Chim tu hú là chim gì năm 2024

Ở thiên chức làm mẹ, loài tu hú không biết ấp trứng, đi ấp nhờ. Những đứa con của chúng sau này cũng hạ gục đối thủ ngay từ phút giây nhìn thấy ánh sáng mặt trời.

Mùa mưa là khoảng thời gian tuyệt vời để những mầm sống mới bắt đầu hồi sinh trên các cánh rừng mưa nhiệt đới. Loài thực vật khoác trên mình tấm áo mới xanh non và đâu đó trong rừng, các vùng đất ngập nước, từng bụi lau, sậy cũng vươn mình phát triển. Đó là nơi trú ngụ, làm tổ lý tưởng của một số loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella.

Đó cũng là thời điểm thích hợp để chim tu hú thực hiện "thiên chức đẻ nhờ" mà tổ tiên chúng truyền lại trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Trước tiên, tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và tự thưởng cho nó một quả trứng của loài chim này. Sau khi no nê, bà mẹ ấy đẻ vào đó một quả trứng khác. Quả trứng này có kính thước gần bằng của trứng chim chích với hoa văn rất giống khiến cặp đôi chim chích nghĩ rằng đó là trứng của chúng.

Chim tu hú là chim gì năm 2024

Chim chích mẹ mang thức ăn cho tu hú con Endynamis scolopacea. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

Sau thời gian ấp nhờ chim chích, mặc dù mới nở ra còn đỏ hỏn, nhưng tu hú con đã thể hiện bản lĩnh của một ác thủ. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy con chim chích non mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ. Âm mưu của nó là độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ.

Sau khi hoàn thành "sứ mệnh", nó lớn lên rất nhanh và suốt ngày kêu réo nguồn thức ăn từ đôi chim chích bố mẹ nhỏ bé. Để đáp ứng nhu cầu tham ăn của đứa con hoang to hơn cha mẹ chúng nhiều lần, cặp vợ chồng nhà chích phải nỗ lực tìm kiếm thức ăn.

Đến khi đã đủ lông, đủ cánh, tu hú con sẽ bay đi, bỏ rơi kẻ nuôi dưỡng nó. Một ngày nào đó, có thể nó sẽ lại đẻ nhờ chính vào cái tổ '"bố mẹ nuôi". Hiện tượng "đẻ nhờ" của chim tu hú được cho là kỳ quái trong thế giới tự nhiên.

Tu hú mẹ không có khả năng tha mồi nuôi con vì chim mẹ chuyên ăn sâu, ăn cả những con sâu có nọc độc. Đối với loài đã trưởng thành, cơ thể của chúng sẽ miễn nhiễm với độc tố của sâu độc. Trong khi tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nên nếu ăn phải sâu độc nó có thể sẽ bỏ mạng. Vì thế tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim khác nuôi con của nó. Đây cũng là mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống của muôn loài trong thiên nhiên hoang dã.

Chim tu hú là chim gì năm 2024

Tu hú con kêu réo và đòi nguồn thức ăn từ "bố mẹ nuôi". Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

Tu hú có tên khoa học là Endynamis scolopacea. Chim trống có bộ lông đen với ánh xanh thẫm. Chim mái lông lốm đốm đen nhạt và trắng. Đầu chim mái màu hơi nhạt hơn và hung hơn so với chim trống. Chim non lông đen toàn thân, nhưng sau kỳ thay lông đầu tiên nó đã chuyển thành bộ lông gần nh­ư chim mái. Chim trống thì có bộ lông đỏ trong một thời gian rồi chuyển dần sang bộ lông trưởng thành với mắt đỏ, mỏ xanh xám, gốc mỏ đen, chân xám chì.

Tu hú phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, đông nam Trung Quốc và Malaysia. Ở Việt Nam, chim tu hú phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và vùng trung du. Vào mùa đông, con người rất ít gặp loài này vì phần lớn chúng bay về phương nam để tránh rét.

Chim tu hú có đặc trưng gửi trứng khá đặc biệt. Đây là loài chim duy nhất trong thế giới tự nhiên không tự nuôi con của mình. Cùng tìm hiểu một số thông tin về loài chim này qua bài viết sau.

Tu hú là một loài chim cu có tiếng kêu to rất dễ phân biệt và có đuôi dài khoảng 45 cm. Chim tú hú được phân thành 2 loại là chim trống và chim mái. Chim trống có lông màu đen và có ánh xanh thẫm còn chim mái có lông đen và trắng, phần lưng có màu nâu đen lốm đốm trắng và ánh xanh lục. Chim tu hú mái có đầu hung và nhạt hơn so với đầu chim trống.

Khi chim tu hú cái còn non thì toàn thân nó là lông màu đen. Đến khi thay lông lần đầu tiên, bộ lông của nó có màu của chim tu hú mái. Còn chim tu hú trống khi còn non nó lại có bộ lông màu đỏ. Đến khi trưởng thành nó sẽ có bộ lông của chim tu hú trống và có mỏ xanh xám, mắt đỏ, góc mỏ đen và chân màu xám chì…

Tu hú là loài chim ăn tạp. Chúng ăn các loại côn trùng, sâu bướm, trái cây, động vật có xương sống nhỏ và trứng… Loài tu hú có một đặc điểm khá riêng biệt đó là chim mẹ không tự nuôi con của mình mà gửi nhờ chim khác. Sở dĩ như vậy vì tu hú hay ăn côn trùng và sâu bướm trong đó có cả những con có nọc độc hay độc tố trong người.

Chim mẹ đã trưởng thành nên miễn nhiễm được với các độc tố. Tuy nhiên chim con không có khả năng miễn nhiễm đó nên chúng sẽ chết khi bị nhiễm độc. Vì vậy để tránh nguy hiểm cho chim con, tu hú mẹ gửi trứng để chim khác nuôi hộ con cho mình.

Chim tu hú là chim gì năm 2024

Nơi sinh sống của chim tu hú

Chim tu hú thường sống ở những khu rừng thưa có nhiều ánh sáng. Loài chim này phân bố chủ yếu ở Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Campuchia và phía đông Nam của Trung quốc. Ở Việt Nam, chim tu hú sống chủ yếu ở các khu vực trung du và đồng bằng. Vào mùa hè nó có thể sống ở khu vực miền Bắc nhưng đến mùa đông, tu hú sẽ bay về phương Nam để tránh rét.

Đặc tính gửi trứng của chim tu hú

Chim tu hú có đặc tính khác lạ so với tất cả các loài vật khác trong tự nhiên đó là đặc tính gửi trứng. Chim tu hú mẹ đẻ trứng nhưng không ấp trứng và không nuôi dưỡng chim con. Đến thời kỳ sinh sản, chim tu hú cái sẽ tìm tổ của chim khác, thường là chim chích và tìm cách để đẻ trứng của mình vào trong đó.

Trứng của chim tu hú có kích thước gần bằng với trứng của loài chim chích, đồng thời hoa văn của 2 loại trứng này cũng khá giống nhau. Chính vì vậy mà chim chích không nhận ra có trứng của chim tu hú ở trong tổ của mình. Chim chích ấp cả trứng của mình và trứng của chim tu hú rồi nở thành con.

Điều đặc biệt hơn nữa là chim tu hú mái còn tính toán được cả thời gian khi nào thì trứng của mình sẽ nở thành chim non. Và đợi đến khi đó, chim tu hú mẹ sẽ đến lấy con của mình về và thậm chí trước khi đi nó còn ăn cả trứng của chim chích. Đây chính là điểm ác độc của chim tu hú khiến cho con người kinh ngạc.

Thế nhưng mọi việc không chỉ dừng lại như vậy. Một điều đáng sợ hơn là chim tu hú non từ khi mới nở, mắt thậm chí còn chưa mở nhưng chúng đã tinh quái và mang trong mình bản tính ác độc của nòi giống nhà mình.

Chim tu hú thường nở trước và cứng cáp hơn chim chích do đó chúng dùng sức mạnh của mình để đẩy những chú chim chích non nớt mới nở và những quả trứng chưa nở ra khỏi tổ. Chim tu hú non thực hiện hành động này nhằm âm mưu độc chiếm thức ăn mà chim chích bố mẹ dành cho các con.

Khi chim chích bố mẹ trở về tổ, chim tu hú con lại giả vờ là những đứa con ngoan ngoãn và ăn hết thức ăn mà bố mẹ mang về cho. Cứ như vậy, chim tu hút con lớn rất nhanh cho đến khi chúng có đủ lông đủ cánh thì chúng bay đi không hề từ biệt hay cảm ơn chim chích đã nuôi dưỡng chúng. Những con chim tu hú cái lại tiếp tục sinh sống và đến khi trưởng thành nó lại bắt đầu đặc tính đi gửi trứng vào những ổ chim chích khác. Đây đã trở thành bản năng của loài chim tu hú có một không hai trong thế giới loài vật.

Chim tu hú là chim gì năm 2024

Tiếng tu hú gọi bầy

Cứ vào thời gian tháng 3 hàng năm, người ta thường nghe thấy tiếng của chim tu hú kêu một cách dồn dập theo nhịp đôi. Con chim tu hú trông kêu koo-ooo còn con chim cái thì kêu kik-kik. Tiếng kêu của chúng tạo tiếng vang trời. Đây chính là những tiếng tu hú gọi bầy, đồng thời nó cũng là dấu hiệu báo mùa hè sắp đến.

Với tiếng kêu đặc trưng và riêng biệt, khi một con chim tu hú bị lạc khỏi bầy, nó sẽ kêu để tìm được đồng đội của mình. Ngoài ra, tiếng kêu của chim tu hú còn có ý nghĩa khẳng định lãnh thổ của chúng và cũng là tiếng kêu báo hiệu sắp đến mùa sinh sản của loài chim này.

Với những thông tin ở trên chắc hẳn bạn đã biết thêm về chim tu hú một loài chim tinh quái và xảo quyệt hàng đầu trong thế giới tự nhiên. Hãy theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh.

Tại sao tu hú con đây trứng?

Vào mùa sinh sản, chúng tìm tổ của các loài chim khác để “đẻ nhờ”. Tu hú con vừa tách vỏ trứng nở ra, lập tức gồng mình đẩy những quả trứng khác rơi xuống đất để “độc chiếm giang sơn”.nullII - Đừng tạo cớ cho “tu hú đẻ nhờ”www.qdnd.vn › ii-dung-tao-co-cho-tu-hu-de-nho-616461null

Chim gì không biết ấp trứng?

Ở thiên chức làm mẹ, loài tu hú không biết ấp trứng, đi ấp nhờ. Những đứa con của chúng sau này cũng hạ gục đối thủ ngay từ phút giây nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Mùa mưa là khoảng thời gian tuyệt vời để những mầm sống mới bắt đầu hồi sinh trên các cánh rừng mưa nhiệt đới.16 thg 10, 2014nullChim tu hú - bà mẹ bạc tình và đứa con sát thủ - VnExpressvnexpress.net › chim-tu-hu-ba-me-bac-tinh-va-dua-con-sat-thu-3094076null

Con chim tu hú là con chim gì?

Tu hú giống sáo sậu, chỉ khác nhau ở tiếng hót. Con đực có màu lông đen thẫm, mắt có màu xanh, hai chân màu chì. Con cái lông có màu đốm sáng và nhỏ hơn con đực. Chim tu hú là loài ăn tạp, chúng ăn tất cả các loại côn trùng, sâu bướm, trứng và các động vật có xương sống nhỏ cũng như ăn cả trái cây.nullTu hú Trung Quốc – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Tu_hú_Trung_Quốcnull

Chim tu hú có ai nuôi không?

Chim Tu hú có đặc tính không tự nuôi con mà đẻ trộm. vào tổ của loài chim khác để làm con nuôi, chim Tu hú30 thg 9, 2022nullĐặc tính loài chim Tu hú và bài học về nhân quả, luân ... - Facebookwww.facebook.com › ... › Thầy Thích Trúc Thái Minh › Videosnull