Câu chuyện thánh gióng có bao nhiêu nhân vật năm 2024
1. Truyện “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ mấy? Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính trong truyện? Show
2. Hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của truyện “Thánh Gióng” 3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”? 4. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật chính của truyện “Thánh Gióng”. 5. Từ truyện “Thánh Gióng”, theo em lí do tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”? 2.2. Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. 1. Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được kể theo ngôi thứ mấy? 2. Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là gì? 3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”? 4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh bằng một đoạn văn. 5. Từ văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” hãy trình bày suy nghĩ của em về tác hại khôn lường của thiên tai lũ lụt trong đời sống? 2.3. Văn bản “Thạch Sanh”. 1. Văn bản “Thạch Sanh” thuộc phương thức biểu đạt nào và được kể theo ngôi kể thứ mấy? 2. Trong văn bản “Thạch Sanh”, sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì? 3. Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần vượt qua thử thách trong truyện “Thạch Sanh”. 4. Hãy chỉ ra sự đối lập trong truyện “Thạch Sanh” giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông. 5. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: chi tiết tiếng đàn và chi tiết niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu trong truyện “Thạch Sanh”. 6. Từ văn bản “Thạch Sanh”, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan điểm cái thiện luôn chiến thắng cái ác, sự công bằng luôn chiến thắng sự bất công? 2.4. Văn bản “Em bé thông minh”. 1. Văn bản “Treo biển” thuộc thể loại nào và được kể theo ngôi thứ mấy? 2. Trong truyện “Em bé thông minh”, mỗi lần thử thách em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố? 3. Theo em, cách giải đố trong truyện “Em bé thông minh” cho thấy điều gì về nhân vật em bé? 4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh”. 5. Qua văn bản “Em bé thông minh” Hãy chỉ ra tầm quan trọng của các yếu tố kinh nghiệm dân gian trong đời sống? 2.5. Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”. 1. Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy? 2. Trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể? 3. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì? (Hay bài học rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”). 4. Nêu ý nghĩa bài học rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. 5. Từ văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, em hãy tìm một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” 2.6. Văn bản “Thầy bói xem voi”. 1. Văn bản “Thầy bói xem voi” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy? 2. Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và cách phán về voi trong truyện “Thầy bói xem voi”? 3. Trong truyện “Thầy bói xem voi”, thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào? 4. Truyện “Thầy bói xem voi” cho ta bài học gì trong cuộc sống? 5. Từ truyện “Thầy bói xem voi”, em hãy chỉ ra những hậu quả của cách đánh giá “Thầy bói xem voi” trong cuộc sống. 2.7. Văn bản “Treo biển”. 1. Văn bản “Treo biển” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy? 2. Nội dung tấm biển trong truyện “Treo biển” có mấy yếu tố? Nêu vai trò của từng yếu tố? 3. Trong truyện “Treo biển”, có những ai đã góp ý về cái biển của cửa hàng bán cá? Những góp ý của người khác đã khiến nhà hàng có hành động gì? 4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Treo biển”? 5. Qua văn bản “Treo biển” em rút ra được bài học nào cho bản thân? 2.8. Văn bản “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”. 1. Văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy? 2. Trong truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, vị Thái y lệnh là người như thế nào? 3. Ở truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất trong những hành động của nhân vật Thái y lệnh họ Phạm? 4. Bài học được rút ra cho những người làm nghề y học hôm nay và mai sau là gì qua truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”? Thánh Gióng (chữ Nôm: 聖揀), hiệu là Phù Đổng Thiên Vương (chữ Hán: 扶董天王) hay Sóc Thiên vương (朔天王), là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, một trong bốn vị thánh mà người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ. Triều đại nhà Lý, Lý Công Uẩn đã truy tôn ông là Xung Thiên Thần Vương (冲天神王). Có ý kiến cho rằng, Phù Đổng Thiên vương hay Thánh Gióng là một biến thể của Tỳ Sa Môn từ Ấn Độ. Truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]Việt điện u linh tập[sửa | sửa mã nguồn]Câu chuyện của Phù Đổng Thiên vương được ghi lại khá sớm trong hai tác phẩm chuyên sưu tầm chuyện ma quái ở Việt Nam trước thời Lê sơ là Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái. Trong đó, Việt điện u linh tập lại phiên dịch ra thành Sóc Thiên vương hay Vệ Linh Sơn thần, khác với Phù Đổng Thiên vương. Xét sách Thiền uyển tập anh, đời Lê Đại Hành Hoàng đế, Đại sư Khuông Việt họ Ngô thường đi chơi núi Vệ Linh ở quận Bình Lỗ, ngắm xem phong thủy, thấy cảnh trí rất đẹp nên muốn dựng từ am ở đó. Đêm mộng thấy một vị thần mình mặc áo giáp vàng, tay bên tả cầm giáp vàng, tay bên hữu xách cái bảo tháp, theo sau hơn mười người, trạng mạo cổ quái đáng sợ, đến trước bảo rằng: "Ta là Tỳ Sa Môn Đại Vương, kẻ tùy tùng đều là quỷ Dạ Xoa cả, Thiên đế có sắc bảo qua ở nước này để phù hộ cho hạ dân, với người có duyên nên mới đến đây nói chuyện". Sư giật mình tỉnh dậy kinh hãi, nghe trong núi có tiếng hò hét, lòng rất lấy làm ghét. Sáng ngày, Sư vào núi thấy một cây rất to, cành lá rườm rà, lại có mây sắc trùm trên ngọn cây, mới bảo thợ rừng đốn xuống, quả y như trong mộng, liền khắc tượng lập đền. Năm Thiên Phúc nguyên niên [tức năm 980], quân Tống vào cướp, vua nghe đền nay linh ứng, bảo Sư đến đền cầu đảo. Trong Việt điện u linh tập ghi nhận, truyền thuyết về Sóc Thiên vương vốn là câu chuyện dân gian có nhiều dị bản và đặc biệt không rõ thời gian nào, cũng không đề cập thời Hùng Vương như chúng ta thường biết. Theo đó chuyện kể rằng, Sóc Thiên vương sinh ở một làng kia, lúc còn nằm nôi, trong nước có giặc, vua sai sứ giả đi mộ khắp dân gian xem có ai phá được giặc thì ban cho tước lộc. Thiên vương dậy hỏi mẹ, mẹ mới bảo rõ ràng như vậy, Thiên vương nói: "Thế thì mẹ đem nhiều cơm đến đây cho con ăn". Chốc lát ăn hết vài đấu cơm. Vài tháng sau, cao lớn hơn mười trượng, tự ra ứng mộ, Sứ giả đưa đến Kinh sư, vua trông thấy cả mừng hỏi rằng: "Bây giờ ngươi muốn xin gì?" Tâu: "Xin cho một thanh gươm dài, và một con ngựa sắt". Vua ban cho, rồi Vương cầm gươm nhảy lên ngựa, hét lên một tiếng, xông vào trong trận, chém quân giặc chết ngổn ngang. Giặc tan rồi, bờ cõi được yên lặng. Thiên vương phi ngựa về núi Vệ Linh, trèo lên cây đa mà bay lên trời, để áo và dấu tích lại, đến nay (thời Trần) vẫn còn, người trong thôn gọi cây ấy là cây Dịch Phục. Người trong nước lấy làm lạ, lập đền thờ tế, dùng trà bánh đồ chay mà cúng, nếu có cầu khấn việc gì đều được linh ứng. Triều nhà Lý cũng đến cầu đảo, dựng đền thờ ở làng Cảo Hương bên hồ Tây mà thờ tự. Bây giờ làm vị Phúc thần chép tại Tự Điển. Câu chuyện này khiến các người[cần dẫn nguồn] ghi chú đời sau của sách[cần dẫn nguồn] (khoảng thời Lê trung hưng) dấy lên nghi vấn, vì nơi Sóc Thiên vương hóa vốn là nơi hóa của Đổng Thiên vương, nhưng chuyện này lại khác. Lời bình cụ thể là: Núi Vệ Linh là nơi Đổng Thiên vương lên trời. Hà Học sĩ vịnh thơ tức là ở đấy. Truyện này chép lại khác xa với Việt Sử. Sử chép rõ đời Hùng Vương thứ sáu mà sao đây lại nói không nhớ là đời nào? Sử chép rõ là làng Phù Đổng mà sao đây lại nói không biết người thôn nào? Nhà chép việc thường nhiều sơ suất như thế. Lĩnh Nam chích quái chép việc này so với đây còn rõ hơn. Tay tả cầm giáo, tay hữu xách tháp, tự hiệu là Tỳ Sa, thì khác với bản sắc Xung Thiên. Duy giáng thế mà đuổi được giặc Ân, hiển thánh mà lui được binh Tống, có công đức với dân, không gì lớn hơn nữa; sở dĩ được hưởng nghìn trăm năm trai nghi cúng vái, hơn cả các vị thần khác mà được liệt vào hàng bất tử, có phải tình cờ mà được vậy đâu? Lĩnh Nam chích quái[sửa | sửa mã nguồn]Câu chuyện về Phù Đổng Thiên vương trong Lĩnh Nam chích quái được hợp nhất với Sóc Thiên vương của Việt điện u linh tập. Hùng Vương cậy nước mình giàu mạnh, mà chểnh mảng việc triều cận Bắc phương. Vua nhà Ân(1766 TCN - 1122 TCN) mượn cớ tuần thú sang xâm lược. Hùng Vương nghe tin, triệu tập quần thần hỏi kế công thủ. Có người phương sĩ tâu rằng: "Sao không cầu Long Vương đưa quân âm lên giúp!" Vua nghe lời, bèn lập đàn, bày vàng bạc lụa là lên trên, ăn chay, thắp hương, cầu đảo ba ngày. Trời nổi mưa to gió lớn, bỗng thấy một cụ già cao hơn chín thước, mặt vàng bụng lớn, mày râu bạc trắng, ngồi ở ngã ba đường mà cười nói ca múa. Những người trông thấy biết là kẻ phi thường, mới vào tâu vua. Vua thân hành ra vái chào, rước vào trong đàn. Cụ già không ăn uống cũng không nói năng. Vua nhân hỏi: "Nghe tin quân Bắc sang xâm lược, ta thua được thế nào, ngài có kiến văn xin bảo giúp". Cụ già ngồi im một lúc, rút thẻ ra bồi, bảo vua rằng: "Ba năm nữa giặc Bắc sẽ sang, phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ binh mà giữ nước, lại phải đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc thì phân phong tước ấp, truyền hưởng lâu dài. Nếu được người giỏi, có thể dẹp được giặc vậy". Dứt lời, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long Quân. Ba năm sau, người biên giới cấp báo có giặc Ân tới. Vua làm theo lời cụ già dặn, sai sứ đi khắp các nơi cầu hiền tài. Tới làng Phù Đổng, có một phú ông tuổi hơn sáu mươi, sinh được một người con trai vào giữa ngày mồng 7 tháng giêng, ba tuổi còn không biết nói, nằm ngửa không ngồi dậy được. Người mẹ nghe tin sứ giả tới mới nói dỡn rằng: "Sinh được thằng con trai này chỉ biết ăn, không biết đánh giặc để lấy thưởng của triều đình, báo đáp công bú mớm". Người con nghe thấy mẹ nói, đột nhiên bảo: "Mẹ gọi sứ giả tới đây". Người mẹ rất lấy làm kinh ngạc, kể lại với hàng xóm. Hàng xóm cả mừng, tức tốc gọi sứ giả tới. Sứ giả hỏi: "Mày là đứa trẻ mới biết nói, mời ta đến làm gì?". Đứa trẻ nhỏm dậy bảo sứ giả rằng: "Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua phải lo gì nữa?" Sứ giả mừng rỡ vội về tâu vua. Vua vừa kinh vừa mừng nói rằng: "Ta không lo nữa". Quần thần tâu: "Một người thì làm sao mà đánh bại được giặc?" Vua nổi giận nói: "Lời nói của Long Quân ngày trước không phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ gì nữa! Mau đi tìm năm mươi cân sắt luyện thành ngựa, kiếm, roi và nón". Sứ giả tới gặp, người mẹ sợ hãi cho rằng tai họa đã đến, bèn bảo người con. Con cả cười bảo rằng: "Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo". Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung đốn không đủ. Hàng xóm sửa soạn trâu rượu bánh quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng. Vải lụa gấm vóc rất nhiều mà mặc vẫn không kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc thêm vào cho kín người. Kíp đến lúc quân nhà Ân tới chân núi Trâu Sơn ở Vũ Ninh, người con duỗi chân đứng dậy cao hơn 10 thước (có chỗ nói là trượng), ngửa mũi hắt hơi liền hơn mười tiếng, rút kiếm thét lớn: "Ta là thiên tướng đây!" rồi đội nón cưỡi ngựa. Ngựa chồm lên, hí dài một tiếng mà phi như bay, nháy mắt đã tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân đều theo sau, tiến sát đồn giặc. Quân giặc bỏ chạy, còn lại tên nào đều la bái kêu lạy Thiên tướng rồi cùng đến hàng phục. Ân vương