Chồng của bà nguyễn thị phương thảo là ai

[Techz.vn] Độ quyền lực của cặp vợ chồng doanh nhân thuộc top đầu Việt Nam khiến nhiều người bất ngờ.

Bài viết liên quan

Trong rất nhiều cặp vợ chồng doanh nhân quyền lực ở Việt Nam, Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và chồng là ông Nguyễn Thanh Tùng có những điều đặc biệt khi đều có những thành tựu riêng.

Bà Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo được biết đến là CEO của hãng hàng không Vietjet cũng như nữ doanh nhân giàu nhất Việt Nam. Mới đây, CEO Vietjet tiếp tục được Forbes ghi nhận lần thứ 4 với tài sản trị giá 2,1 tỉ USD, giảm 200 triệu USD so với đầu năm 2019. Dù vậy, vị trí của bà Thảo trên bảng xếp hạng lại tăng thêm 7 bậc lên vị trí 1.001.

Xuất phát điểm với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nhưng hàng không mới là lĩnh vực đưa bà Thảo đến với danh hiệu nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của khu vực với thành công của Vietjet Air.

Theo đánh giá của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã làm nên lịch sử ngành hàng không thế giới khi là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không thương mại lớn.

Tại Vietjet Air, 4 cổ đông lớn nhất lần lượt là Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny [28,6%], bà Nguyễn Thị Phương Thảo [8,8%] và Sovico Holdings [7,6%] và Ngân hàng HDBank [5%].  Với cương vị là chủ sở hữu của công ty Hướng Dương Sunny, số cổ phần tại Vietjet do bà Thảo quản lý có giá trị thị trường hơn 33.000 tỷ đồng.

Có sự nghiệp thành công công nhưng ít ai biết đến người chồng kín tiếng đứng sau hậu thuẫn giúp bà Thảo cũng là một cái tên vô cùng “đình đám”. Chồng của bà Nguyễn Thị Phương Thảo là ông Nguyễn Thanh Hùng.

Giống như nhiều đại gia khác ở Việt Nam khi có quá trình lập nghiệp tại Đông  u, doanh nhân Nguyễn Thanh Tùng - ông chủ của Sovico Holding lại là người khá kín tiếng. Tập đoàn của ông  đang nắm giữ hàng loạt thương hiệu nổi bật tại Việt Nam, như HDBank và Vietjet Air, đồng thời là sáng lập viên của VIB và Techcombank. Năm 2013, ông Nguyễn Thanh Hùng là đại diện Việt Nam duy nhất tham dự diễn đàn kinh doanh Nga - Singapore [RSBF].

Là chồng của bóng hồng quyền lực, ông Nguyễn Thanh Hùng làm người khác choáng ngợp với profile cực khủng. Cụ thể ông Hùng đảm nhận các chức danh sau:

  • Thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC [ABAC] do Thủ Tướng phê chuẩn
  • Phó chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
  • Uỷ viên Ban chấp hành hội Hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ
  • Thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại diễn đàn kinh tế thế giới, và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.

Không giống như các cặp đôi quyền lực khác, dù cùng nắm giữ cổ phần tại tập đoàn mẹ nhưng hai vợ chồng ông Hùng lại chia tách công việc khá rõ ràng tại các công ty con. Hiện tại, ở HDBank, vợ chồng Hùng - Thảo Sovico nắm giữ 6% cổ phần, trong đó, riêng số cổ phiếu của ông Nguyễn Thanh Hùng là hơn 6 triệu. Bà Thảo - vợ ông Hùng là Phó chủ tịch thường trực HDBank, cổ đông sáng lập Sovico Holdings, đồng thời là Tổng giám đốc hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air.

[Techz.vn] Vingroup là một trong 3 nhà sản xuất quy mô lớn được Medtronic lựa chọn để sản xuất máy thở PB560.

Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 07 tháng 06 năm 1970 tại Hà Nội,là một nữ doanh nhân, tỷ phú, tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank...[1][2] Bà là người Việt Nam thứ 2 và cũng là nữ tỳ phú đầu tiên được Forbes ghi nhận là tỉ phú USD,chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng.[3]

Nguyễn Thị Phương Thảo

SinhQuốc tịchDân tộcTrường lớpNghề nghiệpPhối ngẫu
7 tháng 6, 1970 [51tuổi]
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam
Kinh
Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Tài chính tín dụng
CEO Vietjet Air
Phó chủ tịch Thường trực HĐQT - HDBank
cổ đông sáng lập Sovico Holdings
Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia
Chủ tịch Công ty Địa Ốc Phú Long
Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd. [Liên bang Nga]
Nguyễn Thanh Hùng

Mục lục

  • 1 Tiểu sử
  • 2 Sự nghiệp
  • 3 Hoạt động khác
  • 4 Gia đình
  • 5 Chú thích
  • 6 Liên kết ngoài

Tiểu sửSửa đổi

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 trong một gia đình Hà Nội gốc, năm 17 tuổi, bà Thảo đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính và sớm nổi tiếng trong cộng đồng với thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh thiên bẩm.

Khi còn là sinh viên năm thứ 2 bà đã bước vào thương trường. Khi ấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử đến hàng nông sản từ các nước châu Á như sang Đông Âu. Đồng thời bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…

Theo Hãng tin Bloomberg, Nguyễn Thị Phương Thảo kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi mới chỉ 21 tuổi, nhờ bán máy fax và nhựa cao su.[4]

Sự nghiệpSửa đổi

Sau khi quay về Việt Nam, bà góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank và sau đó là VIB - 2 trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Gần 25 năm sau, bà nổi lên như một nữ tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam. Phần lớn tài sản của bà đến từ cổ phần ở VietJet và Dragon City [Phú Long] - dự án bất động sản rộng 65 héc-ta ở TP. HCM.[4]

Ngoài việc là cổ đông lớn nhất của VietJet Air, Tập đoàn Sovico Holdings của gia đình bà đã mua lại Furama Resort Danang vào năm 2005, trở thành nhà đầu tư người Việt đầu tiên sở hữu và vận hành khách sạn 5 sao. Furama Resort Danang khai trương vào năm 1997 với 198 phòng là khu nghỉ dưỡng biển 5 sao đầu tiên tại Việt Nam. Gần một thập kỷ sau đó, Sovico tiếp tục thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng tại Khánh Hoà là Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.[5]

Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD.[6] Bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes năm 2017. Theo thống kê của Forbes, tại thời điểm 13/12/2017, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đạt 2,7 tỷ USD.

Hoạt động khácSửa đổi

Năm 2021, bà Thảo đại diện cho tập đoàn SOVICO ký một biên bản ghi nhớ đồng ý hiến tặng 155 triệu bảng Anh cho trường Linacre College thuộc hệ thống Đại học Oxford. Đáp lại, trường đã đệ đơn lên Viện Cơ mật để đề nghị đổi tên thành Thao College.[7][8][9][10]

Gia đìnhSửa đổi

Chồng bà là Nguyễn Thanh Hùng, ông chủ của Sovico Holdings. Sovico Holdings đang nắm giữ hàng loạt thương hiệu nổi bật tại Việt Nam, như HDBank và Vietjet Air, đồng thời là sáng lập viên của VIB và Techcombank.[11]

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Lộ diện "đại gia Forbes" của Vietjet Air”. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ [liên kết]
  2. ^ “Những sếp ngân hàng nhưng lừng danh ở "đất" khác” [bằng tiếng Việt Nam]. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ [liên kết]
  3. ^ “Forbes lý giải vì sao Trịnh Văn Quyết không được xếp hạng tỷ phú USD”. Zing. 21 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ a b Bloomberg: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, tinnhanhchungkhoan, 24.3.2016
  5. ^ Bật mí thương vụ bà chủ Vietjet thâu tóm Furama Resort Danang, cafef.vn, 31/05/2016
  6. ^ Forbes: CEO Vietjet là nữ tỷ phú Việt đầu tiên
  7. ^ “Một trường thuộc ĐH Oxford 'muốn đổi tên thành 'Thảo College' sau khoản hiến tặng 155 triệu bảng”. BBC News Tiếng Việt. 2 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Gayle, Damien [3 tháng 11 năm 2021]. “Oxford college to change its name after £155m donation”. The Guardian. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ “Transformative Donation to College | Linacre College”. www.linacre.ox.ac.uk. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ “Thao College: Món quà gây tranh cãi từ nữ tỷ phú Việt Nam cho một trường Anh”. VOA Tiếng Việt. 7 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ “Những cặp vợ chồng doanh nhân Việt quyền lực nhất”. Zing. 31 tháng 5 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2017.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Nguyen Thi Phuong Thao Forbes List

Video liên quan

Chủ Đề