Ví dụ về sự kết hợp các mặt đối lập trong cuộc sống

1Lời mở đầuMọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướngđối lập tạo thành những mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đốilập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mớira đời thay thế. Điều đó đã được V.I.Lênin khẳng định rằng: “Sự phát triển làmột cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Chính vì vậy, việc nắm được sự kếthợp giữa các mặt đối lập để vận dụng vào cuộc sống đời thường và công việcchuyên môn có một ý nghĩa rất quan trọng.1. Lý thuyết kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập1.1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập1.1.1. Định nghĩa về mặt đối lập- Theo từ điển Bách khoa triết học cho rằng: “Đối lập là một trong hai nhân tố“đang đấu tranh với nhau” của một thể thống nhất cụ thể, chúng là những mặtcủa một mâu thuẫn.”- Giáo trình Triết học Mác –Lênin viết: “Khi nói tới những nhân tố cấu thành mâuthuẫn biện chứng, “mặt đối lập” là phạm trù dùng để chỉ những mặt có nhữngđặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi tráingược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Chínhnhững mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thànhmâu thuẫn biện chứng.”1.1.2. Cái gì có thể được xem là “mặt đối lập”- “Mặt đối lập” khi thì được xác định như là những thuộc tính, khuynh hướng vậnđộng trái ngược nhau [thí dụ: lương thiện và độc ác, bóc lột và bị bóc lột]; khi thìđược xem như là những mặt trong đó có những thuộc tính, những khuynh hướngđối lập [thí dụ: mặt phải và mặt trái trong kinh tế thị trường]; có khi còn được2xem như là những yếu tố, bộ phận nằm trong một sự vật, hiện tượng hay trongcác sự vật, hiện tượng khác nhau [giai cấp vô sản và giai cấp tư sản]; thậm chí cókhi bản thân các sự vật, hiện tượng, hệ thống cũng được xem là những mặt đốilập [thí dụ: hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống tư bản chủ nghĩa].- Trong nhiều trường hợp, mặt đối lập là những thuộc tính vừa bài trừ lẫn nhau,vừa tồn tại gắn bó, xâm nhập lẫn nhau trong cùng một sự vật. Chẳng hạn, haithuộc tính giá trị và giá trị sử dụng tồn tại trong cùng một hàng hóa; cái đúng vàcái sai, cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, v.v., có thể tồn tại và đấu tranh vớinhau trong cùng một con người. Trong trường hợp này, mặt đối lập chỉ có thểhiểu là những thuộc tính, khuynh hướng đối lập, chứ không phải là những bộphận hay sự vật đối lập.- Ngoài ra, những yếu tố, bộ phận, sự vật, quá trình, hệ thống, v.v., đều có thểđược xem là những mặt đối lập. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì bản chất của sựđối lập bao giờ cũng được quy định bởi những thuộc tính và khuynh hướng đốilập.- Hai thuộc tính chỉ được xem là hai mặt đối lập khi chúng có sự tác động ngượcchiều nhau: bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau; điều đó có nghĩa là chúng đượcxét trong quan hệ tác động lẫn nhau.- Khi xem xét mặt đối lập là những bộ phận, những sự vật, những hệ thống, cómột số điều cần lưu ý: + Một là, tất cả những đối lập, dù đó là đối lập giữa những bộ phận, giữa những sựvật hay giữa những hệ thống v.v., đều xuất phát từ sự đối lập giữa những thuộctính nhất định. Bản chất của một mâu thuẫn được quy định bởi sự đối lập củanhững thuộc tính tất nhiên, cơ bản ở các mặt hợp thành mâu thuẫn ấy. Thí dụ, sựđối lập giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là sự đối lập giữa các thuộc tính:chiếm hữu tư liệu sản xuất và không có tư liệu sản xuất, làm chủ và làm thuê,bóc lột và bị bóc lột, áp bức và bị áp bức, thống trị và bị thống trị. Sự