Chảy máu cam có nên ngửa có không

Nằm ngửa, cúi đầu, xì mạnh mũi… là những sai lầm khi xử trí chảy máu mũi, tiềm ẩn nhiều rủi ro của nhiều người.

Chảy máu mũi [chảy máu cam] là một hiện tượng khá phổ biến mỗi người đều có thể gặp phải. Tùy theo từng trường hợp mà chảy máu mũi có thể nguy hiểm hay không. Theo ThS.BS Phạm Thị Phương, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chảy máu mũi xảy ra do nhiều nguyên nhân như thời tiết khô, lạnh hoặc quá nóng, bệnh viêm xoang, viêm mũi, chấn thương, có khối u trong mũi, rối loạn máu đông... Người lớn bị chảy máu mũi nhiều và thường xuyên có thể là dấu hiệu nghiêm trọng, cần đi khám để được điều trị kịp thời. Mặt khác, có một số quan niệm và cách xử lý chưa đúng với hiện tượng này, được bác sĩ lưu ý.

Ngoáy mũi mạnh là một trong những nguyên nhân gây chảy máu mũi. Ảnh: Shutterstock

Máu mũi là máu thừa

Nhiều người thường lầm tưởng máu mũi là máu thừa, mất máu do chảy máu mũi không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bác sĩ Phương giải thích, một người bị chảy máu mũi thường xuyên và trong thời gian dài [hơn 20 phút] có thể đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chảy máu cam với lượng nhiều có thể khiến người bệnh tụt huyết áp, mất máu.

Nằm ngửa

Có những ý kiến trái ngược nhau về việc nên nằm ngửa hay cúi đầu về phía trước khi chảy máu mũi. Bác sĩ Phương cho biết, nằm ngửa là cách xử trí sai, có thể khiến máu chảy ngược từ mũi xuống phía sau cổ họng, vô tình vào đường thở , dẫn đến nguy cơ gây nghẹt thở.

Khi bị chảy máu mũi, mọi người lưu ý như ngồi thẳng, đầu hơi cúi về phía trước. Dùng tay giữ chặt cánh mũi và thở bằng miệng trong khoảng 10-15 phút đến khi máu chảy chậm hoặc ngừng chảy. Không nên nằm hay ngả đầu về phía sau vì máu sẽ chảy vào cổ họng, khí quản gây ra các vấn đề về hô hấp.

Xì mũi mạnh

Nhiều người cho rằng có thể xì mũi mạnh để hết chảy máu cam. Tuy nhiên, người đang bị chảy máu mũi không nên xì mũi vì có thể gây kích ứng nghiêm trọng đường mũi và khiến tình trạng càng trầm trọng hơn.

Nhét giấy, bông gòn vào lỗ mũi để cầm máu

Lấy bông gòn hoặc giấy vo tròn lại nhét vào lỗ mũi để cầm máu cũng là một cách xử trí thường gặp. Bác sĩ cho biết, cách này hoàn toàn sai và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nếu không cẩn thận hít phải các sợi bông gòn, giấy, đặc biệt là với trẻ nhỏ, người bệnh dễ bị nghẹt thở.

Nhét giấy vào mũi để cầm máu có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng. Ảnh: Shutterstock

Ăn cay

Bác sĩ Phương khuyến cáo, người bị chảy máu mũi không ăn thức ăn cay hoặc nóng trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu mũi. Thức ăn cay có thể làm giãn mạch máu khiến máu chảy trở lại.

Cách hiệu quả khi xử trí chảy máu mũi là bóp mũi đúng cách, bóp mũi ở phần ngay dưới sống mũi, các ngón tay phải nằm trên xương cũng như mô mềm. Việc này sẽ làm ngừng hoặc làm chậm dòng máu đang chảy và cầm máu. Người bị chảy máu mũi nên ngồi thẳng, không nằm ngửa, giữ đầu cao để làm giảm áp lực máu trong tĩnh mạch mũi, ngăn chảy máu.

Có những cách giúp giảm chảy máu mũi là chườm đá hoặc đặt túi chườm lạnh lên sống mũi, giữ bình tĩnh và không căng thẳng. Nếu chảy máu mũi liên tục và nhiều, bạn nên đi khám để được điều trị phù hợp.

