Chlorpyrifos-methyl có bị cấm không

Sử dụng Chlorpyrifos: Lợi bất cập hại

Chlorpyrifos, một loại hóa chất trừ sâu nhóm lân hữu cơ được dùng phổ biến cho cả mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp được đưa vào thị trường trên thế giới từ năm 1965. Tại các nước đang phát triển, Chlorpyrifos được nông dân sử dụng chủ yếu trong nông nghiệp như trồng lúa, rau và hoa quả ở quy mô trang trại nhỏ. Đây cũng là loại hóa chất trừ sâu lân hữu cơ được đề cập đến nhiều do tác hại sức khỏe đối với nông dân gây ra do phơi nhiễm khi pha trộn, vận chuyển và phun rải Chlorpyrifos.

1 quầy thuốc BVTV có loại thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất Chlorpyrifos.

Tác hại sức khỏe do Chlorpyrifos gây ra chủ yếu đối với hệ thần kinh trung ương và thực vật, giảm cân nặng sơ sinh, giảm chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh có mẹ phơi nhiễm và suy giảm nội tiết tố sinh sản. Ngoài ra, mặc dù chưa đủ bằng chứng khoa học để kết luận nhưng một số nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy có mối liên quan giữa phơi nhiễm Chlorpyrifos với nguy cơ ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến.

Khi sử dụng thuốc BVTV cần có biện pháp bảo vệ để tránh bị phơi nhiễm. Ảnh: IT

Trong Danh mục thuốc vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Chlorpyrifos là một trong số các hoạt chất có số lượng sản phẩm nhiều nhất trong số các loại hóa chất trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá nguy cơ sức khỏe của loại hóa chất này đối với nông dân trồng lúa tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu: “Nguy cơ sức khỏe do phơi nhiễm Chlorpyrifos trên đối tượng nông dân trồng lúa tại Thái Bình, đánh giá nguy cơ sức khỏe bằng phương pháp xác suất” của tác giả Phùng Trí Dũng, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế và cộng sự công bố trên Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 [140] ngày 28.6.2013: “Liều phơi nhiễm nền [ADDB] dao động từ 0,03 – 1,98 µg/kg/ngày và liều phơi nhiễm sau khi rải [ADDA] dao động từ 0,35-94 µg/kg/ngày. Liều phơi nhiễm toàn phần [ADDT] dao động từ 0,4 đến 94,2 µg/kg trọng lượng cơ thể/ngày. RADD có giá trị dao động từ 5-181 µg/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Chỉ số nguy cơ [Hazard Quotient] được tính toán cho thấy liều phơi nhiễm nền không gây nguy cơ sức khỏe đáng kể, tuy nhiên liều phơi nhiễm sau rải [hoặc toàn phần] gây nguy cơ tác hại sức khỏe với 33% đối tượng nông dân tham gia trực tiếp phun rải Chlorpyrifos”.

Xem xét loại bỏ

Các loại thuốc hoạt chất Chlorpyrifos có các ưu điểm như phổ tác dụng rộng, hiệu lực trừ sâu nhanh, mạnh bằng con đường tiếp xúc, vị độc và xông hơi nên rất hiệu quả trong việc diệt trừ các loại sâu đục thân, đục quả, ăn lá và chích hút cho nhiều loại cây trồng như cây lúa, cà phê, đậu tương, lạc, điều. Ngoài ra, thuốc còn được đăng ký sử dụng để xử lý đất diệt mối, sùng đất trên cây cà phê. Thuốc không tồn dư lâu, dễ phân huỷ trong môi trường pH >7, ít hoặc không tích luỹ trong mô động vật.

Một số nhược điểm của hoạt chất Chlorpyrifos cũng đã được chỉ ra như: thuộc nhóm độc II. Tương đối độc với ong và cá [LC50 với cá vàng 0,18 mg/l]. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc hoạt chất Chlorpyrifos trong cây ăn quả [cam, quít] 1 mg/kg, rau [bắp cải, hành, súp lơ, khoai tây] 0,05 mg/kg, chè 2 mg/kg. Thời gian cách ly của thuốc hoạt chất Chlorpyrifos khá dài từ 7-14 ngày do đó hoạt chất Chlorpyrifos chỉ được đăng ký sử dụng trên một số cây trồng như lúa, cây công nghiệp [cà phê, điều], đậu, lạc, không đăng ký sử dụng trên rau, chè. Sử dụng các loại thuốc hoạt chất Chlorpyrifos liên tục dễ hình thành tính kháng thuốc, bộc phát dịch hại vì Chlorpyrifos là hóa chất diệt côn trùng phổ rộng.

Rệp sáp hại cây cà phê, một đối tượng tiêu diệt của Chlorpyrifos. 

Theo khuyến cáo từ Phòng Kiểm dịch – Pháp chế, Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng, nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hoạt chất Chlorpyrifos với các loại thuốc khác [trừ thuốc có tính kiềm] để tránh tạo nên sự kháng thuốc của sâu hại. Không sử dụng thuốc hoạt chất Chlorpyrifos trong sản xuất rau, chè. Không sử dụng thuốc hoạt chất Chlorpyrifos cho cây dâu hoặc gần nơi nuôi tằm.

Để an toàn cho sức khỏe con người, các loại thực phẩm khi sử dụng phải đảm bảo giới hạn tối đa dư lượng thuốc hoạt chất Chlorpyrifos theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế như cây ăn quả [cam, quít] 1 mg/kg, rau [bắp cải, hành, súp lơ, khoai tây] 0,05 mg/kg, chè 2 mg/kg...Khi sử dụng thuốc có hoạt chất Chlorpyrifos để phòng trừ dịch hại trên các loại cây trồng cần tuân theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng khuyến cáo trên nhãn.

Trước đó, vào giữa tháng 8, trả lời PV Dân Việt về việc xem xét loại bỏ hoạt chất khác Glyphosate ra khỏi Danh mục các thuốc BVTV được phép lưu hành tại Việt Nam, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho biết: “Cục đã loại bỏ 6 hoạt chất ra khỏi danh mục với 1.024 sản phẩm. Vừa qua Cục BVTV đã hoàn chỉnh 6 báo cáo về mặt kỹ thuật về 4 hoạt chất, 3 hoạt chất khác cũng đang được xem xét”.

Cũng theo ông Trung: "Việc lập lại danh mục thuốc BVTV là để đảm bảo môi trường, cũng như sức khỏe cho nhân dân, nên dù có phản ứng nhưng chúng tôi không áp lực. Chúng tôi nhận được sự ủng hộ rất lớn của cá nhân Bộ trưởng Bộ NNPTNT và các đồng chí lãnh đạo Bộ. Bởi qua rà soát, hiện có quá nhiều danh mục thuốc BVTV, như riêng cây lúa có tới 3.221 nhóm là quá nhiều, không thể chấp nhận được".

Trong một động thái mới nhất, sau buổi làm việc giữa Cục BVTV với Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam [VIPA] và Croplife Việt Nam vào cuối tháng 8, trong đó có nội dung công khai lấy ý kiến rộng rãi các Báo cáo kỹ thuật đề xuất loại bỏ thuốc BVTV ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam năm 2018 theo quy định tại khoản 2, điều 49 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật trong trường hợp có bằng chứng khoa học về thuốc BVTV gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường. Phòng Thuốc BVTV, Cục BVTV đã gửi dự thảo báo cáo kỹ thuật đối với 3 hoạt chất là Glyphosate, Chlorpyrifos, Fipronil tới VIPA lấy ý kiến dự thảo Báo cáo, làm cơ sở để xem xét loại bỏ. 

Chlorpyrifos là chất độc hại đối với con người. Da tiếp xúc với Chlorpyrifos có thể đổ mồ hôi cục bộ và các cơn co thắt cơ bắp không tự chủ. Khi mắt tiếp xúc với Chlorpyrifos có thể gây đau, chảy nước mắt và mờ mắt. Ngộ độc Chlorpyrifos sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, nói líu lưỡi, mất phản xạ, suy nhược, mệt mỏi, co thắt cơ không tự chủ, co giật, và cuối cùng tê liệt tứ chi cơ thể và các cơ hô hấp. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể có những đại tiện không tự nguyện hoặc rối loạn tâm thần, nhịp đập bất thường tim, bất tỉnh, co giật và hôn mê. Có thể chết do suy hô hấp hoặc tim ngừng đập.

Kỳ sau: Fipronil, hiểm họa đã được cảnh báo 

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có công văn gửi các hiệp hội và các tổ chức, cá nhân kinh doanh về kế hoạch rà soát, loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật.

Đơn vị này đã và đang tiến hành thu thập các bằng chứng khoa học của một số hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường để đề xuất Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn loại bỏ khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Dự kiến kế hoạch các hoạt chất sẽ được đưa ra khỏi danh mục:

- Quý 2-2022, gồm hoạt chất Carbosulfan, Benfuracab;

- Quý 1-2023, nhóm thuốc Dithiocarbamate: Mancozeb, Propined, Zineb, Maneb, Zizam;

- Quý 2-2023, nhóm thuốc trừ cỏ: Atrazine, Acetochlor;

- Quý 4-2023 loại bỏ hoạt chất Chlorothalonil, nhóm thuốc Carbaryl, Propineb, Thiodicarb và nhóm thuốc kháng sinh: Erythromycin, Gentamicin sulfate, Kanamycin sulfate, Oxytetracycline [oxytetracyline hydrochloride], Streptomycin [streptomycin sulfate], Tetramycin.

Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật chủ động phát triển các sản phẩm mới, đồng thời có kế hoạch giảm dần việc sản xuất, kinh doanh, buôn bán các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có trong kế hoạch loại bỏ.

Từ năm 2017 đến nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã loại bỏ 12 hoạt chất gồm Carbendazim, Thiophanate Methyl, Benomyl, Paraquat, 2,4D, Acephate, Diazinon, Zinc phosphide, Malathion, Chlorpyrifos ethyl, Fipronil, Glyphosate, 1.706 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường và 1.265 hàm lượng hoạt chất không đáp ứng quy định ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Đưa vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam đối với 2 hoạt chất Carbufuran và Trichlorfon.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, do một bộ phận người dân chưa nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật đã bị loại ra khỏi danh mục, vẫn còn thói quen, nhu cầu sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nói trên đã tạo điều kiện, gián tiếp tiếp tay cho việc nhập lậu, vận chuyển, buôn bán cung ứng tới người dân để sử dụng.

Do đó, cục cũng vừa có công văn đề nghị cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, ngoài danh mục.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang lấy ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội, để chuẩn bị ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam với 1.683 hoạt chất với khoảng 4.000 tên thương phẩm để sử dụng trong nông nghiệp.

Tại hội thảo góp ý dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức ngày 29-11, ông Đỗ Hà Nam - phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - cho biết hiện danh mục thuốc bảo vệ thực vật có khoảng 4.000 loại thuốc, 2.000 doanh nghiệp, chưa kể thuốc trừ sâu giả, thuốc độc.

"Ngay cả sản phẩm đi châu Âu thời gian qua như hồ tiêu, cà phê cũng phát hiện hoạt chất không được phép sử dụng tại Việt Nam là Chlorpyrifos, Glyphosate còn tồn dư trong sản phẩm nên bị EU áp dụng kiểm tra hàng hóa rất chặt, ngoài ra còn nhiều ‘chất cấm khác’ cũng có trong nông sản, vậy thì chúng ta quản lý thế nào? Chúng tôi mong rất bộ xem xét, cụ thể hóa vào chiến lược" - ông Nam đề nghị với Bộ trưởng Lê Minh Hoan.

Đưa chất cấm vào thuốc bảo vệ thực vật, làm giả bao bì 'y chang'

CHÍ TUỆ

Video liên quan

Chủ Đề