đối lập3giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trước đây là sự đối lậpgiữa các thuộc tính: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, v.v… Tất nhiên,những thuộc tính này sở dĩ đối lập nhau vì chúng gắn liền với những khuynhhướng vận động trái ngược nhau, bài trừ nhau, chống đối nhau. + Hai là, không phải toàn bộ, mà chỉ có một số thuộc tính trong các bộ phận, sựvật, hệ thống đó đối lập với nhau. Thí dụ, khi nói tới mâu thuẫn giữa hai giai cấphay hai nhà nước, không có nghĩa là tất cả những gì trong hai giai cấp hay hainhà nước đó đều đối lập với nhau. + Ba là, sự đối lập giữa hai bộ phận, hai sự vật, hai hệ thống có thể là sự đối lậpgiữa các thuộc tính cơ bản, cũng có thể là sự đối lập giữa các thuộc tính khôngcơ bản. Chẳng hạn, người ta căn cứ vào sự đối lập giữa lợi ích cơ bản hay khôngcơ bản của các giai cấp, các lực lượng xã hội để xác định mâu thuẫn đối khánghay không đối kháng. + Bốn là, đối lập giữa hai bộ phận, hai sự vật, hai hệ thống có thể là sự đối lập giữacác thuộc tính tất nhiên, cũng có thể là sự đối lập giữa một số dấu hiệu không tấtnhiên. Nhiều khi, một mâu thuẫn nhất định có thể vừa có khía cạnh tất yếu, vừacó khía cạnh không tất yếu.1.1.3. Tóm tắt nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa cácmặt đối lậpMọi sự vật [hiện tượng, quá trình] trong thế giới đề có liên hệ lẫn nhau vàluôn vận động, phát triển; vận động, phát triển do các mâu thuẫn gây ra; các mâuthuẫn biện chứng khác nhau tác động không giống nhau đến quá trình vận động,phát triển của sự vật;Mỗi mâu thuẫn biện chứng đều trải qua ba giai đoạn: sinh thành [sự xuấthiện của các mặt đối lập] – hiện hữu [sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đốilập] – giải quyết [sự chuyển hóa của các mặt đối lập];4Mâu thuẫn biện chứng được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đờivới những mâu thuẫn biện chứng mới hay thay đổi vai trò tác động của các mâuthuẫn biện chứng cũ;Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển xảyra trong thế giới vật chất. Vận động, phát triển mang tính tự thân.1.1.4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật – nguyên tắc phân tíchmâu thuẫn [phân đôi cái thống nhất]Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật, thấy được nguồn gốc vậnđộng, phát triển [tức mâu thuẫn] của nó: - Phân đôi sự vật thành các cặp mặt đối lập, khảo sát sự thống nhất và đấu tranhcủa các mặt đối lập để phát hiện ra các mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sựvật đó.- Phân loại và xác định đúng vai trò, giai đoạn tồn tại của từng mâu thuẫn biệnchứng [đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn bên trong,…] đang chi phối sự vận động, phát triển của bản thân sự vật.- Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tài của sự vật để xác định đúng quy mô vàphương thức giải quyết của từng mâu thuẫn biện chứng, dự đoán cái mới ra đờisẽ vận động dưới sự tác động của những mâu thuẫn biện chứng nào.Trong hoạt động thực tiễn, để đạt được hiệu quả phải:- Hiểu rõ nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển của bản thân sự vậtlà những mâu thuẫn biện chứng; xác định đúng những mâu thuẫn biện chứngđang chi phối sự vật để từ đó xây dựng các đối sách thích hợp.