Chế phẩm sinh học xử lý nước thải sinh hoạt

Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải là gì? Cách sử dụng ra sao?

Với mục đích hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm của môi trường bị gây ra do các loại nước thải khác nhau, người ta sẽ sử dụng đến chế phẩm vi sinh nước thải. Trong hoạt động sống hàng ngày, con người thải ra rất nhiều loại nước thải khác nhau cần được xừ lý để tránh ô nhiễm môi trường như: Nước thải nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải sản xuất … Tuy vậy, không phải ai cũng biết chế phẩm vi sinh xử lý nước thải thực chất là gì cũng như cách sử dụng chế phẩm này trong đời sống hằng ngày như thế nào. Nếu bạn cũng đang có một số thắc mắc như trên, hãy cùng Chế phẩm vi sinh giải đáp qua bài viết dưới đây.

Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải là gì? là tập hợp các vi sinh vật có khả năng xử lý ô nhiễm trong nước thải

Nội dung chính

  • Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải là gì?
    • Phương pháp hiếu khí
    • Phương pháp kỵ khí
    • Điều kiện thích nghi của các vi sinh vật xử lý nước thải
  • Công dụng của chế phẩm vi sinh xử lý nước thải
  • Một số dạng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải hiện nay
    • Bùn hoạt tính
    • Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dạng bột
    • Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dạng lỏng
  • Cách sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong xử lý nước thải
  • Liều lượng sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải

Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải là hỗn hợp bao gồm nhiều loại vi sinh vật sống an toàn, có ích khác nhau được chọn lọc kỹ lưỡng. Các vi sinh vật được lựa chọn thông thường sẽ là vi khuẩn, nấm mốc, động vật nguyên sinh, nấm men,… và được bảo quản ở ba trạng thái là rắn, lỏng hoặc bùn lỏng. Theo đó, người ta sẽ nhân giống men vi sinh này để phôi có thể phát triển và phân hủy một số chất hữu cơ. Với quá trình này, những chất hữu cơ sẽ chỉ sinh một số khí N2O, CO2 hay Nitơ thoát ra chứ không tạo ra các chất ô nhiễm vào môi trường nữa.

Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải được xem là một quần thể vi sinh vật phân lập, được nuôi cấy và bảo quản nhằm phục vụ xử lý nước thải, nhất là nước thải sinh học. Đối với mỗi loại nước thải khác nhau thì đều có chế phẩm chuyên dụng để xử lý khác nhau. Tương tự, các loại chế phẩm vi sinh xử lý nước thải này cũng sẽ có quy trình nuôi cấy và đặc điểm sử dụng khác nhau.

Tóm lại, Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải là men vi sinh, chế phẩm sinh học chứa các chủng vi sinh vật hữu ích phân giải các chất thải hữu cơ như: vi sinh vật hoại sinh, vi sinh phân giải tinh bột, cellulose, protein, lipit, kitin … Đồng thời ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi, gây bệnh

Thức ăn cho vi sinh vật thường sẽ là những chất hữu cơ, một số khoáng chất sẵn có trong nước thải. Hiện nay, có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến để xử lý chế phẩm vi sinh sinh học là phương pháp hiếu khí và phương pháp kỵ khí.

Chế phẩm vi sinh giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường từ các loại nước thải

Phương pháp hiếu khí

Phương pháp hiếu khí là phương pháp sử dụng những loại vi sinh vật hiếu khí để xử lý, với điều kiện môi trường thích hợp cho chúng sinh trưởng và phát triển là cần đảm bảo có oxy đầy đủ. Vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ cần thiết thông qua quá trình oxy hóa này.

Để quy trình oxy hóa được diễn ra thuận lợi thì các chất bao gồm chất keo, chất phân tán, hữu cơ hòa tan trong nước thải sẽ phải được di chuyển vào trong tế bào thông qua 3 giai đoạn chính như sau:

  • Các chất ô nhiễm cần được di chuyển đi từ pha lỏng đến bề mặt của tế bào thực vật.
  • Các chất trong tế bào vi sinh vật cần được chuyển hóa và sản sinh năng lượng để tổng hợp tế bào mới.
  • Khuếch tán từ bề mặt tế bào nhờ màng bán thấm thông qua sự chênh lệch nồng độ bao gồm cả bên trong lẫn bên ngoài của tế bào.

Phương pháp kỵ khí

Với phương pháp kỵ khí, người ta sẽ sử dụng những nhóm vi sinh vật kỵ khí và được tiến hành trong môi trường không có oxy. Quá trình xử lý có tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố bao gồm hàm lượng hữu cơ, lửng lơ, lượng chất xơ, độ ổn định của lưu lượng trong nước thải,…

Men xử lý bể phốt là loại chế phẩm vi sinh xử lý nước thải kỵ khí khá tốt hiện nay

Với những điều kiện khác nhau thì các yếu tố chính kể trên đều có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ phản ứng sinh hóa. Những phản ứng sinh hóa này có thể kể đến là hàm lượng oxy trong nước thải, các chất dinh dưỡng, nồng độ pH, nhiệt độ, nguyên tố vi lượng khác,…

Đọc ngay: Men xử lý bể phốt là gì? Cách sử dụng men bể phốt hiệu quả

Điều kiện thích nghi của các vi sinh vật xử lý nước thải

Những chất dinh dưỡng như nitơ và phốt pho được xem là các nguyên tố thiết yếu, quan trọng trong việc tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho những vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Thông thường, chất hữu cơ, nitơ và phốt pho sẽ có tỷ lệ xử lý sinh học là 100:5:1. Theo đó, điều kiện thích nghi của các vi sinh vật xử lý nước thải chịu ảnh hưởng chủ yếu của một số yếu tố như sau:

Điều kiện thích nghi của các men vi sinh xử lý nước thải
  • Hàm lượng của chất hữu cơ có trong nước thải
  • Nồng độ và lưu lượng của oxy được cung cấp. Đối với trường hợp oxy được cung cấp nhiều thì được gọi là xử lý hiếu khí, oxy được cung cấp vừa phải thì gọi là xử lý thiếu khí. Còn đối với trường hợp không được cung cấp oxy thì sẽ gọi đó là quá trình xử lý kỵ khí.
  • Nhiệt độ của nước thải. Thông thường, các vi sinh vật thích nghi tốt với nhiệt độ từ 25 đến 37 độ C.
  • Nồng độ pH của nước thải. Nồng độ thích hợp nhất là từ khoảng 6,5 đến 7,5 pH.

Công dụng của chế phẩm vi sinh xử lý nước thải

Men vi sinh có trong chế phẩm nhanh chóng xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải và kết quả cuối cùng của quá trình xử lý là:

  • Khử sạch mùi hôi thối có trong nước thải một cách nhanh chóng
  • Phân giải các chất hữu cơ, làm giảm BOD, COD về ngưỡng an toàn cho phép thải ra môi trường
  • Thủy phân các chất protein, lipit, kitin, tinh bột, xenlluloz … thành các chất dễ tiêu
  • Trong hệ thông kỵ khí: biến chất thải thành các khí thoát ra ngoài, chống đầy hầm biogas
  • Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi, gây bệnh: Salmonella, E.Coli … Diệt mầm bệnh trong nước thải
  • Giảm các chất lơ lửng nhanh chóng [ giảm TSS]
  • Nâng cao khả năng kết lắng, lọc nước và xử lý nước của bùn hoạt tính

Đọc thêm: Cách ủ phân chuồng đạt chuẩn nhất hiện nay

Một số dạng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải hiện nay

Như đã giới thiệu, để xử lý nước thải có khá nhiều phương pháp sinh học được áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay phổ biến nhất vẫn là 3 loại: bùn hoạt tính, chế phẩm vi sinh dạng bột và chế phẩm vi sinh dạng lỏng.

Bùn hoạt tính

Một phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải đó chính là bùn hoạt tính. Đây là quá trình bùn được sản sinh thông qua một hệ thống xử lý nước thải đang được hoạt động, phần lớn là lấy từ các bể lắng vi sinh hay bể chứa bùn. Tiếp theo, người ta sẽ chuyển số bùn này về bể aerotank của hệ thống xử lý mới.

Ưu điểm

  • Chi phí thực hiện thấp, đem lại hiệu quả về kinh tế cao
  • Khả năng khởi động hệ thống nhanh chóng
  • Tận dụng hiệu quả những loại vi sinh có trong các hệ thống nước thải khác nhau
  • Có nhiều loại vi sinh dựa trên những loại nước thải

Nhược điểm

  • Thường xảy ra nhiều vấn đề phát sinh tại bể sinh học
  • Vi sinh ở trong hệ thống không đảm bảo tính ổn định
  • Thời gian sử dụng bùn ngắn
  • Đối với những nước thải công nghiệp thì không đem lại nhiều hiệu quả cao
  • Bùn già, dễ phát sinh những vi khuẩn dạng sợi và khó có thể lắng đọng
  • Thời gian vận chuyển lâu vì số lượng bùn lớn
Bùn hoạt tính trong quá trình xử lý nước thải là nơi cư ngụ của các vi sinh vật xử lý nước thải

Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dạng bột

Phần lớn những chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dạng bột đều là những loại enzyme được sản xuất rất phổ biến và thông dụng tại nước ta. Đây được xem là một loại sản phẩm thứ cấp từ các loại vi sinh vật.

Ưu điểm

  • Đem lại hiệu quả sử dụng vô cùng nhanh chóng
  • Dễ dàng sử dụng để xử lý nước thải
  • Đối với mỗi loại nước thải khác nhau sẽ có loại bột men đặc trưng để xử lý khác nhau

Khuyết điểm

  • Yêu cầu phải được thường xuyên bổ sung men vi sinh
  • Không có khả năng về sinh khối
  • Với những hệ thống xử lý công suất lớn thì chi phí phát sinh rất cao

Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dạng lỏng

Men vi sinh dạng lỏng cũng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Loại chế phẩm này có giá thành cao, thời gian nuôi cấy lâu hơn so với dạng bột nhưng chúng lại đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội hơn hẳn.

Ưu điểm

  • Có hiệu quả xử lý nước thải lên đến 95%
  • Đảm bảo cho các hệ thống có công suất lớn được hoạt động ổn định
  • Có khả năng tăng sinh khối và tạo ra enzyme nhờ việc sử dụng các loại vi sinh cái
  • Có thể sử dụng với nhiều loại nước thải khác nhau
  • Thời gian sử dụng lâu dài mà không cần phải bổ sung thêm vi sinh
Chế phẩm vi sinh dạng lỏng xử lý nước thải – Chế phẩm sinh học EM gốc

Nhược điểm

  • So với bùn hoạt tính thì chế phẩm vi sinh dạng lỏng có thời gian khởi động lâu hơn
  • Không đem lại hiệu quả kinh tế tốt đối với những hệ thống công suất nhỏ vì giá thành cao

Cách sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong xử lý nước thải

Các chế phẩm vi sinh vật thường được sử dụng chủ yếu cho các loại nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,… Với những nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau mà ta có thể sử dụng những loại men khác nhau cho phù hợp. Một số loại men vi sinh thông dụng ngày nay có thể kể đến như men vi sinh khử khí Nito, men vi sinh khử bùn, men vi sinh khử mùi,…

Đây là những loại chế phẩm đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, vừa có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp chung với nhau đều được. Chế phẩm vi sinh cần được đảm bảo sử dụng trong điều kiện thích hợp. Một số điều kiện cơ bản có thể giúp men vi sinh phát huy tối đa hiệu quả có thể kể đến như:

  • Nhiệt độ từ 4 đến 40 độ C
  • Nồng độ pH đạt từ 4 đến 9
  • Độ mặn thấp hơn 30 ‰
  • Tỷ lệ C:N:P = 100:5:1
  • DO có trong bể phải lớn hơn 2mg/l
  • BOD bé hơn 10.000mg/l
  • COD bé hơn 12.000mg/l
Cách sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp như ủ, sục khí để tăng sinh khối men vi sinh trước khi đem chúng sử dụng. Công thức sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải sẽ là 1 gallon men vi sinh trộn cùng với 4kg mật đường, khuấy đều trong 10 đến 20 lít nước. Tiếp theo, đem hỗn hợp trên đi ủ từ 2 đến 4 tiếng và đảm bảo khí được sục vào liên tục. Như vậy là bạn đã hoàn tất quá trình xử lý và có thể sử dụng chế phẩm.

Đối với dòng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dạng bột, cho trực tiếp vào trong hệ thống xử lý theo định lượng hướng dẫn trên bao bì và bật vận hành hệ thống

Xem ngay: Kinh nghiệm chăn chuôi không mùi hôi hiệu quả nhất hiện nay

Liều lượng sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải

Việc sử dụng bao nhiêu men vi sinh sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào lưu lượng nước thải có trong bể chứa [được gọi là Q]. Với mỗi lưu lượng khác nhau, ta sẽ có những tiến trình áp dụng chế phẩm khác nhau.

  • Với Q = 100m3 thì trong lần đầu tiên sử dụng, bạn cần cho 4 lít men. Sau đó, trong 4 tuần tiếp theo thì cho thêm 2 lít mỗi tuần và sau khoảng thời gian này thì chỉ sử dụng mỗi tuần 0.5 lít.
  • Với Q = 80m3 thì trong lần đầu tiên sử dụng, bạn cần cho 4 lít men. Sau đó, trong 4 tuần tiếp theo thì cho thêm 1.6 lít mỗi tuần và sau khoảng thời gian này thì chỉ sử dụng mỗi tuần 0.4 lít.
  • Với Q = 150m3 thì trong lần đầu tiên sử dụng, bạn cần cho 4 lít men. Sau đó, trong 4 tuần tiếp theo thì cho thêm 3 lít mỗi tuần và sau khoảng thời gian này thì chỉ sử dụng mỗi tuần 0.8 lít.
Cách sử dụng men vi sinh xử lý nước thải

Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dạng bột ở các hệ thống hiếu khí

  • Cấy mới [sử dụng lần đầu]: 40 – 80 gr/m3 nước thải
  • Định kỳ duy trì 20 gr/m3

Như vậy, với những thắc mắc như chế phẩm vi sinh xử lý nước thải là gì? Cách sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải như thế nào?… đã được Chế phẩm vi sinh giải đáp chi tiết qua bài viết trên rồi đấy. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn và giúp bạn có thể sử dụng phù hợp, hiệu quả men vi sinh nhé.

Tìm hiểu thêm: Bưởi diễn ra hoa vào tháng mấy? Kỹ thuật xử lý ra hoa đậu quả trên bưởi diễn?

Chủ Đề