Chảy máu mũi thường khó kiểm soát. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách tránh ngoáy mũi quá nhiều, quá mạnh; đeo khẩu trang bảo vệ mũi khi thời tiết khô hanh, nóng; không nên ngồi lâu trong phòng điều hòa. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách; ăn uống đủ chất, đặc biệt là bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K...

Hà Phượng

Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương Phú Thọ vừa tiếp nhận trường hợp trẻ 5 tuổi bị chảy máu cam liên tục, không cầm được máu, bác sĩ không tìm được nguyên nhân. Trước đó, cha mẹ bé thấy con bỗng nhiên chảy máu mũi đỏ tươi khoảng 1 ngày, số lượng vừa, tự cầm máu được nên ở nhà theo dõi. Sau đó trẻ vẫn tiếp tục chảy máu mũi trái nhiều, máu đỏ tươi, không thể tự cầm nên người nhà đưa trẻ nhập viện. 

Kết quả nội soi cho thấy, niêm mạc mũi cuốn nề, sàn mũi có nhiều dịch nhầy, cửa mũi trái nhiều máu đông lẫn máu tươi. Hình ảnh rốn phổi và các nhánh huyết phế quản hai bên tăng đậm, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị chảy máu điểm mạch mũi trái. Đây là trường hợp chảy máu mũi vô căn – chiếm 90%, lành tính và hay bị lặp lại. Sau khi thực hiện điều trị cầm máu, sức khỏe trẻ ổn định và được xuất viện. 

Theo PGS.BS Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, chuyên khoa tai mũi họng nhi trẻ bị chảy máu cam thường rất phổ biến, đặc biệt với độ tuổi 3 - 8 tuổi. Trong đó chảy máu cam là dạng bệnh lý thuộc về tai - mũi - họng với hiện tượng chảy máu từ niêm mạc mũi. Máu có thể chảy ra mũi trước hoặc mũi sau, rồi xuống họng.

Theo bác sĩ An có rất nhiều yếu tố gây ra hiện tượng chảy máu cam như dị ứng với các yếu tố dị nguyên ở mũi, nhiễm trùng mũi - họng.

PGS nội soi cho bệnh nhi.

Vào mùa thu đông, thời tiết quá hanh khô, trẻ ngồi nhiều quá lâu trong phòng điều hòa khiến khoang mũi chứa các vi mạch máu nhỏ bị khô, vỡ ra và dẫn đến hiện tượng chảy máu. Một số trẻ bị vách mũi bị vẹo, gãy xương mũi. Chảy máu cũng có thể do trẻ vô tình tạo ra các kích thích mạnh làm tổn thương niêm mạc mũi như cào, gãi mạnh vào vùng mũi, đút dị vật vào mũi,… 

PGS An cho biết, khi trẻ bị chảy máu cam, nhiều cha mẹ cầm máu cho con sai cách như cho trẻ ngửa cổ lên trời, nhưng thực chất cách sơ cứu này là sai. Hành động ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam sẽ làm cho máu chảy ngược xuống cuống họng, từ đó chạy qua lỗ thông khí và có thể gây sặc máu.

PGS An khuyến cáo cha mẹ cần động viên và giữ bình tĩnh cho bé. Nhiều trường hợp bé sẽ cảm thấy hoảng sợ, quấy khóc hoặc liên tục dùng tay duị vào phần mũi bị chảy máu. Sau đó, mẹ cần xác định chính xác bên mũi bị chảy bởi trẻ bị chảy máu cam thường chỉ xảy ra với một bên mũi.  

Chỉ cần đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu chảy ra là các cha mẹ sẽ nhận ra bên mũi nào chảy máu, tư thế này khiến máu cam không chảy ngược về phía họng, gây nôn ói.

Lấy ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên một chút và giữ nguyên khoảng 5 - 10 phút để máu ngừng chảy. Trẻ chảy máu mũi liên tục và không thể cầm máu sau hơn 7 - 10 phút bóp mũi, cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để sơ cứu, ngăn chặn mất máu ở trẻ. Sau chảy máu cam, cha mẹ giữ không cho trẻ vận động và tiếp tục theo dõi bé.

Ngọc Hà

Mũi có rất nhiều mạch máu nhỏ bên trong nên dễ bị chảy máu mũi nếu mũi bị khô, hoặc thường xuyên ngoáy mũi. Tuy nhiên chảy máu cam không đáng lo ngại và có thể ngăn chặn và phòng ngừa bằng các cách sau đây. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam. Chảy máu mũi đột ngột hoặc không thường xuyên hiếm khi nghiêm trọng. Nếu bạn bị chảy máu cam thường xuyên, bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.