- Tìm hiểu và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp [mà trướchết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất] để can thiệp đúng lúc,đúng chỗ, đúng mức độ và tiến trình vận động, phát triển của bản thân sự vật đểlèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta:5+ [1] Muốn sự vật thay đổi nhanh phải đẩy mạnh sự tác động [đấu tranh] của cácmặt đối lập và tạo điều kiện thuận lợi để chúng nhanh chóng chuyển hóa lẫnnhau, để mâu thuẫn biện chứng sớm được giải quyết; ngược lại, muốn duy trì sựổn định của sự vật phải dung hòa sự xung đột của các mặt đối lập trong phạm vicho phép;+ [2] Khi điều hiện đã hội đủ và mâu thuẫn biện chứng đã chín muồi, phải cươngquyết giải quyết nó, mà không nên chần chừ, do dự hay thỏa hiệp, tức phải giảiquyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ…Kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập- Theo tư tưởng của Mác – Lênin về sự kết hợp giữa các mặt đối lập của sự vậtđược tác giả Trần Nguyên Ký phân tích rất sâu sắc trong cuốn “Sự kết hợp cácmặt đối lập trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” nhưsau: Mâu thuẫn của sự vật, biểu hiện ở cuộc đấu tranh và thống nhất giữa cácmặt đối lập, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển sự vật đó. Trong tư tưởngbiện chứng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mâu thuẫn, khi quan niệmnguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của sự vật khách quan đều bắt nguồntừ mâu thuẫn bên trong, các ông luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liênquan đến mâu thuẫn, đó là vấn đề thống nhất, vấn đề đấu tranh và các vấn đề kếthợp các mặt đối lập. Trong đó vấn đề kết hợp các mặt đối lập được các ông xemxét với tính cách là một biểu hiện hoạt động của chủ thể con người trong việcgiải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể nhất định, trên cơ sở nhận thức sự đấutranh và thống nhất giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn này.- Khi đề cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu thuẫn biệnchứng, cần tiếp cận từ ba góc độ:+ Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ bản thể luận, tứcsự thống nhất khách quan vốn có của chúng. Ở góc độ này, mâu thuẫn của sự vật6được biểu hiện ra với tư cách một thể thống nhất hoàn chỉnh. Đương nhiên, đókhông phải là sự thống nhất có tính tuyệt đối, mà trái lại, là một sự thống nhấttương đối, thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối lập.+ Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Ởgóc độ này, sự thống nhất giữa các mặt đối lập được xem xét như đối tượng nhậnthức của con người. Nhiệm vụ của chủ thể ở đây là phải phát hiện, vạch ra nhữngmặt đối lập đang tồn tại, ẩn nấu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh. Điều nàyrõ ràng là một công việc không đơn giản, không chỉ tùy thuộc vào nhân tố chủquan, vào chủ thể mà còn phụ thuộc vào chính bản thân mâu thuẫn. Bởi vì, mâuthuẫn không tự bộc lộ ra mà nó tồn tại bên trong cái “vỏ bọc” thống nhất vớinhững hình thức cụ thể của nó.+ Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn. Ở góc độnày trên cơ sở nhận thức sự thống nhất [và đương nhiên bao hàm cả sự đấutranh] giữa các mặt đối lập giữa một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thựchiện việc kết hợp các mặt đối lập để từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫnđược tốt. Dĩ nhiên vì đây là biểu hiện hoạt động của chủ thể cho nên việc kết hợpcác mặt đối lập cũng xuất phát từ nhu cầu lợi ích của chủ thể. Có thể khẳng địnhsự kết hợp các mặt đối lập phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa điều kiệnkhách quan, tính tất yếu khách quan với nhân tố chủ quan. Một mặt, con ngườivới tư cách chủ thể tiến hành hoạt động kết hợp các mặt đối lập nhằm giải quyếtmột mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợi cho bản thân, đáp ứng được nhucầu, lợi ích của bản thân; song mặt khác, đó lại không phải là hoặt động chủquan tùy tiện, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng và tuân theo những yêu cầukhách quan, cũng như những điều kiện khách quan của việc giải quyết mâuthuẫn đó.7- Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là hành động đượctiến hành với bất cứ yếu tố, mặt đối lập nào, trong bất kỳ điều kiện nào. Càngkhông nên hiểu việc kết hợp này là một hoạt động mang tính chủ quan thuần túy,thậm chí là tùy tiện, vô nguyên tắc của chủ thể hành động. Việc kết hợp các mặtđối lập ở đây, với tư cách là hoạt động tích cực của hoạt động chủ quan, phảiđược dựa trên cơ sở khách quan cụ thể, đó là những đòi hỏi tất yếu của việc kếthợp và ở cả những điều kiện khách quan cho phép để có thể tiến hành việc kếthợp này. Đồng thời việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống xã hội cũng phảithể hiện được tính định hướng rõ ràng. Cụ thể là việc kết hợp này phải làm saocho quá trình vừa thống nhất, vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập trong một chỉnhthể mâu thuẫn xã hội cụ thể, mặt đối lập đại diện cho sự tiến bộ sẽ dần dần chiếnthắng được mặt đối lập đại diện cho sự lạc hậu. Có như vậy, việc giải quyết mâuthuẫn xã hội mới đem lại động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp vớiquy luật phát triển khách quan của xã hội.- Sở dĩ như vậy là vì trong thực tế xã hội, không giống như ở giới tự nhiên, nhữngmâu thuẫn xã hội thường được biểu hiện thông qua thái độ, nguyện vọng của cáclực lượng xã hội. Các mặt đối lập trong chỉnh thể mâu thuẫn xã hội thường biểuhiện ra là một mặt đại diện cho cái cũ, là lực cản sự phát triển xã hội, còn mặt kiađại diện cho cái mới, cái thúc đẩy xã hội phát triển. Trong sự phát triển xã hội,cái mới và cái cũ này không tách rời nhau mà gắn bó với nhau, đan xen nhau,vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Vai trò của cái mới đối với sự phát triểnxã hội chỉ được phát huy trên cơ sở phủ định biện chứng, biết kế thừa cái cũ. Bởivì, bản thân cái cũ, dù là nhân tố, về căn bản, kìm hãm sự phát triển, song khôngvì thế mà không còn chứa đựng những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triểnxã hội. Do đó, việc kết hợp các mặt đối lập – giữa cái cũ và cái mới – với tính8cách là một hoạt động tích cực chủ quan nhằm giải quyết mâu thuẫn xã hộikhách quan không thể không tiến hành và hơn nữa, không thể tiến hành một cáchtùy tiện, vô nguyên tắc, không tuân theo quy luật khách quan.Có thể nói, lý luận Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa điều kiệnkhách quan và nhân tố chủ quan hoàn toàn xa lạ với quan điểm tả khuynh, nóngvội, chủ quan, duy ý chí cũng như sự bảo thư, trì trệ, thụ động trong hoạt độngthực tiễn. Ở đây, hoạt động của con người chỉ tự do trong giới hạn nhận thức vàlàm theo tất yếu khách quan.Theo tinh thần của lý luận biện chứng mácxít, khi đề cập đến việc giảiquyết mâu thuẫn biện chứng mácxít nói chung, đương nhiên phải nhận thức đượcrằng đó là quá trình tự giải quyết. Tuy nhiên, đối với loại mâu thuẫn biện chứngxã hội lại có những biểu hiện đặc thù của việc giải quyết mâu thuẫn đó. Do chỗxã hội, trong đó có cả quy luật xã hội, mâu thuẫn xã hội: một mặt tồn tại kháchquan, độc lập với ý thức và ý chí của con người; song mặt khác, xét cho cùng, lạichính do con người tạo ra, thông qua sự tồn tại của bản thân con người cũng nhưnhững hoạt động tự giác của họ. Mà khi đã nói tới hoạt động của con người màkhông thể không nói tới lợi ích, động cơ của hoạt động đó. Bởi vì, hoạt động củacon người [cá nhân, nhóm, giai cấp, nhân loại…] bao giờ cũng gắn liền vớinhững lợi ích cụ thể. Cũng vì hoạt động của con người luôn gắn liền với lợi íchcho nên mâu thuẫn xã