Chi phí đánh giá là gì

1, Chỉ phí sản xuất

Trong các DNDV, để tiến hành hoạt động sản xuâ't kinh doanh đều phải có đủ ba yêu tô' cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đôì tượng lao động và sức lao động. Quá trình cung câ'p dịch vụ là quá trình kết hợp ba yếu tô' đó để tạo ra các loại dịch vụ. Sự tiêu hao của các yếu tô' đầu vào trong quá trình cung câ'p dịch vụ đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sông. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuâ't, kinh doanh để tạo ra giá trị sản phẩm dịch vụ và tiêu thụ là tất yêu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người cung câ'p dịch vụ.

Chi phí sản xuâ't kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sôhg và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đên hoạt động sản xuất

kinh doanh trong một kỳ nhâ't định [tháng, quý, năm].

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên tắc đầu tiên của các doanh nghiệp là phải đảm bảo trang trải được các phí tổn đã đầu tư để sản xuât và cung cap sản phẩm dịch vụ. Để tiên hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các chi phí sản xuâ't kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí cho các hoạt động khác, tất cả các chi phí này đã tạo nên chi phí của doanh nghiệp.

Vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp cần phải biết được chi phí dùng để sản xuất và cung câp sản phẩm dịch vụ là bao nhiêu và nó phải nằm trong giói hạn của sự bù đắp, nêu vượt qua giới hạn này thì doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm dịch vụ. Mặt khác, sau một thời kỳ hoạt động các nhà quản lý của doanh nghiệp còn phải biết được tổng chi phí của doanh nghiệp trong kỳ là bao nhiêu và nó sẽ được bù đắp bằng tổng thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ, từ đó sẽ xác định được chính xác kê't quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nội dung quan trọng và cần thiết trong quá trình quản lý, do đó kế toán vói tư cách là một công cụ quản lý của doanh nghiệp phải phản ánh và cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí của doanh nghiệp nói chung và chi phí sản xuất nói riêng phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp.

Chi phí luôn có tính chất cá biệt, bao gồm tất cả các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tồn tại và tiến hành các hoạt động trong kỳ, bâ't kể đó là chi phí cần thiết hay không cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp các nhà quản lý còn phải quan tâm đến tính xã hội của chi phí, tức là chi phí cá biệt của các doanh nghiệp phải đảm bảo ở mức độ trung bình của xã hội và được xã hội châp nhận, có như vậy các nhà quản lý doanh nghiệp mới có thể đưa ra được những quyết định hợp lý trong từng thời kỳ cụ thể để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Chi phí của doanh nghiệp luôn mang tính hai mặt, một mặt chi phí có tính khách quan, nó thể hiện sự chuyển dịch các hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, tính vào giá trị sử dụng được tạo ra, đây là sự chuyển dịch mang tính khách quan không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Mặt khác, hao phí về các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại mang tính chủ quan nó phụ thuộc vào phương pháp tính, trình độ quản lý và yêu cầu quản lý cụ thể của tùng doanh nghiệp.

Theo chuẩn mực kế toán số 01 [VAS 01] định nghĩa: "Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vôh chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phôi cho cổ đông hoặc chủ sở hữu".

Khái niệm chi phí sản xuâ't dịch vụ được cụ thể hoá như sau: "Chi phí sản xuât dịch vụ là thể hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sông và lao động vật hóa và hao phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm lao vụ và dịch vụ".

* Phân loại chi phí sản xuất dịch vụ

Chi phí sản xuất dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. Đê’ thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí kinh doanh dịch vụ được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.

a] Phẫn loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí

Phân theo nội dung kinh tế của chi phí là căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp các khoản chi phí có cùng nội dung kinh tế vào thành từng loại, từng nhóm. Theo tiêu thức này, chi phí kinh doanh dịch vụ được chia thành các yếu tố sau:

- Yếu tô'nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thê' công cụ, dụng cụ, dụng cụ sử dụng vào quá trình thực hiện và cung ứng dịch vụ [loại trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hổi].

- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: Bao gồm tổng sô' tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân viên.

- Yếu tô'khấu hao tài sản cô'định: Tổng sô'khấu hao tài sản cô' định trong kỳ của tâ't cả tài sản cô' định sử dụng trong kỳ.

- Yếu tỐBHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: Tính theo tỷ lệ quy định trên tổng sô' tiền lương dùng làm căn cứ đóng BHXH.

- Yêu tô' chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào việc sản xuất kinh doanh

- Yêu tô' chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí khác bằng tiền chưa được phản ánh ở các yếu tô' trên.

Phân loại chi phí sản xuất dịch vụ theo yếu tô' chi phí có tác dụng quan trọng đô'i với việc theo dõi và quản lý các khoản mục chi phí kinh doanh theo từng yếu tô' chi phí là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí kinh doanh, làm cơ sở dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư tiền vốn, huy động và sử dụng lao động.

b] Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí

Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí để sắp xê'p các khoản chi phí có cùng chung mục đích, công dụng vào từng loại, từng nhóm, không tính đến chi phí đó là gì và nội dung kinh tế của nó như thế nào. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất dịch vụ được chia thành các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia vào quá trình thực hiện lao vụ dịch vụ như: xăng, dầu, hoa quả, bàn chải đánh răng...

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí vê' tiền lương bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền thưởng và các khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp

- Chi phí kinh doanh dịch vụ chung: Bao gồm các khoản chi phí trực tiếp khác, ngoài hai khoản chi phí trực tiếp nêu trên như:

+ Khấu hao TSCĐ: là sô' tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng phục vụ trực tiếp kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp.

b Bao gồm tiền điện, nước phải trả cho nhà cung cấp.

