Tại sao đầu óc không tập trung

Khó tập trung vào công việc, đầu óc lơ đãng… là những biểu hiện thường thấy ở phần lớn nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn xem đây là điều bình thường, trong khi đó, mất tập trung chính là một trong những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ.

Ảnh hưởng của chứng mất tập trung

Chứng mất tập trung có các biểu hiện rõ ràng như: khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ suy giảm, rối loạn hoạt động hàng ngày và mất dần khả năng ghi nhớ trong công việc. Một cuộc khảo sát của tạp chí Hypertension [Mỹ] cho thấy chứng mất tập trung thường xuất hiện trong chúng ta ở độ tuổi từ 18 - 46.

Nhiều nhân viên văn phòng thường xuyên than phiền với các bác sĩ về khả năng tập trung, đôi lúc cảm thấy đầu óc trống rỗng, lơ mơ và tư duy dần kém đi. Họ gặp khó khăn trong công việc mà trước đó vẫn làm bình thường, căng thẳng trong suy nghĩ và thời gian hoàn thành công việc chậm chạp hơn cũng như hiệu quả giảm sút rõ rệt.

Điều này ảnh hưởng lớn đến công việc của người bệnh ngày càng trì trệ, làm giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài không cải thiện dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ... Thống kê cho thấy mỗi năm có 10-15% bệnh nhân mất tập trung, suy giảm trí nhớ mức độ nhẹ tiến triển thành bệnh Alzheimer.

Gốc tự do tấn công làm các hoạt động não kém, mạch máu bị tổn thương gây ra chứng mất tập trung.


Yếu tố nào gây ra?

Bộ não như một người thư ký giúp chúng ta sắp xếp công việc nhưng khi não bị tổn thương, mọi hoạt động não yếu đi sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ tập trung, tư duy. Gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu làm cho não hoạt động kém và gây rối loạn cho các mạch máu não.

Gốc tự do tấn công làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây rối loạn và thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh, làm suy yếu chức năng của não. Mặt khác, mạch máu bị gốc tự do tấn công, làm hẹp lòng mạch, cản máu vận chuyển oxy và dưỡng chất lên đến não. Khi não bị thiếu máu, các hoạt động của não cũng sẽ bị suy giảm.

Đặc biệt, với nhịp sống gấp gáp, môi trường ô nhiễm và cường độ làm việc nhiều áp lực như hiện nay, người trẻ dễ rơi vào tình trạng stress, mất ngủ, trầm cảm… Đó là những yếu tố sản sinh nhiều gốc tự do, dẫn đến nguy cơ chứng mất tập trung ngày càng nhiều.

Ngoài ra các yếu tố như tuổi tác, di truyền, rối loạn tuyến giáp, thay đổi hoocmon, lạm dụng rượu và thuốc… cũng ít nhiều tác động đến chứng mất tập trung.

Ngăn và chặn chứng mất tập trung

Chứng mất tập trung như là một “sát thủ” âm thầm tấn công người trẻ vì hầu hết người bệnh đều không thể hiện triệu chứng rõ ràng mà chỉ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và hiệu suất làm việc, lâu dần dẫn đến các bệnh như Alzheimer, sa sút trí tuệ… Vì vậy cần phải ngăn chặn sớm, loại bỏ các yếu tố gây ra mất tập trung như thuốc lá, stress và thường xuyên vận động như chạy bộ, chơi thể thao... Chế độ ăn hợp lý, bổ sung rau củ quả để cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể cũng rất là quan trọng.

Để ứng phó với chứng mất tập trung, nhiệm vụ quan trọng là phải tiêu diệt gốc tự do - “kẻ thù” của bộ não. Chất Anthocyanin, Pterostilbene… trong blueberry gần đây được các nhà khoa học khẳng định chính là trợ thủ đắc lực giúp chúng ta “chiến đấu” với chúng.

Các hoạt chất này vượt qua được hàng rào máu não, trung hòa gốc tự do, tăng truyền dẫn thần kinh, hạn chế sự tổn thương và tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh. 

Ngoài ra, chúng có khả năng giảm tối thiểu nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, ngăn chặn tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi.

Bạn có đang tốn rất nhiều thời gian để thực hiện một cuộc hẹn với khách hàng, làm bài tập, dọn dẹp nhà cửa hoặc chẳng làm được việc gì ra hồn trong một ngày? Trì hoãn một số việc cần làm được gọi là “trạng thái chần chừ”, và chúng ta đôi khi hay trong trạng thái đó.