hội nảy sinh từ hoạt động của con người, suy cho cùng,chính là mâu thuẫn về mặt lợi ích, giữa những lợi ích nhất định. Vì vậy, việc giảiquyết mâu thuẫn xã hội, rõ ràng không giống với việc giải quyết mâu thuẫn trongtự nhiên. Việc giải quyết mâu thuẫn xã hội được thực hiện thông qua hoạt độngcủa con người. Việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ tốt hơn, tạo động lực thúc đẩyxã hội phát triển mạnh mẽ hơn, khi thông qua hoạt động tự giác, tích cực của conngười. Ở đây, thuật ngữ tự giải quyết có nghĩa là quá trình giải quyết một mâu9thuẫn xã hội cụ thể nào đó đã diễn ra một cách khách quan đối với con người,đối với một lực lượng xã hội nhất định. Con người không thể xóa bỏ mâu thuẫnxã hội, cũng như thủ tiêu quá trình tự giải quyết của nó. Trái lại, con người chỉcó thể tác động, làm chậm lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết mâuthuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ nhận thức và làm theo tính tất yếu khách quancủa việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này. Qua đó, con người có thể kìm hãmhoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đó là biểu hiện của mối quan hệ biệnchứng giữa khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội, trong sự phát triển xãhội. Hoạt động giải quyết mâu thuẫn xã hội của chủ thể chỉ đúng, và qua đó đemlại lợi ích cho chủ thể, khi hoạt động đó xuất phát từ bản thân mâu thuẫn, lấy bảnchất khách quan của mâu thuẫn làm cơ sở. Phương thức giải quyết mâu thuẫn xãhội mà chủ thể tiến hành cũng phải phù hợp với bản chất khách quan của mâuthuẫn đó. Do đó, quá trình giải quyết mâu thuẫn cũng in dấu ấn của chủ thể. Điềuđó được biểu hiện ở phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội cụ thể. Trên cơ sởtôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu tranh giữa các mặtđối lập, chủ thể có thể chủ động tìm ra một phương pháp giải quyết mâu thuẫnthích hợp nhất để có thể giải quyết tốt nhất một mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lạihiệu quả cao nhất co chủ thể. Chính trong quá trình hoạt động tự giác như vậy,trong điều kiện cho phép, chủ thể có thể sự dụng phương pháp kết hợp các mặtđối lập, coi đó như một hình thức cụ thể để các mặt đối lập thực hiện đấu tranhcủa chúng, dẫn tới việc giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợicho chủ thể.Cũng chính vì thế, việc kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫnxa, rõ ràng không thể là một giải pháp duy nhất và cũng không phải là giải phápcó thể áp dụng đối với mọi trường hợp. Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn xã hội10với tính cách là mâu thuẫn giữa người với người về măt lợi ích, là cội nguồn chosự phát triển xã hội, được thể hiện ra rất nhiều hình thức, nhiều loại cụ thể. Mỗimột loại lại có những đặc điểm, tính chất… khác nhau, và do đó quy định hìnhthức, biển pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội khác nhau. Ngay trong quá trình vậnđộng,phát triển của một mâu thuẫn, tùy thuộc vào tương quan giữa các mặt đốilập của nó,tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh trong đó mâu thuẫn nảy sinh vàphát triển, mà có thể có những hình thức, biển pháp giải quyết mâu thuẫn cụ thể.Chẳng hạn, đối với loại mâu thuẫn đối kháng, phương pháp giải quyết nhìnchung là sử dụng bạo lực, thực hiện loại trừ một mặt đối lập nào đó. Tuy nhiên,trong điều kiện cụ thể, khi giữa hai lực lượng xã hội cụ thể tồn tại với tư cách làhai mặt đối lập của nhau, mặc dù xét về bản chất có sự đối kháng về lợi ích vớinhau, song lại xuất hiện một số điểm chung nào đó về lợi ích; thì khi đó có thểthực hiện