Chon chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể

Mục lục

  • 1 Nguyên tố
    • 1.1 Bảng tuần hoàn
  • 2 Phân tử
  • 3
    • 3.1 Thành phần theo loại tế bào
  • 4 Tham khảo

Nguyên tốSửa đổi

Gần 99% khối lượng của cơ thể người được cấu thành từ sáu nguyên tố: oxy, carbon, hydro, nitơ, calcivà phosphor.Chỉ có khoảng 0,85% bao gồm năm nguyên tố khác: kali, lưu huỳnh, natri, clovà magiê. Tất cả 11 nguyên tố đều cần thiết cho cuộc sống. Các nguyên tố còn lại là các nguyên tố vi lượng, trong đó hơn một tá nguyên tố dựa trên bằng chứng tốt cho thấy là cần thiết cho sự sống.Tất cả khối lượng của các nguyên tố vi lượng kết hợp lại [dưới 10 gram trong cơ thể người] không cộng thêm khối lượng magnesi, ít phổ biến nhất trong số 11 nguyên tố không vi lượng.

Số proton Nguyên tố Phân số khối[1][2][3][4][5][6] Khối lượng [kg][7] Phân trăm nguyên tử Cần thiết ở người Ảnh hưởng của sự dư thừa quá mức Nhóm
8 Oxy 0.65 43 24 Có [VD: nước, nhận electron][8] Gốc tự do oxy hóa [ROS] 16
6 Carbon 0.18 16 12 Có[8] [hợp chất hữu cơ] 14
1 Hydro 0.10 7 62 Có[8] [VD: nước] 1
7 Nitơ 0.03 1.8 1.1 Có[8] [VD: DNA và amino acid] 15
20 Calci 0.014 1.0 0.22 Có[8][9][10] [VD: Calmodulin và Hydroxylapatite ở xương] 2
15 Phosphor 0.011 0.78 0.22 Có[8][9][10] [VD: DNA và phosphoryl hóa] thù hình phosphor trắng: rất độc 15
19 Kali 20×10−3 0.14 0.033 Có[8][9] [VD: Na+/K+-ATPase] 1
16 Lưu huỳnh 25×10−3 0.14 0.038 Có[8] [VD: Cysteine, Methionine, Biotin, Thiamine] 16
11 Natri 15×10−3 0.10 0.037 Có[9] [VD: Na+/K+-ATPase] 1
17 Chlor 15×10−3 0.095 0.024 Có[9][10] [VD: Cl-transporting ATPase] 17
12 Magie 500×10−6 0.019 0.0070 Có[9][10] [VD: gắn với ATP và nucleotide khác] 2
26 Sắt* 60×10−6 0.0042 0.00067 Có[9][10] [VD: Hemoglobin, Cytochrome] 8
9 Fluor 37×10−6 0.0026 0.0012 Có [AUS, NZ],[11] Không [US, EU],[12][13] Có thể [WHO][14] độc với liều lớn 17
30 Kẽm 32×10−6 0.0023 0.00031 Có[9][10] [VD: protein ngón tay kẽm] 12
14 Silic 20×10−6 0.0010 0.0058 Có thể[15] 14
37 Rubidi 46×10−6 0.00068 0.000033 Không 1
38 Stronti 46×10−6 0.00032 0.000033 —— 2
35 Brom 29×10−6 0.00026 0.000030 —— 17
82 Chì 17×10−6 0.00012 0.0000045 Không độc 14
29 Đồng 1×10−6 0.000072 0.0000104 Có[9][10] [VD: protein chứa đồng] 11
13 Nhôm 870×10−9 0.000060 0.000015 Không 13
48 Cadmi 720×10−9 0.000050 0.0000045 Không độc 12
58 Ceri 570×10−9 0.000040 Không
56 Bari 310×10−9 0.000022 0.0000012 Không độc với liều lượng lớn 2
50 Thiếc 240×10−9 0.000020 60×10−7 Không 14
53 Iod 160×10−9 0.000020 75×10−7 Có[9][10] [VD: thyroxine, triiodothyronine] 17
22 Titan 130×10−9 0.000020 Không 4
5 Boron 690×10−9 0.000018 0.0000030 Ít[15][16] 13
34 Seleni 190×10−9 0.000015 45×10−8 Có[9][10] độc với liều lượng lớn 16
28 Nickel 140×10−9 0.000015 0.0000015 Ít[15][16] độc với liều lượng lớn 10
24 Chrom 24×10−9 0.000014 89×10−8 Có[9][10] 6
25 Mangan 170×10−9 0.000012 0.0000015 Có[9][10] [VD: Mn-SOD] 7
33 Arsen 260×10−9 0.000007 89×10−8 Ít[15][17] độc với liều lượng lớn 15
3 Lithi 31×10−9 0.000007 0.0000015 mật thiết trong nhiều enzyme, hormone và vitamin độc với liều lượng lớn 1
80 Thủy ngân 190×10−9 0.000006 89×10−8 Không độc 12
55 Caesi 21×10−9 0.000006 10×10−7 Không 1
42 Molybden 130×10−9 0.000005 45×10−8 Có[9][10] [VD: molybden oxotransferases, Xanthine oxidase và Sulfite oxidase] 6
32 Germani 5×10−6 Không 14
27 Coban 21×10−9 0.000003 30×10−7 Có [cobalamin, B12][18][19] 9
51 Antimon 110×10−9 0.000002 Không độc 15
47 Bạc 10×10−9 0.000002 Không 11
41 Niobi 1600×10−9 0.0000015 Không 5
40 Zirconi 6×10−6 0.000001 30×10−7 Không 4
57 Lanthan 1370×10−9 8×10−7 Không
52 Tellur 120×10−9 7×10−7 Không 16
31 Gallium 7×10−7 Không 13
39 Ytri 6×10−7 Không 3
83 Bismuth 5×10−7 Không 15
81 Thalli 5×10−7 Không rất độc 13
49 Indi 4×10−7 Không 13
79 Vàng 3×10−9 2×10−7 30×10−7 Không Nhiễm độc gen ít[20][21][22] 11
21 Scandi 2×10−7 Không 3
73 Tantal 2×10−7 Không 5
23 Vanadi 260×10−9 11×10−7 12×10−8 Ít[15] [yếu tố phát triển trao đổi chất ở xương] 5
90 Thori 1×10−7 Không độc, phóng xạ
92 Urani 1×10−7 30×10−9 Không độc, phóng xạ
62 Samari 50×10−8 Không
74 Wolfram 20×10−8 Không 6
4 Berylli 36×10−8 45×10−8 Không độc với liều lượng lớn 2
88 Radi 3×10−14 1×10−17 Không độc, phóng xạ 2

