Chi phí suất ăn công nghiệp hạch toán thế nào năm 2024

Hiện nay ngành công nghiệp, sản xuất thực phẩm cũng tương đối hot và thiết yếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, tổng hợp kế toán suất ăn công nghiệp cơ bản sẽ có một chút khác biệt so với các ngành thông thường. Khóa học sẽ giúp học viên hiểu rõ sự khác biệt và đào tạo chuyên sâu đối với những ai có dự định làm trong ngành kế toán suất ăn công nghiệp.

1. Số dư đầu kỳ học kế toán suất ăn công nghiệp

  • Tạo và quản lý danh sách nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp
  • Tạo và quản lý danh mục kho, vật tư, hàng hóa.
  • Cập nhập, quản lý chi tiết công nợ phải thu của khách hàng, công nợ phải trả nhà cung cấp.
  • Cập nhập báo cáo tồn kho hàng hóa, nguyên vật liệu đầu kỳ. Nhưng với số lượng tồn rất nhỏ vì bên dịch vụ này hàng tồn kho còn ít.
  • Tạo và cập nhập danh sách thành phẩm tồn kho đầu kỳ
  • Theo dõi, cập nhật bảng phân bổ CCDC đầu kỳ
  • Theo dõi, cập nhập bảng khấu hao TSCĐ đầu kỳ
  • Cập nhật các tài khoản trên cân đối tài khoản của năm cũ chuyển sang đầu năm hạch toán.

2. Phát sinh trong kỳ học kế toán suất ăn công nghiệp

  • Hạch toán hóa đơn mua nguyên vật liệu nhập kho thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chưa thanh toán
  • Hạch toán hóa đơn mua NVL về xuất thẳng vào sản xuất thanh toán ngay hoặc chưa thanh toán.
  • Hạch toán hóa đơn mua và ghi tăng CCDC dùng cho bộ phận sản xuất món ăn như: Bếp. Bộ phận bán hàng như: tủ lạnh, ti vi., điều hòa,….
  • Hạch toán hóa đơn mua và ghi tăng TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất. Hoặc như cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý
  • Lập hồ sơ, hạch toán bán và thanh lý TSCĐ hoặc điều chuyển TSCĐ sang CCDC vì các lý do khác nhau.
  • Hạch toán các hóa đơn mua chi phí chung liên quan đến bộ phận sản xuất như mua gas hóa lỏng, chi phí tiền điện. Hướng dẫn cách phân bổ các chi phí này trên doanh thu
  • Lập hồ sơ lương đầy đủ từ: bảng chấm công, bảng lương, lập hợp đồng. Và đồng thời hạch toán lương cho bộ phận sản xuất.
  • Hạch toán hóa đơn bán các thành phẩm bao gồm: bán buôn, bán lẻ thu tiền ngay và chưa thu tiền.
  • Hướng dẫn cụ thể cách xây dựng định mức nguyên vật liệu và các vấn đề liên quan đến định mức NVL các món ăn phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Như để sản xuất ra 1 suất ăn có giá 45.000 đ thì cần bao nhiêu gạo, cá, tôm, thịt, rau…..
  • Hướng dẫn lập các bảng kê món ăn chi tiết đính kèm hóa đơn

3. Tổng hợp cuối kỳ học kế toán suất ăn công nghiệp

  • Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, quý theo quy định
  • Tính và phân bổ CCDC vào giá thành của các suất ăn
  • Tính và khấu hao TSCĐ vào giá thành của các suất ăn
  • Lập kỳ tính giá thành các thành phẩm theo tháng, quý, tổng hợp giá thành
  • Tính giá thành, phân bổ các chi phí chung như chi phí lương nhân công trực tiếp, chi phí chung mua ngoài, chi phí phân bổ CCDC, chi phí khấu hao TCCĐ tính vào các sản phẩm theo thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200./2014/TT-BTC.
  • So sánh doanh thu các thành phẩm – giá vốn tương ứng theo sự tách biệt của tài khoản chi tiết – các tình huống liên quan cần xử lý.
  • Báo cáo lãi lỗ chi tiết cho từng thành phẩm sản xuất và xuất bán
  • Lập thẻ tính giá thành sản phẩm
  • Theo dõi cân đối kho nguyên vật liệu tồn kho nguyên vật liệu.