+ Chi phí công cụ dụng cụ: Bao gồm cốc, chén, khăn...

+ Chi phí bằng tiền khác như chi phí tiếp khách, hội nghị của bộ phận trực bếp kinh doanh dịch vụ...

Phân loại chi phí sản xuât dịch vụ theo khoản mục giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp dự toán được các khoản mục chi phí trọng yếu trong chi phí, phân tích, kiểm tra và quản lý chi phí phát sinh theo từng khoản mục, tạo điều kiện tăng cường tiê't kiệm chi phí và tạo điều kiện hạch toán nội bộ có hiệu quả, nâng' cao hiệu quả kinh doanh.

c] Phân theo phương pháp tập họp chi phí và đôĩ tượng chịu chi phí

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất dịch vụ bao gổm:

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến một đôì tượng dịch vụ chịu chi phí nhâ't định. Do đó kế toán có thể căn cứ sô'liệu từ chứng từ kê'toán để ghi trực tiếp cho từng đôì tượng chịu chi phí.

- Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đổng thời đến nhiều đôi tượng dịch vụ chịu chi phí khác nhau. Do đó kế toán phải tập hợp lại cuối kỳ tiên hành phân bổ cho các đôì tượng dịch vụ liên quan theo những tiêu chuẩn nhất định.

Phưong pháp phân loại chi phí này giúp kế toán tập hợp chi phí một cách rõ ràng chính xác cho từng đối tượng chịu chi phí. Các chi phí trực tiếp sẽ được tập họp theo phưong pháp tập họp trực tiếp, chi phí gián tiếp sẽ được phân bổ cho các đôì tượng chịu chi phí theo các tiêu thức phân bổ phù hợp.

2. Giá thành sản phẩm dịch vụ

Quá trình sản xuâ't sản phẩm dịch vụ trong các doanh nghiệp dịch vụ luôn luôn tồn tại hai mặt đối lập nhau nhưng có liên quan mật thiê't với nhau, đó là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra và kết quả sản xuâ't thu được - sản phẩm dịch vụ, công việc hoàn thành. Như vậy doanh nghiệp phải tính được chi phí dịch vụ đã bỏ ra để sản xuất được sản phẩm dịch vụ.

Vậy giá thành sản phẩm dịch vụ là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuâ't tính cho một khôi lượng sản phẩm [công việc, lao vụ] dịch vụ nhất định đã hoàn thành.

Giá thành sản phẩm dịch vụ là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh châ't lượng hoạt động dịch vụ, kết quả sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Vói chức năng là thước đo bù đắp chi phí, toàn bộ chi phí dịch vụ mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm dịch vụ sẽ được bù đắp khi tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, với chức năng lập giá, giá thành sản phẩm là căn cứ xác định giá bán hợp lí, đảm bảo bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận.

* Các loại giá thành sản phẩm dịch vụ

Để quản lý tốt giá thành sản phẩm dịch vụ cần phân biệt các loại giá thành sản phẩm dịch vụ khác nhau.

- Giá thành kê' hoạch: là giá thành sản phẩm dịch vụ được tính trên cơ sở chi phí sản xua't dịch vụ kế hoạch, sản lượng dịch vụ kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phân đâu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.

- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm dịch vụ được tính trên định mức chi phí hiện hành. Việc tính giá thành định mức cũng thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuâ't sản phẩm dịch vụ. Giá thành định mức là thước đo để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật hr, tiền vôn của doanh nghiệp từ đó có cơ sở đánh giá các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng.

- Giá thành thực tế: là loại giá thành được xác định trên cơ sở sô' liệu chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể xác định được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ. Giá thành thực tế sản phẩm dịch vụ là chỉ tiêu kinh tế tổng họp phản ánh kết quả phân đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức áp dụng các giải pháp kinh tế- kỹ thuật đế thực hiện quá trình sản xuâ't sản phẩm dịch vụ, là cơ sở đểxác định kết quả hoạt động sản xuâ't kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp.

3. Môi quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm dịch vụ

Chi phí sản xuất dịch vụ và giá thành sản phẩm dịch vụ là hai khái niệm riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ vói nhau. Chúng giông nhau vê' chất vì đều là những hao phí lao động sông và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh dịch vụ nhưng xét về mặt lượng thì chi phí sản xuâ't dịch vụ và giá thành sản phẩm dịch vụ lại không giông nhau vì:

- Chi phí sản xuất dịch vụ luôn gắn vói một thời kì nhất định, còn giá thành sản phẩm dịch vụ luôn gắn với một loại sản phẩm dịch vụ, quy trình thực hiện và cung ứng dịch vụ nhất định.

- Chi phí sản xuất dịch vụ chỉ bao gồm những chi phí sản xuất dịch vụ phát sinh kì này; còn giá thành sản phẩm dịch vụ không chỉ liên quan đến những chi phí dịch vụ phát sinh của kì này, mà còn chứa đựng cả chi phí dịch vụ của kì trước chuyển sang.

Môì quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể phản ánh qua sơ đổ 1.2.

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Qua sơ đổ ta thây: AC = AB + BD - CD hay:

Tong gia thanh Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản sanpham _ xud't dở dang + xuất phát sinh — xuất dở dang hoàn thành dầu kỳ trong kỳ cuôỉ kỳ

Công thức trên cho thâỳ, khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ bằng [=] giá trị sản phẩm dở dang cuôì kỳ trong các DNDV phần lớn là không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng [=] tổng chi phí phát sinh trong kỳ.

Chúc bạn thành công !

Video liên quan

Chủ Đề