hình thức “kết hợp các mặt đối lập”. Điều đó cho phép việc giải quyếtmâu thuẫn giữa chúng được thực hiện tốt hơn, đem lại lợi ích cho chủ thể nhiềuhơn. Đương nhiên, ở đây đòi hỏi chủ thể thực hiện việc kết hợp phải có đủ khảnăng [cả trí tuệ và bản lĩnh chính trị] cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của việcthực hiện giải pháp này. Trong trường hợp này, mặc dù về cơ bản, mâu thuẫn đóvẫn là mâu thuẫn đối kháng; song ở một khía cạnh cụ thể nào đó, vẫn có thể chophép kết hợp các mặt đối lập. Ví dụ, trong việc giải quyết mâu thuẫn giữ tư sảnvà vô sản, trong điều kiện giai cấp vô sản đã giành được chính quyền, song vẫncần tới kinh nghiệm làm ăn kinh tế, quản lý kinh tế quả nhà tư bản, đồng thời cómột chính quyền vô sản vững mạnh, thì điều đó cho phép tiến hành kết hợp giữatư sản và vô sản để giải quyết vấn đề này được tốt hơn.Đối với loại mâu thuẫn xã hội không đối kháng, thể hiện ở quan hệ giữanhững nhân tố, lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản nhất trí với nhau, chủ thể hoạt11động hoàn toàn có thể tiến hành kết hợp các mặt đối lập. Bởi lẽ, ở đây, giữa cácmặt đối lập tạo thành mâu thuẫn dễ dàng xuất hiện những điểm chung, tươngđồng cho phép tiến hành việc kết hợp này nhằm đạt mục đích mong muốn. Tuynhiên, nếu trong trường hợp chủ thể mắc sai lầm nghiêm trọng và kéo dài; khichủ thể không còn đủ năng lực trí tuệ và bản lĩnh chính trị cần thiết để thực hiệnsự kết hợp đúng đắn, khoa học; thì khi đó lại xuất hiện yếu tố khách quan giảiquyết mâu thuẫn bằng phương pháp loại trừ các mặt đối lập.Việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xãhội cụ thể chỉ có thể tiến hành được khi có đầy đủ những điều kiện khách quanvà chủ quan cho phép. Tuyệt đối đây không phải là một giải phấp có tính phổbiến, có thể thực hiện trong mọi trường hợp, với mọi điều kiện.- Thứ nhất, về mặt khách quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hànhtrong các trường hợp cụ thể sau:+ Giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là những mặt đối lậpcủa nhau phải có những điểm chung, tương đồng có thể đi tới sự điều hòa, thỏahiệp trong một giớ hạn nhất định. Trong trường hợp này, cụ thể hoạt động có thểthực hiện việc kết hợp các mặt đối lập, trong đó chấp nhận một sự thỏa hiệp nàođó, nhằm hướng sự giải quyết mâu thuẫn xã hội theo hướng có lợi cho chủ thể.Dĩ nhiên, việc kết hợp các mặt đối lập, với những thỏa hiệp nhất định ở đâykhông phải là hoạt động xóa bỏ nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đâychỉ là hoạt động đưa cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập vào trong một hình thứccụ thể, có lợi cho chủ thể mà thôi. Trong trường hợp giữa các mặt đối lập hoàntoàn không có điểm chung, tương đồng, mâu thuẫn xã hội này hoàn toàn mangtính đối kháng thì việc kết hợp không thể thực hiện được một cách đúng đắn vàđem lại hiệu quả mong muốn cho chủ thể.12+ Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnhthuận lợi [bao gồm cả điều kiện trong nước và Quốc tế]. Cụ thể đó phải là nhữngđiều kiện hoàn cảnh cho phép chủ thể thực hiện được việc kết hợp theo mongmuốn. Thậm chí đó còn là những điều kiện hoàn cảnh như một đòi hỏi tất yếukhách quan, buộc chủ thể phải thiến hành giải quyết mâu thuẫn bằng phươngthức kết hợp này. Chẳng hạn, những biến đổi về kinh tế quốc tế hiện nay, về sựphát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay… lànhững điều kiện khách quan cho phép chủ thể hoạt động có thể thực hiện sự kếthợp các mặt đối lập.- Thứ hai, về mặt chủ quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạtkết quả mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết đápứng được yêu cầu của sự kết hợp này. Đòi hỏi chủ thể ở đây phải có đủ khả năngsớm nắm bắt được yêu cầu khách quan cũng như thời cơ thuận lợi của việc kếthợp, từ đó tiến hành tổ chức kết hợp một cách khéo léo, khoa học nhằm hướngcó lợi cho chủ thể. Có thể khẳng định, trong chừng mực nào đó, vai trò của chủthể trong việc kết hợp các mặt đối lập ở đây là có ý nghĩa quyết định.Còn đối với V.I.Lênin, trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo nước Nga tiếnlên CNXH, V.I.Lênin chính là người đầu tiên vận dụng tư tưởng kết hợp các mặtđối lập trong giải quyết mâu thuẫn xã hội vào thực tiễn của đất nước. Người đãcho thấy vấn đề kết hợp các mặt đối lập là một yêu cầu tất yếu khách quan đốivới công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga lúc bấy giờ. Theo V.I.Lênin, trongquá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội, một tư duy biện chứng phải thể hiện bằngkhả năng biết kết hợp các mặt đối lập. Sở dĩ cần phải và có thể làm như vậy là vì trên thực thế, giữa các mặt đốilập luôn tồn tại một số điểm chung, tương đồng nào đó, bên cảnh những điểm dịbiệt, trái ngược nhau. Chính những điểm chung này cho phép kết hợp giữa các13mặt đối lập đó, trong những điều kiện, hoàn cảnh nào đó. Bằng việc kết hợp cácmặt đối lập đó lại có thể giúp cho việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra tốt hơn, cóthể giúp cái mới chiến thắng cái cũ, nhờ đó thúc đẩy nhanh sự phát triển xã hội.Bởi lẽ, sự kết hợp có nguyên tắc này không thủ tiêu sự đấu tranh của các mặt đốilập, động lực của sự phát triển, mà trái lại, làm cho sự đấu tranh vẫn tiếp tụcđược thực hiện dưới một hình thức mới mẻ.V.I.Lênin cho rằng việc kết hợp các măt đối lập không phải chỉ là mộtbiểu hiện của tư duy biện chứng trong việc nhận thức, giải quyết mau thuẫn nóichung, và quan trọng hơn, đây phải được coi như một chính sách thực tiễn quantrọng của Đảng và nhà nước Xô viết. Mục đích của chính sách thực tiễn nàychính là nhằm kết hợp được như thế nào đó các mặt đối lập đang tồn tại kháchquan trong đời sống xã hội. Qua đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn tốt hơn,thúc đẩy nhanh quá trình phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng, đó làsự biểu hiện của việc vận dụng chủ nghĩa Mác, vận dụng phép biện chứng củachủ nghĩa Mác vào thực tiễn cách mạng.2. Vận dụng lý thuyết kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập trong việcgiải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong công tác chuyên môn.2.1. Cách thức vận dụng lý thuyết kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lậpNhững mâu thuẫn nảy sinh trong công việc chuyên môn hoặc cuộc sốngđời thường một mặt tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và ý chí của conngười; song mặt khác, xét cho cùng, lại chính do con người tạo ra, thông qua sựtồn tại của bản thân con người cũng như những hoạt động tự giác của họ. Mà khiđã nói tới hoạt động của con người thì không thể không nói đến lợi ích, động cơcủa hoạt động đó. Bởi vì, hoạt động của con người bao giờ cũng gắn liền vớinhững lợi ích cụ thể. Cũng vì hoạt động của con người luôn gắn với lợi ích cho14nên mâu thuẫn xã hội nảy sinh từ hoạt động của con người, suy cho cùng, chínhlà những mâu thuẫn về mặt lợi ích, giữa những lợi ích nhất định. Vì vậy, việcgiải quyết các mâu thuẫn trong công việc chuyên môn hoặc cuộc sống đờithường không giống với việc giải quyết mâu thuẫn trong tự nhiên. Chúng đượcthực hiện thông qua hoạt động của con người. Việc giải quyết mâu thuẫn này sẽtốt hơn, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, khi