Cây cói là gì

Mô tả

  • Cây thảo nhẵn, cao 40 – 100 cm. Thân rễ mọc bò, phủ những vảy màu đen nhạt. Thân mọc thẳng, khỏe, có các mặt lõm, ở phần ngọn hơi có cánh.
  • Lá có bẹ dài ở phần gốc, mọc tụ tập ở ngọn, hình ngọn giáo hẹp, mép nguyên, nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông ngắn gồm 4 – 10 bông nhỏ; lá bắc 2 – 5; bông nhỏ tỏa rộng, gần tròn, dài 15 – 22 mm, có 20 – 40 hoa; trục bông nhỏ có cánh hẹp; nhị 3; bao phấn hình dài thuôn.
  • Quả bế, thuôn hẹp, màu nâu đen nhạt, hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa quả: tháng 7 – 9.

Phân bố, sinh thái

Chi Cyperus L. trên thế giới có khoảng 300 loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vùng ôn đới cũng có một số ít loài.

Ở Việt Nam hiện đã biết 61 loài và 4 thứ [Var.], phân bố từ vùng ven biển đến vùng đồng bằng, trung du và ở cả núi cao [Nguyễn Khắc Khôi, 2002]. Cói phân bố gần như ở khắp các tỉnh ven biển, bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Có cả ở những tình nhiều kênh rạch như Tiền Giang, Long An: hoặc một vài địa phương ở sâu trong đất liền như Lạng Sơn, Hà Nội, Gia Lai. Thế giới cói cũng phân bố khá phổ biến ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Australia.

Cây ưa sáng, mọc thành đám và trở nên loài ưu thế ở vùng cửa sông, thuộc vùng triều cao, trên đất bùn lầy nước lợ hoặc nước ngọt [ruộng lầy, đất ngập nước trong đất liền].

Bộ phận dùng: Thân, rễ.

Cách trồng

Cói vốn là cây mọc hoang dại, tuy nhiên để có sợi cói dài người ta vẫn phải trồng. Nơi trồng là các ruộng lầy, nhiều bùn, nước lợ ở vùng ven biển.

  • Cây giống: Cói ra hoa kết quả nhiều, nhưng cây giống để trồng thường lấy các nhánh con, tách ra từ các khóm.
  • Cách trồng: Vào mùa nước cạn, tiến hành nhổ và vợ hết các loại cỏ dại khác, sau đó trồng cói như kiểu trồng lúa. Mỗi khóm trồng 3 – 4 nhánh, khảng cách 25 – 30 cm/khóm.
  • Chăm sóc: Cói có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh. Song trong giai đoạn đầu, sau khi cây hồi phục người ta vẫn phải bón phân chuồng mục hoặc vãi đều NPK xuống ruộng, khi có cỏ dại khác xâm lấn cần vợ bỏ ngay. Sau mỗi lứa cắt cũng cần bón phân tiếp.
  • Cói trồng sau 3 – 4 năm mới phải trồng lại.

Tính vị, công năng

Thân rễ cói [thường gọi là củ cói] có vị ngọt, hơi the, hơi mặn, mùi thơm, tính mát, có công năng lợi tiểu, tiêu viêm, thông huyết mạch, tiểu tích bảng hòn cục.

Công dụng

Thân rễ cói được dùng chữa bí tiểu tiện, đầy tức ở bàng quang, thuỷ thũng, bụng báng, nặng bụng, tiêu hoá kém. Còn được dùng chữa bế kinh, lợm giong, buồn nôn. Ngày dùng 10 – 20g, sắc nước uống chia 2 – 3 lần.

Thân rễ cũng được dùng điều trị bệnh sau khi đẻ [Post – partum treatment]. Thân cây cói được dùng dệt chiếu, làm thảm, đệm túi, bao tải, dây buộc và nhiều mặt hàng thủ công khác.

Bài thuốc có thân rễ cói [củ cói]

Chữa phù thũng, bụng chướng, bị đái:

Củ cói, hạt bìm bìm, hạt mã đề, mỗi vị 10g; sắc nước uống hoặc tán bột uống, ngày một thang.

Một bài thuốc khác cũng hay được dùng gồm: củ cói 12g, bạch mao căn [rễ cỏ tranh] 8g, tỳ giải 12g, xa tiền tử [hạt mã đề], mạch môn 16g, cam thảo 4g. Sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa ăn không tiêu, tích trệ, chướng bụng:

Củ cói, xạ can [củ cây rẻ quạt], nga truật, mỗi vị 12g, có thể dùng đến 20g. Sắc lấy nước hoặc tán thành bột mịn, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, dùng luôn nhiều ngày.

Chữa trẻ em chán ăn, người gầy yếu:

Củ cói sao vàng 40g, vỏ quả chuối tiêu chín còn tươi 240g, bột thịt cóc 40g.

  • Củ cói và vỏ quả chuối tiêu sấy khô, tán thành bột mịn, trộn đều với bột thịt cóc.
  • Thêm mạch nha vào làm viên, mỗi viên 4g.
  • Mỗi lần cho trẻ ăn 1 – 2 viên, ngày 2 lần.


Cây cỏ bàng hay còn gọi là cây bàng, cói bàng, có tên khoa học là Lepironia articulata, thuộc chi Lepironia nằm trong họ Cói[Cyperaceae]. Là loài cây mọc hoang dại ở hầu khắp khu vực đồng bằng sông Cửu Long và được biết đến như một nguyên liệu trời phú để người dân ở đây phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ.


Cây cỏ bàng có thân dưới [căn hành] cứng, to khoảng 8–10 mm, nằm ngang trong bùn. Thân cỏ bàng thẳng đứng cao khoảng 1 m, có ngấn ngang, đáy có 3-4 bẹ, bao nhau cao 15–20 cm. Gié hoa ở chót thân [tức là ngọn] cao khoảng 1,5-2,0 cm và rộng đến 1 cm. Bông quả cao 3–4 mm. Vòi nhụy chẻ hai, trổ bông quanh năm. Cỏ bàng thường mọc ở vùng đất ngập nước phèn chua, nhiễm mặn như ở Đồng Tháp, Hà Tiên.


Cây cỏ bàng khi được phơi khô thì rất dai và chắc

Từ rất lâu người dân trong vùng đã biết khai thác nguồn nguyên liệu từ cỏ bàng để làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu cuộc sống hằng ngày như đan đệm, làm nón, bao bì, làm nóp, giỏ xách, lợp nhà tranh…


Sản phẩm được làm trực tiếp từ cây cỏ bàng.

Hơn nữa cây cỏ bàng còn được biết đến như một nguồn thức ăn quan trọng cho loài Sếu đầu đỏ quý hiếm.

Một số hình ảnh tham khảo về cây cỏ bàng:

Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn

Xem thêm

Cây Lệ Nhi

​Cây Lệ Nhi có tên khoa học Bacopa caroliniana, là dạng cây rất dễ trồng trong hồ cá thủy sinh. Một ...

Cây Dũ Dẻ

Cây dũ dẻ trâu hay còn có tên là cây nhị tuyến, cây vô danh hoa, dây trái lông. Cây có tên khoa học ...

Cây Mắc Ca [Cây mác ca]

Cây mắc ca hay mác ca là tên gọi từ cách phiên âm trong tiếng Việt của chi thực vật có danh pháp ...

Cây Sa Mộc [Cây sa mu]

Cây sa mộc còn được gọi là sa mu, xa mu, sà mu, sa múc, thông mụ, co may [Dao], long len, thông Tàu. ...

Cây Dâu Rừng

Cây dâu rừng hay còn gọi là cây dâu da đất, cây dâu đất, cây dâu da, người dân địa phương gọi là ...

Cây Thường Sơn

Cây thường sơn hay còn gọi là: cây khởi tía, cây tê quân, cây nam thường sơn, cây bạch thường sơn, ...

Cây Ngải Năm Ông

Cây Ngải Năm Ông thuộc loài cỏ sống lâu năm , có thân dạng củ nhỏ , củ to nhất cũng chỉ như ngón tay ...

Cây Bạch Hoa Xà

Cây Bạch hoa xà có tên khoa học là Plumbago zeylanica L., họ Đuôi công – Plumbaginaceae. Cây bạch ...

Video liên quan

Chủ Đề