Cái chum là gì

Bạn đang chọn từ điển Việt Hàn, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là khái niệm, định nghĩa và giải thích cách dùng từ cái chum trong tiếng Hàn. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ cái chum tiếng Hàn nghĩa là gì.

Bấm nghe phát âm
[phát âm có thể chưa chuẩn]
cái chum
  • 친구

  • cái chum: 친구,

    Đây là cách dùng cái chum tiếng Hàn. Đây là một thuật ngữ Tiếng Hàn chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Tổng kết

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ cái chum trong tiếng Hàn là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Thuật ngữ liên quan tới cái chum

    • carrington tiếng Hàn là gì?
    • không có giá trị tiếng Hàn là gì?
    • sự thuần dưỡng tiếng Hàn là gì?

    Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Hàn hay Hàn ngữ [Hangul: 한국어; Hanja: 韓國語; Romaja: Hangugeo; Hán-Việt: Hàn Quốc ngữ - cách gọi của phía Hàn Quốc] hoặc Tiếng Triều Tiên hay Triều Tiên ngữ [Chosŏn'gŭl: 조선말; Hancha: 朝鮮말; McCune–Reischauer: Chosŏnmal; Hán-Việt: Triều Tiên mạt - cách gọi của phía Bắc Triều Tiên] là một loại ngôn ngữ Đông Á. Đây là ngôn ngữ phổ dụng nhất tại Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đồng thời là ngôn ngữ chính thức của cả hai miền Bắc và Nam trên bán đảo Triều Tiên.

    Chúng ta có thể tra từ điển tiếng Hàn miễn phí mà hiệu quả trên trang Từ Điển Số.Com Tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ chắp dính. Dạng cơ bản của một câu trong tiếng Triều Tiên là "chủ ngữ - tân ngữ - động từ" [ngôn ngữ dạng chủ-tân-động] và từ bổ nghĩa đứng trước từ được bổ nghĩa. Chú ý là một câu có thể không tuân thủ trật tự "chủ-tân-động", tuy nhiên, nó phải kết thúc bằng động từ.
    Câu nói "Tôi đang đi đến cửa hàng để mua một chút thức ăn" trong tiếng Triều Tiên sẽ là "Tôi thức ăn mua để cửa hàng-đến đi-đang".

    Trong tiếng Triều Tiên, các từ "không cần thiết" có thể được lược bỏ khỏi câu khi mà ngữ nghĩa đã được xác định. Nếu dịch sát nghĩa từng từ một từ tiếng Triều Tiên sang tiếng Việt thì một cuộc đối thoại bằng có dạng như sau:

    • H: "가게에 가세요?" [gage-e gaseyo?]
    • G: "예." [ye.]
    • H: "cửa hàng-đến đi?"
    • G: "Ừ."
    • trong tiếng Việt sẽ là:
    • H: "Đang đi đến cửa hàng à?"
    • G: "Ừ."

    Nguyên âm tiếng Hàn

    Nguyên âm đơn Nguyên âm đôi
    /i/ , /e/ , /ɛ/ , /a/ , /o/ , /u/ , /ʌ/ , /ɯ/ , /ø/
    /je/ , /jɛ/ , /ja/ , /wi/ , /we/ , /wɛ/ , /wa/ , /ɰi/ , /jo/ , /ju/ , /jʌ/ , /wʌ/

    Ở các miền quê trước đây, nhà nào cũng có vài thùng chứa, gọi là cái chum, cái lu, vại hay gì đó thì cũng là cái thùng chứa, khoảng trên trăm lít, thường bằng đất nung, bằng sứ…Người ta hay để cái chum đựng nước trước hiên nhà, dưới máng xối, trên có nắp đậy hờ với cái gáo múc bằng sọ dừa, đi đâu về cứ uống nước mưa trong chum là đủ mát, thời đó không phải sợ nước nhiễm bẩn mà cũng không cần tủ mát, vì nước trong chum đủ lạnh tự nhiên, uống vào là sảng khoái.

    Tôi muốn nói tới cái chum bằng xi măng, ở miền quê tôi người ta gọi là cái ảng, ảng nước là ảng đựng nước hay ảng lúa là ảng đựng lúa…

    Một lần trong nhà tôi đón thợ đến làm hai cái ảng, mẹ tôi muốn có một cái đựng nước, một cái đựng bắp trong nhà. Muốn làm ảng phải mời thợ tận Bảo An, Xuân Đài xuống, họ làm cho cả làng vài ba mươi nhà, hàng tuần lễ rồi mới rời đi. Xem thợ làm say mê lắm, bây giờ chắc không còn ai làm nữa vì nó công phu quá.

    Đầu tiên thợ họ đổ đất trên đồ gá, đắp lên hình cái chum lộn ngược, tức là cái đít chum nằm ở trên, rồi thành hình hai cái lu đất đặc chổng ngược trước sân nhà tôi, hôm sau thợ bắt đầu tô xi măng lên mặt, làm đều từ dưới lên, láng đẹp, trên cùng là đáy chum, lớp xi măng khoảng hai ba phân, và tôi nhớ không có cốt tre cốt thép gì cả, đến chiều tối thì hai ông thợ làm xong hai cái …ảng, lấy lá chuối với đồ vật che chắn lại, dặn dò là hằng ngày phun tưới nước, sau năm bảy ngày mới lật chum lên, vét hết đất, rửa sạch, ngâm nước vài ba ngày rồi mới dùng…

    Năm đó nhà tôi bị lụt, cha đi lính xa nhà, mẹ tôi một mình xoay xở, sợ nước cuốn mấy cái chum đi, cho ít đồ vào rồi nhận nước, cột hai cái chum vào bụi tre sau nhà, sau lụt may nhờ có mấy cái chum còn được ít nồi chảo với chén bát…nếu không thì đã bị nước lụt cuốn đi rồi.

    Bây giờ nghe người ta nói dùng lu chống ngập tôi thấy có gì hơi nhầm lẫn, mấy cái chum vại đó dùng chứa nước để dùng thì hợp lý hơn, chớ mà dùng lu để chống trời mưa thì như chai xị mà so với bể bơi, nhằm nhò gì, mấy đứa nhỏ cở lớp sáu học địa lý còn rành vụ này chán.

    16/7/2019

    Quang Nguyễn

    [Ảnh trên mạng]

    Bạn lặn lội gần trăm cây số từ thủ đô về quê, vừa là thăm tôi, vừa muốn tìm mua những chiếc chum vại cũ. Giữa khu phố sầm uất, đông đúc khách ta, khách Tây, nhà bạn vừa mở một quán trà theo phong cách hoài cổ, trang trí bằng những vật dụng từng một thời gắn bó với đời sống người dân vùng thôn quê. Khách đến thưởng trà được thảnh thơi thư giãn bên chiếc chõng tre đặt liền kề gốc cau có dây trầu vấn vít, mặc sức ngắm nhìn những chùm đèn màu gắn trong những chiếc đơm, chiếc đó đung đưa trên cành tre đằng ngà vàng óng…

    Ảnh minh hoạ/ Internet

    Lần này về quê, bạn muốn sưu tầm thêm những chiếc chum vại cũ, bảo là để trồng những cây chuối, cây ráy dại, hoa dâm bụt cho không gian quán thêm đậm chất quê. Sẵn tiện, tôi giới thiệu luôn cho bạn cả một kho chum vại tôi cất giữ từ ngày ông bà ngoại mất. Những chiếc chum vại làm bằng đất nung già đủ kích cỡ, cái thì màu da lươn bóng loáng, cái thì màu nâu đất mộc mạc, thô sần. Mỗi vật dụng đều thân thuộc với cuộc sống gia đình tôi thuở còn khó khăn, thiếu thốn. Hai cái chum to nhất, một chiếc ngày xưa dùng đựng thóc, một chiếc chuyên để dưới gốc cau hứng nước mưa. Ngày ấy nguồn nước sạch còn khan hiếm nên nước mưa quý lắm, chỉ dùng cho việc đun nấu ăn uống. Tôi vẫn còn nhớ những ngày mưa rào mùa hạ, bà tôi nét cười rạng rỡ khi ngồi bên hiên nhà, ngắm nước mưa từ thân cau chảy tràn mặt chum. Trưa nắng hè, đi học về, bọn trẻ con chạy ào ra chum nước mưa, vục đầy một gáo dừa, tu ừng ực, nghe cái mát lành và vị  ngọt thấm đẫm, sảng khoái cả người. Cái chum đựng thóc ngay cả những lúc mất mùa vẫn không bao giờ để cho cạn đến đáy mà phải ăn độn thêm khoai sắn, bởi quan niệm của người dân quê tôi, để chum thóc sạch trơn là cái đói cái nghèo sẽ đến. Những cái vại ngày trước cũng có mặt ở khắp mọi ngóc ngách trong nhà. Sát chân bể là vại nước cua, nước cáy chôn bán âm bán dương, mỗi lúc luộc rau lang, rau muống, bà ngoại lại mang bát ra chắt một ít về chấm. Trong bếp thì lúc nào cũng dự trữ sẵn một vại cà, vại dưa muối mặn để ăn quanh năm. Mấy chiếc vò lọ để trong buồng, cái thì đựng hạt giống cho mùa sau, cái thì đựng khoai lang khô, sắn khô, phòng khi tháng ba ngày tám. Dù bây giờ, những chiếc chum vại cũ không còn mấy người dùng nữa, nhưng mỗi lúc ngồi lặng yên ngắm nghía, lại thấy nhớ những tháng ngày êm đềm của tuổi ấu thơ.

    Quyết định tặng cho bạn những chiếc chum vại cũ, dù trong lòng dâng đầy bao tiếc nuối, nhưng trước tấm lòng trân trọng, nâng niu hồn quê của bạn, lại thấy vui và tin rằng những vật dụng đơn sơ, thân thuộc ấy nơi phồn hoa đô hội sẽ làm ấm lòng những người con xa xứ./.

    Lam Hồng

    Video liên quan

    Chủ Đề