Bảng tuần hoànSửa đổi

Những nguyên tố dinh dưỡng trong bảng tuần hoàn
H He
Li Be B C N O F Ne
Na Mg Al Si P S Cl Ar
K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr
Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe
Cs Ba La * Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn
Fr Ra Ac ** Rf Db Sg Bh Hs Mt Ds Rg Cn Nh Fl Mc Lv Ts Og
* Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu
** Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md No Lr

Những nguyên tố hữu cơ cơ bản

Nguyên tố cần thiết

Nguyên tố vi lượng cần thiết

Nguyên tố vi lượng thiết yếu bởi Hoa Kỳ, không phải bởi Liên minh Châu Âu

Không có bằng chứng cho hoạt động sinh học ở động vật có vú, có thể độc hại, nhưng cần thiết ở một số sinh vật bậc thấp.
[In the case of lanthanum, the definition of an essential nutrient as being indispensable and irreplaceable is not completely applicable due to the extreme similarity of the lanthanides. Thus Ce, Pr, and Nd may be substituted for La without ill effects for organisms using La, and the smaller Sm, Eu, and Gd may also be similarly substituted but cause slower growth.]


Làm thế nào để đo lượng mỡ trong cơ thể?

Có nhiều cách đo thành phần cơ thể để biết được tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể.Dưới đây là một số cách phổ biến:

  • Cânđiện tử chất lượng cao: Đây là thiết bị giúp đo lượng mỡ nhanh chóng. Đồng thời, Kiểm soát cân nặng cũng như 10 chỉ số sức khỏe: Khối lượng, tỷ lệ mỡ cơ thể, Chỉ số cơ thể [BMI], trao đổi chất, cơ bắp, xương, nước, tuổi cơ thể, nước, chất béo nội tạng, tỉ lệ chất đạm [protein]. Tuy nhiên, cách này chỉ mang lại độ chính xác tương đối dựa trên cân nặng không tác động đo trực tiếp vào vùng mỡ thừa.
  • Thước kẹp Caliper: Thước kẹp caliper là một cách giúp đo lượng mỡ cơ thể với chi phí thấp . Nếu bạn không có điều kiện và thời gian để đến các trung tâm thể dục thể thao uy tín để đo lượng mỡ cơ thể thì dụng cụ đo mỡ Caliper là một lựa chọn hoàn hảo để bạn có thể tự đo lường và tính toán lượng mỡ của cơ thể
  • Máy quét cơ thể DXA:Đây là thiết bị thường dùng trong những phòng tập gym với chi phí mỗi lần đo khá đắc nhưng bù lại đây là cách tính thành phần cơ thể chính xác nhất. Máy quéthấp thụ tia X năng lượng kép có thể cho thấy sự phân hủy chính xác của xương, mô mỡ và khối cơ trong cơ thể bạn.

Khái niệm

Đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá cấu trúc cơ thể, vì cấu trúc cơ thể có liên quan tới sức khoẻ và bệnh tật. Cấu trúc cơ thể bao gồm khối nạc và khối mỡ. Khối nạc bao gồm tế bào, nước, cơ, xương, các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận. Thành phần, cấu trúc và trọng lượng cơ thể có thể được biểu hiện bằng các công thức như sau:

Trọng lượng cơ thể = khối mỡ + khối nạc

Trọng lượng cơ thể = khối mỡ + nước + khối nạc khô

Trọng lượng cơ thể = khối mỡ + nước + protein + chất khoáng

Có nhiều thuật ngữ về cấu trúc cơ thể người, trong đó khối mỡ, khối không chứa mỡ, khối nạc được sử dụng phổ biến:

Khối mỡ: Tất cả lượng mỡ có trong mô mỡ và các mô khác trong cơ thể

Khối mô mỡ: Khối chứa 83 % mỡ cùng với thành phần cấu trúc hỗ trợ [2 % protein và 15 % nước]

Khối không chứa mỡ: Tất cả các mô, chất hóa học không chứa mỡ, bao gồm nước, cơ, xương, cơ quan nội tạng

Khối nạc: Bao gồm khối không chứa mỡ cộng với lượng mỡ thiết yếu

Phần trăm mỡ cơ thể: Lượng khối mỡ tính bằng đơn vị phần trăm so với trọng lượng cơ thể

Mỡ thiết yếu: Mỡ hợp chất [phospholipid] cần cho sự hình thành màng tế bào, chiếm 10 % tổng lượng mỡ cơ thể

Mỡ không thiết yếu: Triglycerid có chủ yếu trong mô mỡ, chiếm 90% tổng lượng mỡ cơ thể

Tỷ trọng cơ thể: Tỷ số giữa cân nặng cơ thể và thể tích tổng số của cơ thể

Mỡ dưới da: Mô mỡ dự trữ nằm phía dưới da

Mỡ nội tạng: Mô mỡ nằm trong và xung quanh các cơ quan trong lồng ngực [tim, phổi] và bụng [gan, thận]

Mỡ xen kẽ các cơ quan trong bụng: Mỡ nội tạng trong khoang bụng

Mỡ bụng: Mỡ dưới da và mỡ nội tạng ở vùng bụng của cơ thể

Khối không chứa mỡ và khối nạc nhiều khi được hiểu và sử dụng với cùng một ý nghĩa. Tuy nhiên, cần lưu ý là khối không chứa mỡ khác với khối nạc, khối không chứa mỡ chắc chắn không có mỡ, khối nạc chứa một lượng mỡ thiết yếu [2-3% ở nam giới và 5-8% ở nữ giới].

Khối mỡ gồm 2 loại: mỡ thiết yếu và mỡ không thiết yếu hay mỡ dự trữ. Cơ thể chỉ chứa một lượng rất ít mỡ thiết yếu, chúng nằm ở các cơ quan như tim, phổi, gan, lách, thận, ruột, cơ, hệ thần kinh và tủy xương.

Mỡ thiết yếu bao gồm phospholipid có ở màng tế bào và sphingomyelin có ở hệ thần kinh, giúp duy trì chức năng sinh lý bình thường như: hình thành màng tế bào, duy trì hoạt động của thần kinh, chu kỳ kinh nguyệt, cơ quan sinh sản, tăng trưởng cơ thể. Lượng mỡ thiết yếu ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, do phụ nữ cần năng lượng dự trữ dưới dạng mỡ để hỗ trợ chức năng sinh sản. Mỡ thiết yếu còn là môi trường để vận chuyển, lưu trữ các vitamin hòa tan trong dầu như Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E và Vitamin K.

Mỡ dự trữ có 2 loại là mỡ nội tạng [hay mỡ bụng] và mỡ dưới da. Mỡ nội tạng có vai trò là lớp đệm để bảo vệ các nội tạng bên trong. Mỡ dưới da có vai trò là lớp đệm để bảo vệ xương, giữ nhiệt và giữ ấm cơ thể. Mỡ dự trữ chủ yếu là triglycerid hay triacylglycerol, chiếm phần lớn lượng mỡ của cơ thể. Mỡ dự trữ còn có tác dụng dự trữ năng lượng, đồng thời tạo hình dáng bên ngoài của cơ thể. Mỡ dự trữ dư thừa quá nhiều là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh liên quan tới lối sống.

Ở người trưởng thành bình thường, lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng cơ thể đối với nam và 15-35% đối với nữ. Ở người trưởng thành béo phì, lượng mỡ có thể lên tới 60-70% trọng lượng cơ thể. Người ta có thể dùng các ngưỡng tỷ lệ mỡ cơ thể để đánh giá thành phần, cấu trúc cơ thể. Ngưỡng tỷ lệ mỡ cơ thể trung bình ở nam giới trưởng thành là 15% và nữ giới trưởng thành là 23%, ngưỡng tối thiểu ở nam là 5% và ở nữ là 8%, khi tỷ lệ vượt 25% ở nam và 32% ở nữ thì được coi là béo phì.

Video liên quan

Chủ Đề