4. Công việc cuối năm học kế toán suất ăn công nghiệp

4.1. Lập Báo cáo tài chính học kế toán suất ăn công nghiệp

  • Lập bộ báo cáo tài chính đầy đủ
  • Hướng dẫn ý nghĩa của các chỉ tiêu trên cân đối tài khoản lên báo cáo tài chính
  • Hướng dẫn lập Quyết toán thuế TNDN năm
  • Hướng dẫn lập QT thuế TNCN năm
  • Hướng dẫn nộp thuế online, các báo cáo tài chính năm

4.2. In sổ sách kế toán học kế toán suất ăn công nghiệp

Sổ sách là bước cuối cùng trong khóa học này để các bạn in và lưu trữ chứng từ hồ sơ kế toán một cách cần và khoa học:

  • Hướng dẫn cách đánh lại số chứng từ trước khi in sổ sách
  • Hướng dẫn in nhanh theo lô các loại chứng từ như: Thu – Chi – Nhập – Xuất
  • Hướng dẫn in các loại sổ như: Sổ cái; sổ chi tiết, các báo cáo chi tiết
  • Hướng dẫn cách sắp xếp hồ sơ sổ sách một cách khoa học
  • Hướng dẫn các kinh nghiệm cần chuẩn bị để cơ quan thuế xuống quyết toán đối với loại hình doanh nghiệp này

––– Trung Tâm Cam Kết –––

  • Với khóa học tổng hợp kế toán suất ăn công nghiệp cơ bản Học viên sẽ được học online 100% với Kế Toán Trưởng dày dặn kinh nghiệm làm việc
  • Cam kết 100% học xong sẽ làm việc được ngay
  • Bất cứ khó khăn của học viên gặp phải sẽ được đội ngũ giảng viên giúp đỡ nhiệt tình Ngoài ra học viên mua khóa học sẽ được học lại trọn đời, quên kiến thức có thể học lại bất cứ lúc nào Trước khi đi vào cách hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa cho người lao động thì Kế Toán Thiên Ưng tham khảo 1 vài các quy định liên quan đến tiền ăn như sau:

Quy định về tiền ăn:

1. Thuế TNCN với tiền ăn ca, ăn trưa:

* Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua phiếu ăn, xuất ăn cho nhân viên thì được Miễn toàn bộ.

* Nếu doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn - mà chi tiền cho người lao động [phụ cấp vào lương] thì được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng [Theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội]

\=> Nếu mức chi cao hơn quy định trên thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

2. Thuế TNDN với chi phí tiền ăn ca, ăn trưa:

Theo công văn Số: 66920/CT-HTr V/v trả lời chính sách thuế của Cục thuế thành phố Hà Nội thì

Theo quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC không khống chế tiền ăn trưa trả cho người lao động.

Công ty có các khoản chi tiền ăn trưa thì để được tính vào chi phí được trừ phải đáp ứng được các điều kiện về hóa đơn chứng từ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.

Cách hạch toán tiền ăn trưa, ăn giữa ca

Tùy vào hình thức doanh nghiệp chi trả tiền ăn ca, ăn trưa cho cán bộ công nhân viên mà chúng ta sẽ có những cách hạch toán khác nhau. Cụ thể như sau:

* Trường hợp 1: Tiền ăn ca, ăn trưa được phụ cấp vào lương [Phụ cấp bằng tiền, hàng tháng tính trên bảng lương]

Căn cứ vào bảng tính lương: Khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca của nhân viên bộ phận nào thì cho vào chi phí tương ứng bộ phận đó:

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có các TK 111, 112,...

[Lưu ý: Theo Thông tư 133 thì: + Các TK 622, 623, 627 hạch toán vào TK 154 + Chi phí bán hàng hạch toán vào TK 6421 + Chi phí quản lý DN hạch toán vào TK 6422

* Trường hợp 2: Doanh nghiệp mua phiếu ăn, xuất ăn cho NLĐ:

Hạch toán chi phí:

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Nợ TK 133 [Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ]

Có TK 111/112/331

* Trường hợp 3: Doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn [mua thực phẩm về tự chế biến]

Điều kiện:

- Về cơ sở vật chất: có dụng cụ nấu ăn: nồi, bếp...

- Về chứng từ: có hóa đơn, chứng từ theo quy định, đối với chi phí thực phẩm mua không có hóa đơn thì cần lập bảng kê 01/TNDN

Hạch toán chi phí:

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Nợ TK 133 [Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ]

Có TK 111/112/331

* Trường hợp 4: có tạm ứng tiền ăn cho người đi mua thực phẩm vào đầu tháng để đi mua thức ăn, thực phẩm trong tháng thì hạch toán:

Chủ Đề