Không khí khô là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu cam. Sống trong khí hậu khô và sử dụng hệ thống sưởi trung tâm có thể làm khô màng mũi – là các mô bên trong mũi.

Tình trạng khô này gây ra đóng vảy bên trong mũi. Đóng vảy có thể ngứa hoặc bị kích ứng. 

Dùng thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi để điều trị dị ứng , cảm lạnh hoặc các vấn đề về xoang cũng có thể làm khô màng mũi và gây chảy máu cam. Xì mũi thường xuyên là một nguyên nhân khác gây chảy máu cam.

Các nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam bao gồm:

  • Dị vật mắc kẹt trong mũi
  • Chất kích ứng hóa học
  • Dị ứng
  • Chấn thương mũi
  • Hắt hơi nhiều lần
  • Ngoáy mũi
  • Không khí lạnh
  • Suy hô hấp cấp
  • Liều lượng lớn aspirin

Các nguyên nhân khác của chảy máu cam bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Rối loạn chảy máu
  • Rối loạn đông máu
  • Ung thư

Hầu hết chảy máu cam không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện nếu chảy máu cam kéo dài hơn 20 phút hoặc xảy ra chảy máu sau một chấn thương. Đây có thể là dấu hiệu chảy máu mũi sau, tình trạng này nghiêm trọng hơn.

  • Ngồi thẳng lưng và nghiêng người về phía trước

Nhiều lời khuyên cho rằng khi bị chảy máu cam nên ngả người ra sau để máu không chảy xuống mặt tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Cách tốt nhất là hơi nghiêng người về phía trước để ngăn máu chảy xuống cổ họng làm nghẹt thở hoặc nôn mửa ra máu. Tập trung thở bằng miệng thay vì bằng mũi và cố gắng giữ bình tĩnh. 

Một số người sẽ dán bông hoặc dùng khăn giấy nhét mũi để cầm máu, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu vì kích thích các mạch máu quá mạnh. Thay vào đó hãy dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm để thấm máu một cách nhẹ nhàng khi máu chảy ra từ mũi.

  • Xịt thuốc thông mũi vào mũi

Thuốc xịt thông mũi có chứa thuốc làm thắt chặt mạch máu trong mũi. Điều này không chỉ giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn mà còn có thể cầm máu

Bóp nhẹ phần thịt mềm của mũi dưới xương mũi trong khoảng 10 phút có thể giúp nén các mạch máu và cầm máu. Lưu ý không bóp mũi quá 10 phút vì có thể gây tái phát chảy máu. 

Khi máu đã bớt chảy, vẫn nên chăm sóc mũi để ngăn ngừa chảy máu cam tái phát.

Ngoáy mũi thường xuyên có thể gây kích ứng màng mũi vì bạn vừa bị chảy máu cam.

Bạn có thể xì mũi để loại bỏ phần gỉ mũi do vết máu mũi đã khô. Tuy nhiên không nên xì mũi trong vòng 24 giờ sau khi chảy máu cam vì có thể làm cho mũi chảy máu lại. 

  • Không cúi đầu xuống quá lâu

Không cúi đầu xuống quá lâu vì có thể gây áp lực lên mũi đồng thời chỉ nên làm việc nhẹ nhàng từ 24 đến 48 giờ sau khi chảy máu cam.

Chườm túi đá bằng vải lên mũi có thể giúp thắt chặt các mạch máu đồng thời làm giảm viêm nếu bạn gặp chấn thương. Lưu ý không để túi đá quá 10 phút để tránh làm tổn thương da. 

Màng nhầy của mũi khô do hít phải không khí khô hoặc các nguyên nhân khác có thể gây kích ứng mũi hơn nữa và dẫn đến chảy máu cam. Nên giữ ẩm cho mũi bằng cách xịt nước mũi sinh lý khoảng 2 đến 3 giờ một lần.

Móng tay dài và sắc nhọn sẽ là kẻ thù số một đối với mũi, vô tình ngoáy mũi khi đang ngủ có khả năng cao sẽ dẫn đến chảy máu mũi. Vì vậy cần cắt gọn móng tay nhất có thể để tránh làm tổn thương mũi.

Máy tạo độ ẩm bổ sung độ ẩm cho không khí giúp mũi không bị khô, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ để ngăn ngừa chảy máu cam. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề