Chính sách xuất nhập khẩu của Trung Quốc

Tàu container của Trung Quốc neo tại cảng Long Beach ở California, Mỹ, ngày 20/8/2021. [Ảnh: THX/TTXVN]

Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng hai con số trong tháng Năm, một dấu hiệu đáng khích lệ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi các nhà máy hoạt động trở lại và những vấn đề trong hoạt động logistics giảm xuống sau khi chính phủ nới lỏng một số biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 tại Thượng Hải.

Xuất khẩu tháng Năm của Trung Quốc đã tăng 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng Một năm nay, và cao gấp hơn hai lần mức tăng dự đoán 8% của giới phân tích. Trước đó, xuất khẩu chỉ tăng 3,9% trong tháng Tư.

Trong khi đó, nhập khẩu tăng 4,1%, cao hơn mức dự đoán 2%, đánh dấu lần đầu tiên nhập khẩu tăng trong ba tháng qua. Trung Quốc ghi nhận thặng dư thương mại 78,76 tỷ USD trong tháng trước, cao hơn dự đoán 58 tỷ USD và mức thặng dư 51,12 tỷ USD trong tháng Tư.

[Trung Quốc công bố gói bao gồm 33 biện pháp hỗ trợ kinh tế]

Ông Zheng Houcheng, Giám đốc Viện nghiên cứu chứng khoán Yingda, cho biết trong tháng Năm, hoạt động logistics và chuỗi cung ứng đã được hàn gắn, vì thế về mặt cung, các yếu tố không thuận lợi từng đè nặng lên tăng trưởng xuất khẩu trong tháng Tư đã được tháo gỡ nhiều, khiến xuất khẩu gia tăng. Nhưng theo ông Zheng, dù vượt dự đoán nhưng đà tăng trong nhập khẩu vẫn cho thấy nhu cầu trong nước còn ảm đạm.

Hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong tháng Tư đã bị “bóp nghẹt” bởi đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tệ nhất của nước này kể từ năm 2020. Các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã khiến nhiều con đường cao tốc và cảng biển bị tắc nghẽn, và nhiều nhà máy phải đóng cửa.

Để ổn định tình hình, Quốc vụ viện đã kêu gọi các địa phương vực dậy chuỗi cung ứng, phục hồi tăng trưởng kinh tế và hạn chế thất nghiệp. Nhiều nhà sản xuất ô tô lớn đã gia tăng sản lượng trong tháng Năm và công suất xử lý hàng hóa tại các cảng biển và sân bay đang tiến gần hơn về mức trước khi phong tỏa.

Chính phủ Trung Quốc gần đây đã công bố gói 33 biện pháp từ tài khóa, tài chính, đầu tư đến các chính sách công nghiệp, nhưng giới phân tích cho rằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% trong năm nay khó có thể đạt được nếu không bãi bỏ chính sách "Không COVID."

Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của Trung Quốc trong quý 1/2022 đã tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giới phân tích dự đoán tăng trưởng trong quý này sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi tình trạng phong tỏa ở Thượng Hải. Thậm chí nhiều chuyên gia kinh tế còn cảnh báo nguy cơ suy thoái đang gia tăng./.

Khánh Ly [TTXVN/Vietnam+]

Phong Nguyễn   -   Thứ hai, 29/11/2021 13:22 [GMT+7]

Từ 1.1.2022, Trung Quốc áp dụng nhiều quy định mới về xuất nhập khẩu nông sản với các nước. Ảnh minh họa: Cao Trần

Thực thi Lệnh 248.249 - tiêu chuẩn nhập khẩu vào Trung Quốc tăng thêm

Thông tin về những tiêu chuẩn kỹ thuật mà Lệnh 248, 249 của Trung Quốc sẽ áp dụng ngay từ ngày đầu tiên của năm 2022, Bộ Công Thương phân tích, theo Lệnh 248, toàn bộ DN nước ngoài sản xuất thực phẩm XK sang Trung Quốc đều phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc. Trong đó, nhóm 1 gồm 18 nhóm mặt hàng phải đăng ký thông qua các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhóm 2 là thực phẩm ngoài 18 mặt hàng thuộc nhóm 1 đăng ký trực tiếp với Hải quan Trung Quốc thông qua website singlewindow.cn.

Tại Lệnh 249, Hải quan Trung Quốc yêu cầu đánh giá sự phù hợp, đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu [NK] với thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia; đưa ra nguyên tắc quản lý NK với thực phẩm sử dụng nguyên liệu mới; thay đổi về yêu cầu ghi nhãn; cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm với thực phẩm mình sản xuất; lần đầu tiên chính thức chấp nhận phương án đánh giá trực tuyến…

Như vậy, giao dịch hàng hóa, nông sản vào thị trường đông dân nhất thế giới đang có rất nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, không còn “dễ tính” như trước. Đặc biệt, cánh cửa XK tiểu ngạch qua đường biên mậu sẽ khép lại, các DN phải xây dựng tiêu chuẩn, thay đổi cách thức sản xuất để đáp ứng các yêu cầu mới có thể tiếp tục XK ổn định sang thị trường này.

Trao đổi với PV, các chuyên gia thương mại đã đưa ra nhận định, XK nông sản sang thị trường Trung Quốc đang giảm nhiều trong 2 năm qua và đặc biệt từ đầu năm 2021 đến nay.

Theo TS Lê Bá Anh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, thuỷ sản [Bộ NNPTNT], trước đây Trung Quốc đã công nhận danh sách 48 loài thuỷ sản và 128 loại sản phẩm thuỷ sản của 748 cơ sở chế biến thuỷ sản, 20 cơ sở XK thuỷ sản sống của Việt Nam XK vào thị trường Trung Quốc, nhưng đến nay nhiều quy định mới đang gây ra không ít khó khăn cho các đơn vị XK.

“Số lô hàng thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc bị cảnh báo tăng khá nhanh. Đây là điều đáng lưu ý đối với các DN chế biến thuỷ sản XK, đặc biệt là các chỉ tiêu phụ gia thực phẩm, chỉ tiêu về bệnh thuỷ sản” - ông Lê Bá Anh thông tin.  

Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng - thông báo điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật [Văn phòng SPS Việt Nam] - cho biết, đáng lưu ý là thông tin về việc thay đổi mức dư lượng, Trung Quốc quy định 10.092 mức giới hạn dư lượng tối đa đối với 564 loại thuốc bảo vệ thực phẩm, trong danh mục 376 thực phẩm. Đồng thời, Trung Quốc cũng thiết lập 1.742 giới hạn dư lượng cho 87 loại thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] chưa được đăng ký sử dụng tại Trung Quốc. 

DN Việt “phải đi nhanh mới kịp”

Ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - cho biết: Ngay sau khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về “Quy định Quản lý đăng ký DN sản xuất thực phẩm nước ngoài NK” và Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”, để đáp ứng với các nội dung quy định trong 2 lệnh này, trong thời gian qua, các đơn vị chuyên môn của Bộ NNPTNT đã tích cực hỗ trợ để các DN kịp đăng ký trước ngày 1.11. Tính đến thời điểm này, đã đăng ký cho 156 DN XK nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc.

Theo quy định mới, từ ngày 1.1.2022, nếu DN chưa hoàn thành đăng ký và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã, lô hàng XK sẽ không được thông quan. Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng đề nghị các bên hoàn thiện việc đăng ký DN đến trước ngày 31.12.2021 để hoạt động thương mại giữa hai nước không bị gián đoạn. Như vậy, thời gian không còn nhiều và các DN phải đẩy nhanh tiến độ mới kịp thời gian. 

Ngày 27.11, Văn phòng SPS Việt Nam đã ra thông báo, Văn phòng SPS đã nhận được thông báo của Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu [Tổng cục Hải quan Trung Quốc] về danh sách DN Việt Nam đăng ký XK vào thị trường Trung Quốc và mã số đăng ký DN trên bao bì thực phẩm để đáp ứng lệnh 248, 249.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng cho biết, đã tiếp nhận danh sách từ Bộ NNPTNT cung cấp và sẽ công bố kết quả vào nửa cuối tháng 12.2021.

Sau khi nhận các câu hỏi từ phía Việt Nam và các quốc gia ASEAN, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có những giải đáp cụ thể để phổ biến cho DN thực hiện. Cụ thể, đối với 4 loại sản phẩm đã đăng ký XK vào Trung Quốc và được cấp mã [gồm thịt và sản phẩm từ thịt; sản phẩm thuỷ sản; sản phẩm sữa; tổ yến và sản phẩm từ tổ yến], hoạt động XK sẽ tiếp tục thực hiện bình thường theo quy định giữa hai nước. 

Đối với 14 loại sản phẩm [gồm ruột lòng, sản phẩm ong, trứng và sản phẩm từ trứng, dầu ăn và nguyên liệu dầu, thực phẩm hỗn hợp từ bột mỳ, ngũ cốc thực phẩm, sản phẩm ngũ cốc công nghiệp và mạch nha, rau tươi và rau tách nước, đậu khô, gia vị, các loại hạt và hạt giống, quả khô, hạt ca cao và hạt càphê chưa rang, thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm chức năng] nhưng không gửi danh sách DN đúng thời hạn quy định [trước ngày 31.10], hoặc XK lần đầu vào Trung Quốc từ thời điểm 1.1.2022 sẽ áp dụng quy định tại điều 8, Lệnh 248 để thực hiện đăng ký. Lệnh này sẽ chỉ áp dụng cho DN chế biến -  sản xuất - bảo quản, không áp dụng cho DN thương mại. 

Đối với những DN sản xuất 18 loại sản phẩm trên, việc đăng ký thực hiện qua: Cục BVTV, Cục Quản lý Chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, Cục Thú y [Bộ NNPTNT], Cục An toàn thực phẩm [Bộ Y tế] và Vụ Khoa học và Công nghệ [Bộ Công Thương]. Sau đó, các DN có thể đề nghị những đơn vị này liên hệ Tổng cục Hải quan Trung Quốc xác nhận để được cấp tài khoản đăng ký.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, hiện nhiều sản phẩm của Việt Nam đã có giao dịch thương mại, nhưng trong thông tin DN chưa có các sản phẩm, gồm: Cau khô, dừa biển khô, hạt dưa đỏ, hạt ý dĩ [hạt bo bo, hạt mạch] tách vỏ, gừng, hạt đậu tằm tươi hoặc bảo quản lạnh, cải thảo tươi hoặc bảo quản lạnh, cải xoăn [cải ngồng] tươi hoặc bảo quản lạnh, ớt tươi hoặc bảo quản lạnh [gồm ớt ngọt], hành tươi hoặc bảo quản lạnh, củ hoài sơn tươi hoặc bảo quản lạnh, đậu Hà Lan tươi hoặc bảo quản lạnh [tách vỏ/không tách vỏ], hành tây [củ] tươi và bảo quản lạnh, bột lúa mì, lúa mạch, quả cọ và hạt cọ dầu, vừng.

Theo dữ liệu do Tổng Cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 9/5, kim ngạch xuất nhập khẩu tính bằng đồng USD của nước này chỉ tăng 2,1% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước.

Đây là mức tăng trưởng thương mại thấp nhất của nước này kể từ tháng 6/2020. Mức tăng của tháng 3 là 7,5%.

Theo Nikkei Asia, số liệu này cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của các đợt phong tỏa để ứng phó với làn sóng dịch Covid mới nhất tại Thượng Hải và nhiều thành phố khác của Trung Quốc.

Từ cuối tháng 3, Thượng Hải đã áp đặt lệnh phong tỏa để phòng chống dịch. Thành phố này là nơi có cảng Thượng Hải – cảng biển đông đúc nhất thế giới về số lượng container. Tháng trước, cảng biển này ghi nhận tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở cảng Thượng Hải. Theo truyền thông địa phương, vào giữa tháng 4, số lượng container được xử lý tại 8 cảng biển lớn nhất Trung Quốc giảm 6% so với năm trước.

Trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 4% - thấp hơn đáng kể so với mức tăng 15% của tháng trước đó. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động vận chuyển máy tính, điện thoại thông minh… từ nước này.

Các đơn hàng mới từ quốc tế cũng giảm. Theo chỉ số nhà quản trị mua hàng [PMI] tháng 4, chỉ số về đơn hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc đạt 41,6 điểm, dưới ngưỡng trung tính 50 điểm. Nguyên nhân chính là nhu cầu sụt giảm tại Mỹ - nơi có chỉ số PMI giảm lần đầu tiên trong 3 tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, chi phí vật liệu thô tăng cũng tác động không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu.

“Với nhiều công ty xuất khẩu, giá vật liệu tô tăng vọt khiến cho việc xuất khẩu hàng hóa không mang lại lợi nhuận. Vì vậy, họ đang hạn chế nhận đơn hàng”, Li Hua, chủ tịch một công ty thương mại ở Thiên Tân.

Cùng với đó, số lượng đơn đặt hàng được hoàn thành thấp cũng có thể cản trở sự phục hồi trong hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc.

Nhu cầu về dịch vụ hậu cần quốc tế sụt giảm được phản ánh rõ nét ở giá vận chuyển container. Từng chạm các ngưỡng cao kỷ lục hiếm thấy trong suốt đại dịch, mức giá này hiện đã giảm đáng kể. Chỉ số vận chuyển hàng hóa container Ninh Ba [Ningbo Containerised Freight Index], theo dõi giá vận chuyển container ra khỏi cảng Ninh Ba – Chu Sơn, đã giảm 20% từ đầu năm đến nay.

Cuộc chiến tranh tại Ukraine đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động thương mại quốc tế và điều này cũng tác động tới giá cước vận chuyển container.

Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ mất giá một phần do tăng trưởng kinh tế suy giảm. Từ giữa tháng 4, tiền tệ này đã giảm khoảng 5% so với đồng USD.

Thông thường, đồng nội tệ giảm giá có thể là lợi thế cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các công ty xuất khẩu Trung Quốc khó có thể tận dùng lợi thế này do các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt trong nước.

“Chi phí tăng và tỷ lệ công suất nhà máy giảm do biện pháp phòng chống dịch đang là các vấn đề nghiêm trọng. Khó có thể nói rằng việc đồng Nhân dận tệ giảm giá mang lại hiệu ứng tích cực”, Li nói.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3 và tháng 4 của Trung Quốc không biến động nhiều so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, dữ liệu này không bao gồm dầu thô – mặt hàng có giá tăng mạnh thời gian gần đây.

Nếu không tính mặt hàng xăng, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm 7% trong tháng 4 và giảm 3% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất cũng giảm do hoạt động hậu cần bị gián đoạn. Tương tự, nhập khẩu mỹ phẩm và đồ dùng hàng ngày cũng giảm. Các xu hướng này cho thấy nhu cầu nội địa suy yếu trong bối cảnh thị trường việc làm xấu đi tại Trung Quốc.

Tuy vậy, hoạt động giao thương của Trung Quốc với Nga đã tăng 17% về giá trị trong tháng 4. Mức tăng của tháng trước đó là 13%. Nga hiện là mục tiêu của hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế của Nhật Bản và nhiều nước phương Tây.

Trong tháng 4, kim ngạch nhập khẩu từ Nga của Trung Quốc tăng 57%, với khoảng một nửa là dầu thô.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sang Nga của Trung Quốc giảm 26%, nhiều hơn đáng kể so với mức giảm 8% của tháng 3. Nguyên nhân có thể là các biện pháp trừng phạt tài chính với Nga đã gây ra gián đoạn trong khâu thanh toán.

Video liên quan

Chủ Đề