Chi phí lương hạch toán như thế nào năm 2024

Tiền lương, tiền thưởng, các khoản giảm trừ vào lương sẽ được hạch toán như thế nào trong nghiệp vụ tính lương? Làm cách nào để tính tỷ lệ trích các khoản theo lương? Quy định trích nộp bảo hiểm như thế nào? Cùng tham khảo nội dung dưới đây để nắm rõ hơn nha.

1. Tiền lương là gì?

Tiền lương là một nội dung bắt buộc có trong hợp đồng lao động và đa phần chính là vấn đề quan trọng nhất mà người lao động quan tâm khi tham gia vào quan hệ lao động. Tiền lương có vai trò quan trọng giúp người lao động có thu nhập để chi trả các khoản chi trong cuộc sống. Theo đó điều 90 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

tiền lương là gì

Tiền lương bao gồm 02 loại sau:

  • Tiền lương danh nghĩa: là chỉ số lượng tiền mà doanh nghiệp trả cho nhân viên, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp.
  • Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà doanh nghiệp trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định. Do đó có thể nói rằng chỉ có tiền lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của nhân viên trong các thời điểm.

2. Nghiệp vụ tính lương trong doanh nghiệp

Tính lương là một hoạt động vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, hoạt động tính lương không chỉ đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối mà còn cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong đó, nghiệp vụ tính lương bao gồm tính toán, hoạch toán các khoản lương, phụ cấp, các khoản thuế và bảo hiểm cho người lao động. Ngoài ra, nghiệp vụ này còn rất nhiều các hoạt động khác nữa, tuy nhiên trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ làm rõ về hạch toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên, cụ thể:

Xem thêm: Gợi Ý Cách Xây Thang Bảng Lương Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

3. Hạch toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên

3.1 Căn cứ kế toán tính lương nhân viên

Cuối tháng, kế toán tiền lương phải tiến hành tính lương cho nhân viên căn cứ theo:

  • Bảng chấm công của từng bộ phận gửi lên.
  • Hợp đồng lao động của nhân viên.
  • Quy chế về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp của doanh nghiệp.

3.2 Hạch toán chi phí tiền lương, tiền thưởng

Trước khi hạch toán chi phí tiền lương, kế toán phải xác định chi tiết tiền lương đó chi trả cho bộ phận nào và hạch toán theo thông tư nào để hạch toán cho chính xác các khoản mục chi phí của doanh nghiệp.

Tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên

  • Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng lương và phụ cấp
  • Có TK 334: Tổng lương và phụ cấp Tiền thưởng trả cho nhân viên – Xác định tiền thưởng cho nhân viên được trích từ quỹ khen thưởng:
  • Nợ TK 3531: Tiền thưởng phải trả nhân viên
  • Có TK 334: Tiền thưởng phải trả nhân viên

– Chi trả tiền thưởng cho nhân viên:

  • Nợ TK 334: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên
  • Có TK 111, 112: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên: – Hàng tháng, kế toán căn cứ vào kế hoạch để tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân viên:
  • Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Số tiền lương nghỉ phép trích trước
  • Có TK 335: Số tiền lương nghỉ phép trích trước

– Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên:

  • Nợ TK 335: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
  • Có TK 334: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh

4. Cách hạch toán các khoản trích theo lương bảo hiểm

4.1. Tỷ lệ trích các khoản theo lương

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017 thì:

Các khoản trích theo lương Trích vào chi phí của doanh nghiệp Trích vào lương của người lao động Tổng Bảo hiểm xã hội [BHXH] 17,5% 8% 25,5% Bảo hiểm y tế [BHYT] 3% 1,5% 4,5% Bảo hiểm thất nghiệp [BHTN] 1% 1% 2% Tổng 21,5% 10,5% 32% Kinh phí công đoàn [KPCĐ] 2% 2%

– Như vậy hàng tháng, doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội là 32% trên tổng quỹ lương phải trả nhân viên [BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN].

– Doanh nghiệp phải đóng cho Liên đoàn lao động của Quận / Huyện là 2% trên quỹ lương phải trả nhân viên [KPCĐ] trong trường hợp có thành lập công đoàn.

Hạch toán các khoản trích theo lương bảo hiểm

4.2. Tính vào chi phí của doanh nghiệp

– Tổng tiền bảo hiểm doanh nghiệp phải nộp = 21,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm:

  • Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng tiền bảo hiểm + Kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp
  • Có TK 3383 [BHXH]: 17,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3384 [BHYT]: 3% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3386 [BHTN]: 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3382 [KPCĐ]: 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm [nếu có]

4.3. Trừ vào lương nhân viên

– Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp = 10,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm:

  • Nợ TK 334: Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp
  • Có TK 3383 [BHXH]: 8% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3384 [BHYT]: 1,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3386 [BHTN]: 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

Xem thêm: Kế Toán Tiền Lương – “Tay Hòm Chìa Khoá” Trong Doanh Nghiệp

5. Cách hạch toán các khoản giảm trừ vào lương khác

5.1. Tạm ứng lương cho nhân viên

– Trong kỳ, nếu có nhân viên tạm ứng lương, kế toán phải xác định số tiền lương tạm ứng thực tế phát sinh để trừ vào lương phải trả cho nhân viên và hạch toán:

  • Nợ TK 334: Số tiền tạm ứng thực tế phát sinh
  • Có TK 111, 112: Số tiền tạm ứng thực tế phát sinh

5.2. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

– Trong kỳ, nếu có nhân viên phát sinh thuế thu nập cá nhân phải nộp, kế toán cần tiến hành xác định số thuế phải khấu trừ và trừ vào lương phải trả cho nhân viên:

  • Nợ TK 334: Số thuế TNCN khấu trừ
  • Có TK 3335: Số thuế TNCN khấu trừ

– Nộp thuế thu nhập cá nhân thay nhân viên:

  • Nợ TK 3335: Số thuế TNCN phải nộp
  • Có TK 111, 112: Số thuế TNCN phải nộp

6. Cách hạch toán chi trả lương cho nhân viên

– Khi hạch toán chi trả lương cho nhân viên, kế toán phải dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Tiền lương thực trả = Tổng tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng – Tiền bảo hiểm phải nộp – Các khoản giảm trừ vào lương [tạm ứng, thuế TNCN]

  • Nợ TK 334: Số tiền lương thực trả
  • Có TK 111, 112: Số tiền lương thực trả

– Trong trường hợp phát sinh trả lương cho nhân viên bằng hàng hóa, sản phẩm, kế toán phải xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ và hạch toán:

  • Nợ TK 334: Số tiền lương phải trả nhân viên
  • Có TK 5118: Doanh thu khác [giá bán hàng hóa]
  • Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Cách hạch toán chi trả lương cho nhân viên

7. Các hạch toán nộp tiền bảo hiểm

Hàng tháng, doanh nghiệp trích tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ [nếu có] trên tổng quỹ tiền lương phải trả nhân viên, kế toán hạch toán:

  • Nợ TK 3383 [BHXH]: 25.5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Nợ TK 3384 [BHYT]: 4.5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Nợ TK 3386 [BHTN]: 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Nợ TK 3382 [KPCĐ]: 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm [nếu có]
  • Có TK 111, 112: Tổng số tiền bảo hiểm + kinh phí công đoàn phải nộp

8. Cách hạch toán tiền BHXH phải trả cho nhân viên

Trong kỳ, nếu có phát sinh nhân viên được hưởng chế độ ốm đau, thai sản thì kế toán phải hạch toán tiền BHXH trả cho nhân viên Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản của nhân viên lên Cơ quan Bảo hiểm xã hội và nhận được tiền BHXH chuyển về, kế toán hạch toán: Doanh nghiệp tiến hành chi trả cho nhân viên, kế toán hạch toán

  • Nợ TK 3383 [BHXH]: Số tiền chế độ được hưởng
  • Có TK 334: Số tiền chế độ được hưởng
  • Nợ TK 112: Số tiền nhận được
  • Có TK 3383 [BHXH]: Số tiền nhận được
  • Nợ TK 334: Số tiền chế độ được hưởng
  • Có TK 111, 112: Số tiền chế độ được hưởng

9. Những lưu ý khi hạch toán tiền lương

Trong quá trình làm việc, kế toán tiền lương cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

– Việc chấm công phải được thực hiện chính xác tuyệt đối.

– Điền bậc thang lương cơ bản dựa trên quy định của doanh nghiệp.

– Công tác trả lương cần phải thực hiện một cách cẩn thận.

Xem thêm: [Cập nhật] 07 Mẫu Giấy Xác Nhận Bảng Lương 03 Tháng Gần Nhất

10. Về NIC Global

NIC Global là một trong những thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các giải pháp và dịch vụ tính lương chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Các nghiệp vụ lương từ xưa đến này đòi hỏi nguồn lực, thời gian và độ chính xác cao. Đặc biệt trước những thay đổi, cập nhật liên tục từ các chính sách, quy định pháp luật, càng đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật liên tục để đảm bảo quyền lợi cho người lao động đồng thời cũng không vi phạm các quan hệ lao động với cơ quan có thẩm quyền.

Chi phí lương nhân viên hạch toán vào đầu?

VD: Chi tiền lương cho nhân viên bán hàng [DN sử dụng chế độ kế toán theo TT 200, thì hạch toán vào: Nợ 6421], cụ thể như sau: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang. Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

Hạch toán lương như thế nào?

Hạch toán tiền lương là quá trình quan trọng trong việc tính toán và trả lương cho người lao động. Kế toán đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp với người lao động và yêu cầu độ chính xác cao.

Chi phí thuế TNCN hạch toán vào đầu?

Tại Khoản 2 Điều 52 của Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định, tài khoản được dùng để hạch toán thuế TNCN là tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân. Tài khoản này phản ánh số thuế TNCN phải nộp, đã nộp và phải nộp vào ngân sách của Nhà nước.

Tài khoản tiền lương là bao nhiêu?

Tài khoản được sử dụng để định khoản tiền lương là tài khoản 334 - Phải trả người lao động. Tài khoản 334 gồm: TK 3341 - Phải trả cho công nhân viên và TK 3348 - Phải trả cho người lao động khác.

Chủ Đề