bị chết ở trong trận. Đi đến đất Sóc Sơn huyện Kim Hoa, Thiên tướng cởi áo cưỡi ngựa mà lên trời, hôm đó là ngày mồng 9 tháng 4, còn để vết tích ở hòn đá trên núi. Hùng Vương nhớ công ơn đó mới tôn là Phù Đổng Thiên vương, lập miếu thờ ở nhà cũ trong làng, lại ban cho một ngàn mẫu ruộng, sớm hôm hương lửa. Nhà Ân đời đời, 644 năm không dám ra quân. Sau Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần vương, lập miếu ở làng Phù Đổng cạnh chùa Kiến Sơ, lại tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lễ. Đại Việt sử ký toàn thư[sửa | sửa mã nguồn]Đại Việt sử ký toàn thư phần Ngoại kỷ toàn thư, kỷ Hồng Bàng Thị ghi chép lại về Thánh Gióng như sau: Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười. Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc (Toàn thư không ghi đây là giặc Ân như Lĩnh Nam chích quái). Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời sứ giả vào, nói: "Xin cho một thanh gươm, một áo giáp sắt và một con ngựa, vua không phải lo gì". Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Trâu Sơn. Bọn giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy. Gióng đuổi theo, tới chân núi Sóc Sơn thì dừng. Đứa trẻ cởi áo giáp, phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vườn nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế. Về sau, Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần vương. (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng). Ghi chép của Nguyễn Đổng Chi[sửa | sửa mã nguồn]Kho truyện cổ tích của nhà sưu tầm lớn Nguyễn Đổng Chi cũng ghi lại truyền thuyết này, song lại thêm một số yếu tố hoàn toàn khác. Vào thời Hùng Vương (không ghi rõ thời nào), có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kinh ngạc kêu lên: "Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!". Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Từ đó bà mang thai. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là Gióng. Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả. Ngày ấy có giặc Ân kéo vào cướp nước ta. Giặc Ân rất hung hăng tàn ác, cầm đầu là một viên tướng tên gọi Ân vương, hình dung cổ quái dữ tợn. Chúng nó đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy. Quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận, nhưng đánh không nổi. Vua Hùng lấy làm lo lắng vội phái sứ giả đi khắp nơi trong nước tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước. Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng. Nghe tiếng loa rao nói đến việc nhà vua cầu người tài, bà mẹ Gióng đang ru con, liền bảo đùa con rằng: "Con ơi! Con của mẹ chậm đi chậm nói làm vậy, thì biết bao giờ mới đi đánh giặc giúp vua được đây!" Không ngờ Gióng nhìn mẹ mở miệng bật lên thành tiếng: "Mẹ cho gọi sứ giả vào đây cho con!" Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người đổ tới, ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói: "Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì". Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhà nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng: "Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến để làm gì?" Gióng trả lời rất chững chạc: "Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!" Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé. Mọi thứ rèn xong nặng không thể tưởng tượng nổi. Hàng chục người mó vào thanh gươm mà không nhúc nhích. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách chở đến cho chú bé Gióng. Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về bảo con: "Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi. Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm ầm ngoài bãi, biết làm thế nào bây giờ?" Nghe nói thế, Gióng vụt ngồi dậy, nói: "Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được!" Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng nấu lên được nồi nào Gióng ngốn hết ngay nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm. Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng. Mọi người nô nức đem gạo khoai, trâu rượu, hoa quả, bánh trái đến đầy một sân. Nhưng đưa đến bao nhiêu, Gióng ăn vợi hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn không nghỉ. Sau đó, Gióng lại bảo tiếp: "Mẹ kiếm vải cho con mặc". Người ta lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc. Nhưng thân thể Gióng lớn vượt một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm. Không mấy chốc đầu Gióng đã chạm nóc nhà. Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm: "Ta là tướng nhà Trời!" Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng. Khói bụi mịt mù, tiếng la hét kêu khóc như ri. Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang đầy rừng. Bỗng chốc gươm gãy. Không bối rối, Gióng thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói nghiến chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời. Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng Thiên vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà). Khảo dị[sửa | sửa mã nguồn]Câu chuyện về Phù Đổng Thiên vương, qua thời gian trở thành Thánh Gióng là kết quả của cả một quá trình thêm thắt kéo dài của dân gian. Truyện trên do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm là một ví dụ điển hình, nó đã được thêm thắt và gần như tách biệt hẳn so với những ghi chép từ Lĩnh Nam chích quái hay cả Toàn thư. Về sau, truyện về Thánh Gióng còn được nhân dân một số địa phương vùng Bắc Ninh, Bắc Giang phát triển, thêm thắt, ghép vào một số tình tiết hoặc thần kỳ hoặc không, làm cho câu chuyện phong phú hơn. Ví dụ:
Cao Huy Đỉnh đã sưu tập rất nhiều những mẩu chuyện này trong quyển "Người anh hùng làng Dóng". Sau đây là một số dị bản truyện Thánh Gióng, những dị bản này đều mang hình thức thần tích:
Di sản[sửa | sửa mã nguồn]Anh hùng văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]Tượng Thánh Gióng tại Ngã sáu Phù Đổng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tượng đài dựng năm 1966 để vinh danh "Thánh tổ Binh chủng Thiết giáp" của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.Cổng tam quan đền Thánh Gióng ở làng Phù Đổng, Gia Lâm.Trong tín ngưỡng và văn hóa của người Việt Nam hiện đại, Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước. Theo truyền thuyết, ông sinh ra tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm và hóa thánh trên đỉnh núi Sóc ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đại Nam Quốc sử Diễn ca (lịch sử Việt Nam dưới dạng văn vần) có đoạn: Sáu đời Hùng vận vừa suy, Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài. Làng Phù Đổng có một người, Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ. Những ngờ oan trái bao giờ, Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân. Nghe vua cầu tướng ra quân, Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang. Lời thưa mẹ, dạ cần vương, Lấy trung làm hiếu một đường phân minh. Sứ về tâu trước thiên đình, Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào. Trận mây theo ngọn cờ đào, Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan. Áo bào cởi lại Linh San, Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên. Đền thiêng còn dấu cố viên, Sử xưa còn đó lời nguyền còn đây. Tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh Núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Tượng khánh thành năm 2010, kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy. Tôn vinh[sửa | sửa mã nguồn]Thời xưa[sửa | sửa mã nguồn]Câu chuyện thờ tự Đổng Thiên vương được ghi chép trong Việt điện u linh tập. Xét truyện Báo Cực chép rằng: Đời truyền Vương vốn là thần Thổ Địa chùa Kiến Sơ giáng sinh. Xưa kia Thiền sư Chí Thành ở chùa Kiến Sơ tại làng Phù Đổng có lập đền thờ Thổ Địa ở bên hữu chùa để làm nơi tụng niệm cho thanh tĩnh. Năm tháng chầy lâu, mất cả sự tích, bọn thầy tang môn không rõ chứng cứ. Thổ dân bản xứ ưa việc ma quỷ thì đốt hương khấn vái, lạm xưng là Dâm Từ. Kịp đến lúc Thiền sư Đa Bảo sửa lại chùa, cho đền thờ ấy là Dâm Từ muốn đập phá đi. Ngày kia ở gốc cây cổ thụ nơi Thần từ có đề bài kệ rằng: Phép Phật ai gìn giữ? Đợi nghe lời Kỳ viên. Nếu không ta vun quén, Sớm theo chỗ khác thiên. Chớ chở Kim Cương bộ, Dầu mật chớ lan truyền. Đầy không, trần vài đứa. Tu Phật thành oan khiên. Cách đó ít lâu, Thần lại ứng hiện tám câu kệ rằng: Phép Phật từ bi lớn, Uy quang trùm mọi miền. Muôn thần đều thụ hóa, Ba giới thảy lan tràn. Sư ta hành hiệu lệnh. Tà quỷ ai dám trên? Nguyện thường theo thụ giới, Lớn nhỏ hộ Kỳ viên. Sư lấy làm lạ, mới lại thiết đàn làm chay, cúng dùng toàn đồ chay cả. Lý Thái Tổ đang lúc tiềm long, biết sư Đa Bảo là người có hạnh cao mới kết làm đàn việt. Sau khi đã chịu truyền ngôi, thân ngự đến chùa, nhà sư đón giá đi ngang qua bên chùa; Sư lớn tiếng hỏi rằng:"Phật tử, ngươi hãy thung dung mừng Tân Thiên Tử chứ?" Nghe có tiếng: "Vâng!", tức thì thấy da cây có đề bốn câu thơ rằng: Để đức càn khôn lớn, Oai thanh lặng tám miền. Cõi âm nhờ ân huệ, Nhuần thấm đền Xung Thiên. Thái Tổ xem thấy liền đọc biết được ý tứ, bèn ban hiệu là Xung Thiên Thần vương; bài thơ tự nhiên biến mất. Vua lấy làm lạ, mới bảo thợ tạc tượng thần, nghi dung hùng vĩ, và tám người đứng hầu. Sơn thếp xong rồi thì làm lễ cáo thành, lại thấy ở dưới cây Đại thụ có đề bốn câu thơ: Một bát nước công đức, Theo duyên hóa thế gian. Sáng choang còn chiếu đuốc, Bóng tắt, nhật lên non. Nhà sư đem bài kệ ấy tâu lên vua, nhưng Lý Thái Tổ không hiểu là nói gì. Sau triều Lý được tám đời, truyền ngôi cho nhà Trần. Chữ bát cùng chữ bát đồng âm, nhất bát như bát. Lý Huệ Tông tên là Sảm (旵), trên [là] chữ nhật, dưới [là] chữ sơn, nên gọi là nhật đăng sơn, thì ra thần diệu như thế. Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu [năm 1285 đời Trần Nhân Tông], sắc phong Dũng Liệt Đại vương. Năm thứ 4, gia phong hai chữ Chiêu Ứng. Năm Hưng Long thứ 21 [năm 1313] đời Trần Anh Tông, gia phong hai chữ Uy Tín. Người bình của sách khi ghi đến đây, bàn rằng: Chùa Kiến Sơ nay ở tại làng Phù Đổng, bên đền thờ Thiên Vương, thời Xung Thiên Thần vương tức là huy hiệu Thiên vương. Việt Sử chép vua Lý Thái Tổ truy phong Xung Thiên Thần Vương, dựng miếu bên chùa Kiến Sơ, thì rõ ràng là việc của Thiên vương, mà sao đây lại chép là việc thần Thổ Địa, thì chẳng biết ra làm sao vậy. Đền miếu Phù Đổng đứng vào bậc nhất, bốn tổng lớn như Thắng, Đồng, Minh, Viên tuế tiết phụng tự rất là thành kính, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 4 có hội, làm hội lớn của Bắc Giang. Các tổng miền thượng du ở sát núi Vệ Linh là chín tổng, mỗi khi đến lệ đại hội thì lấy đồ lỗ bộ bằng đồng thực mà nhóm lại đánh nhau để diễn lại vũ công của Thiên vương. Đền thờ ở làng Cảo Hương làm cảnh đẹp cho Kinh đô, đến đầu năm làm lễ tế đầu Xuân thì thực là nơi đô hội của cả một phương. Am linh chói lọi, chín tầng trời hâm mộ đoái hoài, làm lặng bụi dơ mà phục hồi bờ cõi, suối trong nước lặng, nước Việt ta yên ổn vững vàng như bàn thạch Thái Sơn, thực là nhờ sức hiển tướng của Thiên vương vậy. Ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]Hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại nhiều nơi trong đó có hai nơi: là hội Gióng ở đền Sóc, huyện Sóc Sơn vào ngày mồng 6 tháng 1 âm lịch và hội đền Phù Đổng, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Phong dao Kinh Bắc xưa có câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, Mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng". Tượng đài Thánh Gióng được khánh thành ngày 5 tháng 10 năm 2010, trên đỉnh núi Sóc, thuộc khu du lịch tâm linh đền Sóc - Chùa Non, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Tượng được đặt tại nơi tương truyền rằng sau khi dẹp xong giặc Ân, cậu bé làng Phù Đổng đã cởi áo giáp, vẫy chào quê hương bay về trời. |