Nhưng nếu bạn liên tục gặp phải rắc rối khi phải hoàn thành công việc thì đây có lẽ là vấn đề nghiêm trọng hơn rồi đấy. Và chỉ khi bạn tìm ra nguyên nhân, bạn mới có thể giúp bản thân tận dụng tối đa khoảng thời gian quý báu của mình.

Bạn có đang trong trạng thái căng thẳng [hay còn gọi là stress]?

Khi đang đối mặt với một số vấn đề không muốn làm, bạn có thể sẽ cảm thấy vô cùng nặng nề, áp lực. Việc trì hoãn các công việc gây khó chịu này là cách giúp bạn có được một khoảng thời gian ngắn giúp giải tỏa. Nhưng mặt xấu của vấn đề là bạn vẫn sẽ phải tiếp tục thực hiện nó trong tương lai với cảm giác tội lỗi hoặc tức giận – và điều này khiến cho trạng thái căng thẳng trong bạn càng dâng cao. Nếu áp lực này tồi tệ đến mức khiến bạn không thể hoàn thành công việc thì nó cũng có thể ảnh hưởng bạn ở những khía cạnh khác như gây:

  • Khó ngủ;
  • Suy nghĩ dồn dập;
  • Thiếu năng lượng hoặc khó tập trung.

Nếu thật sự những điều trên đang diễn ra với bạn, hãy cố gắng giữ cho tâm trạng ổn định bằng các bài tập thể dục thường xuyên, hạn chế chất cồn và caffeine [làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn] và ngủ đủ giấc. Ngoài ra, bạn cũng có thể trò chuyện với một người bạn hoặc bác sĩ tâm lý về những vấn đề đang diễn ra.

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

Đến đây thì vấn đề bắt đầu có chút nghiêm trọng rồi đây. Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý [ADHD] tác động đến hành vi của người mắc bệnh. Những người này thường gặp khó khăn đưa ra các quyết định hoặc hoàn thành công việc đúng thời hạn. Một số khác thường mất tập trung với các hoạt động đang diễn ra xung quanh. Ngoài ra họ còn gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch hoặc dễ dàng nóng giận và từ bỏ công việc.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Mộng tưởng hão huyền;
  • Để quên hoặc làm mất đồ;
  • Phạm lỗi sai do thiếu thận trọng hoặc bất chấp rủi ro;
  • Thường lúng túng, bồn chồn.

Điều trị bằng thuốc có thể giúp kiểm soát các rối loạn. Ngoài ra, liệu pháp nhận thức – hành vi [CBT] cũng có thể giúp tìm ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, để người bệnh kiểm soát tốt hơn việc sử dụng thời gian.

Bạn có thường xuyên mệt mỏi?

Khả năng kiểm soát hành động và suy nghĩ của bạn thay đổi từng ngày, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm việc ngủ đủ giấc. Nếu bạn ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày, sẽ làm cho não dễ bị xao lãng, khó tập trung hoàn thành công việc cần làm.

Một số triệu chứng khác cho thấy bạn cần ngủ nhiều hơn bao gồm:

  • Cảm thấy buồn ngủ khi đang xem ti vi hoặc đọc sách;
  • Cảm thấy khó chịu;
  • Ngủ nhiều hơn vào cuối tuần;
  • Khó thức dậy vào buổi sáng.

Để có giấc ngủ tốt cho sức khỏe, bạn cần duy trì thời gian ngủ và thức dậy. Nói không với thuốc lá, rượu bia, cafein và các bữa ăn quá no trước khi đi ngủ vài giờ vì chúng sẽ làm bạn khó ngủ.

Có thể bạn đang quá lo âu chăng?

Tình trạng này có nghĩa là não của bạn phản ứng thái quá với những cảm xúc tiêu cực. Bạn cảm thấy vô cùng tệ hại, mặc dù tình hình đang không đến nỗi nào. Một số người hay lo âu sẽ lâm vào tình trạng tốn nhiều năng lượng lo lắng chuyện gia đình, sức khỏe, tiền bạc hoặc công việc, khiến họ cảm thấy khó khăn khi tiến hành các công việc hàng ngày. Bạn cũng có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Căng cơ;
  • Béo phì;
  • Ngủ khó;
  • Khó chịu.

Giải pháp là: hãy ngưng ngay những cảm xúc lo lắng thái quá và thực hiện 10 lần động tác thở sâu, chậm rãi hoặc thế chỗ những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Thêm vào đó, việc ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, không bỏ bữa ăn cũng rất quan trọng cho sức khỏe. Hãy ghi chép lại các hoạt động hàng ngày để tìm ra nguyên nhân gây nên lo lắng và nếu cần thiết, bạn có thể dùng thuốc để điều trị hoặc trò chuyện với bác sĩ trị liệu để kiểm soát tình hình.

Bạn có đang đối mặt với trầm cảm?

Có phải muộn phiền đang dần xâm chiếm tâm trí bạn? Bạn có thể sẽ cảm thấy thiếu sức sống, thậm chí không còn tâm trạng cho các hoạt động yêu thích và thường đôi khi bạn cảm thấy không được giúp đỡ, tự chỉ trích bản thân, rồi sau đó rơi vào chế độ “tắt máy”- không muốn làm bất cứ việc gì. Tất cả đều cho thấy, bạn đang rơi vào giai đoạn đầu của trạng thái trầm cảm.

Ngoài ra, các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Cảm giác buồn bã không dứt;
  • Chán ăn và giảm cân, hoặc ăn quá nhiều và tăng cân đột ngột;
  • Cảm giác không thoải mái hoặc khó chịu;
  • Suy nghĩ tự tử hoặc không muốn sống.

Đừng xem nhẹ những triệu chứng này nhé, bạn hãy trò chuyện với chuyên gia tâm lý, trị liệu nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn cảm thấy giải tỏa bằng một số liều thuốc an thần, chống trầm cảm.

Có thể đó là rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nếu bạn đang gặp phải chứng rối loạn này, não sẽ không thể nhận biết được khi bạn làm đúng. Thay vào đó, bạn luôn có cảm giác sợ phạm sai lầm và hành động của bạn “không hề phù hợp” với một quy tắc, chuẩn mực nào đó. Những người mắc chứng rối loạn này thường mắc kẹt trong việc tìm ra giảm pháp nào là “hoàn hảo nhất”.

Một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Xuất hiện nhiều suy nghĩ và hình ảnh không mong muốn;
  • Không thể ngừng suy diễn;
  • Liên tục thực hiện cùng một hành động, như rửa tay chẳng hạn;
  • Ít nhất 1 giờ mỗi ngày lặp đi lặp lại những suy nghĩ và hành động;
  • Thuốc chống lo âu và trầm cảm có thể giúp cải thiện vấn đề. Ngoài ra một số người còn áp dụng liệu pháp nhận thức – hành vi [CBT] hoặc phương pháp điều trị tiếp xúc [trải nghiệm lại sự kiện gây chấn thương tâm lý] để giúp họ dần dần đối mặt với nổi sợ hãi của bản thân.

Những điều bạn có thể làm để cải hiện tình hình

Hãy thành thật với bản thân rằng bạn có thể đang trì hoãn bản thân hoàn thành công việc. Sau đó nghĩ ra những cách thức thực tế để có thể giải quyết công việc. Còn nếu bạn cho rằng bản thân đang mắc kẹt bởi các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thì hãy trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự điều trị đúng đắn.

Nếu sự chần chừ luôn là vấn đề của bạn thì hãy chia nhỏ kế hoạch to lớn của bản thân để bạn có thể hoàn thành tốt hơn. Hãy đưa ra cho mình khoảng thời gian cụ thể cần hoàn thành công việc và sau đó tự thưởng cho bản thân nếu bạn hoàn thành tốt. Phân định rõ ràng số lượng các cuộc đi chơi, thời gian dành cho mạng xã hội và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Đưa ra lịch trình cho bản thân và thực hiện đúng theo nó.

Nếu bạn là một người phung phí thời gian “mãn tính”, hãy cho bản một khoảng thời gian nhất định trong ngày để dứt bỏ thói quen gây kém năng suất này. Khi bạn nhận thấy bản thân hay phí tổn thời gian, tốt nhất hãy tha thứ cho mình thay vì cảm thấy tức giận và xấu hổ. Có thể bạn sẽ ít trì hoãn công việc hơn nếu dễ dàng cho bản thân thêm cơ hội. Phải mất hàng năm trời hình thành nên thói quen lãng phí thời gian, vì vậy đừng quá mong mỏi chúng sẽ biến mất ngay lập tức, vì điều đó hoàn toàn vô lý.

Lãng phí thời gian là một thử thách đáng buồn và bòn rút năng lượng mà bạn phải đối mặt. Bạn buồn vì khoảng thời gian mất đi không thể lấy lại được và việc hối hận bây giờ cũng chỉ là một hình thức lãng phí khác. Hơn nữa, chúng ta vẫn còn rất rất nhiều những vấn đề khác rất quan trọng cần được quan tâm như gia đình, các mối quan hệ, công việc và cả thế giới nữa… Do đó chấp nhận và đối mặt với nỗi buồn là chưa đủ, bạn cần chấp nhận, đối mặt và sau đó bước tiếp mới là cần thiết, quan trọng hơn cả.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề