Triển khai Đề án phát triển Bệnh viện đa khoa tỉnh lên bệnh viện hạng 1, quy mô 1000 giường bệnh giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 65/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2016.

- Cải cách thủ tục hành chính: [1] Tập trung chỉ đạo, rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng thủ tục hành chính trên các lĩnh vực y tế, góp ý, bổ sung, hoàn chỉnh nhằm khắc phục sự thiếu đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc các cơ quan Trung ương ban hành, kịp thời kiến nghị hoặc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền các thủ tục không còn phù hợp để tạo môi trường thuận lợi, phục vụ tốt nhu cầu của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; [2] Thực hiện nghiệm túc trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; [3]Tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa theo mô hình thống nhất một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan, đơn vị, nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ nhân dân; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa và tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Y tế; thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính.

- Cải cách tổ chức, bộ máy: [1]Tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện Quyết định số 96/2007/ QĐ-UBND ngày 03/5/2007 và số 49/2012/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của Ủy ban Nhân tỉnh tỉnh về việc ban hành quy định về thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của các đơn vị trực thuộc; [3] Đẩy mạnh cải cách các đơn vị sự nghiệp công, hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công và thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 về lĩnh vực y tế.

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: [1] Đổi mới công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết 11/NQ-BCT của Bộ Chính trị và Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ; [2] Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về thực hiện tinh giản biên chế; triển khai thực hiện Quy chế dân chủ, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Y tế; [3] Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị theo quy định của Chính phủ. Thực hiện tốt chế độ chính sách có liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động; thu hút, đãi ngộ nhân tài.[4] Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ Ngành Y tế từ tỉnh đến cơ sở cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức gắn tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công chức Ngành Y tế; chấn chỉnh có hiệu quả những biểu hiện tiêu cực tại các cơ sở y tế trên địa bàn; [5] Xây dựng tiêu chuẩn định mức và cơ cấu nhân lực Y tế hợp lý để kiện toàn đội ngũ cán bộ Y tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân;[6] Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ công chức, viên chức.

- Về Cải cách tài chính công: [1] Đẩy mạnh xã hội hoá nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp y tế, phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập trên các lĩnh vực y tế, bảo vệ chăm sóc trẻ em; [2] Đổi mới công tác xây dựng và phân bổ kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm theo quy định, phù hợp điều kiện cơ quan, đơn vị; hoàn thiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;[3] Tăng cường công tác kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát đối với cơ quan hành chính, sự nghiệp, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả sử dụng tài sản, kinh phí từ ngân sách Nhà nước; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Hiện đại hoá nền hành chính: [1] Đổi mới lề lối và phương thức làm việc: rà soát, bổ sung quy chế hoạt động của các cơ quan, đơn vị, làm rõ mối quan hệ phối hợp trong điều hành, quản lý; loại bỏ những việc làm hình thức không có hiệu quả, giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính; tăng cường trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu trong giải quyết công việc;[2] Tiếp tục triển khai thực hiện, duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; khuyến khích các đơn vị sự nghiệp và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện rộng khắp ở các đơn vị trong ngành;[3]Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin [TD Office] trong quy trình xử lý công việc tại Sở và các đơn vị trực thuộc, giữa Sở Y tế và các Sở, ngành với nhau; triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho người dân, tổ chức, giảm thời gian người dân, tổ chức đến trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính; xây dựng trang web của Ngành từng bước hiện đại hoá công sở, trang thiết bị làm việc phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thông suốt.

2. Một số giải pháp cần thực hiện đó là: [1] Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức đối với công tác cải cách hành chính và công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính; [2] Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện cải cách hành chính, xác định rõ trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ cải cách hành chính của ngành. Đưa công tác cải cách lhành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của ngành, gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với tiêu chí xét thi đua khen thưởng hàng năm của đơn vị;[3] Hàng năm kiểm tra định kỳ về công tác cải cách hành chính tại các đơn vị trực thuộc Sở;[4] Đổi mới đánh giá cán bộ công chức, viên chức; kiểm tra giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính và xử lý nghiêm những công chức, viên chức vi phạm;[5] Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao tính chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ công chức, viên chức về cải cách hành chính./.

Bùi Văn Kỳ
Phó Giám đốc Sở Y tế

In bài
Gửi cho bạn bè
Tin đã đưa
Công văn 3670/SYT-KHNVTC Triển khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT
[07/08]
Công văn 319/TTYT-KHNV Đăng tải thông tin bảng giá dịch vụ KCB TTYT Thuận Nam
[14/04]
Tài liệu tuyên truyền Cải cách hành chính
[01/11]

TIN MỚI NHẤT
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận thông báo nhanh 50 ca mắc mới SARS-CoV-2 [18h ngày 20/12/2021][20/12]
Công văn 7393/SYT-KHNVTC Đồng ý Phòng khám đa khoa 16-4 thực hiện kỹ thuật xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2.[21/12]
Công văn 7394/SYT-KHNVTC Hồ sơ công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe [Phòng khám đa khoa Thái Hòa][21/12]
Công văn 7405/SYT-KHNVTC Cung cấp thông tin tuyên truyền trên Đặc San Bệnh viện số Xuân 2022.[21/12]
Quyết định 759/QĐ-SYT Cấp Chứng chỉ hành nghề Dược Đợt 23 năm 2021[21/12]
Liên kết website
Trang chủ | Sơ đồ Web | Liên hệ
© SỞ Y TẾ TỈNH NINH THUẬN
Trụ sở: Số 3 Lê Hồng Phong, Phường Mỹ Hương, Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận. Điện thoại: [0259]3823368; Email:
Giấy phép số: 26/GP-BC ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Cục trưởng Cục báo chí. Ghi rõ nguồn 'Cổng thông tin điện tử Ninh Thuận' khi bạn phát hành lại.

Video liên quan

Chủ Đề