thông qua hoạtđộng tự giác, tích cực của con người. Con người không thể xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong cuộc sống và công việchằng ngày, cũng như thủ tiêu quá trình từ giải quyết của nó. Trái lại, con ngườichỉ có thể tác động, làm chậm lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải quyếtmâu thuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ nhận thức và làm theo tính tất yếu kháchquan của việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này. Qua đó, con người có thể kìmhãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội. Đó là biểu hiện của mốiquan hệ biện chứng giữu khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội, trong sựphát triển xã hội.Hoạt động giải quyết mâu thuẫn xã hội của chủ thể chỉ đúng, và qua đóđem lại lợi ích cho chủ thể, khi hoạt động đó xuất phát từ bản thân mâu thuẫn,lấy bản chất khách quan của mâu thuẫn làm cơ sở. Phương pháp giải quyết mâuthuẫn xã hội mà chủ thể tiến hành cũng phải phù hợp với bản chất khách quancủa mâu thuẫn đó. Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn xã hội, thực chất lại làbiểu hiện hoạt động của chủ thể con người. Do đó, quá trình giải quyết mâuthuẫn cũng in dấu ấn của chủ thể. Điều đó được biểu hiện ở phương pháp giảiquyết mâu thuẫn mà chủ thể sử dụng trong việc giải quyết một mâu thuẫn xã hộicụ thể.Trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấutranh giữa các mặt đối lập, chủ thể có thể chủ động tìm ra một phương pháp giải15quyết mâu thuẫn thích hợp nhất để có thể giải quyết tốt nhất một mâu thuẫn xãhội cụ thể, đem lại hiệu quả cao nhất cho chủ thể.Chính trong quá trình hoạt động tự giác như vậy, trong điều kiện chophép, chủ thể có thể sử dụng phương pháp kết hợp các mặt đối lập, coi đó nhưmột hình thức cụ thể để các mặt đối lập thực hiện sự đấu tranh của chúng, dẫn tớiviệc giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợi cho chủ thể. Cũngchính vì thế, việc tiến hành kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn xãhội, rõ ràng không thể là một giải pháp duy nhất và cũng không phải là giải phápcó thể áp dụng đối với mọi trường hợp. Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn xã hội,với tính cách là mâu thuẫn giữa người với người về mặt lợi ích, là cội nguồn chosự phát triển xã hội, được thể hiện ra rất nhiều hình thức, nhiều loại cụ thể. Mỗimột loại lại có những đặc điểm, tính chất… khác nhau, và do đó quy định hìnhthức, biện pháp giải quyết mâu thuẫn khác nhau.2.2. Vận dụng lý thuyết trong công tác chuyên mônMâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới. Bản thân tôiđang công tác trong lĩnh vực giáo dục, giảng dạy tại một trường Cao đẳng tạithành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn củamình, tôi đã gặp rất nhiều những mâu thuẫn, nắm được lý thuyết về việc kết hợpbiện chứng các mặt đối lập và cách thức để vận dụng lý thuyết vào thực tiễncông việc, tôi đã vận dụng nó trong một số tình huống như sau:Tôi tốt nghiệp là một cử nhân kinh tế, chuyên ngành ngân hàng, khi trởthành một giảng viên giảng dạy chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, tôi kết hợpgiữa các mặt đối lập trong điều kiện khách quan và chủ quan giúp tôi hài hòa bảnthân, để đảm nhiệm tốt công việc của mình. Tôi kết hợp những kiến thức chuyênmôn về kinh tế, kỹ năng thuyết trình, diễn giải và sự cố gắng, nỗ lực của bản16thân cùng với những lần đứng trên bục giảng, phải giải quyết những tình huốngsư phạm với sinh viên, với những bài giảng. Khi bản thân có những vấn đềvướng mắc về kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm, các thầy cô kháctrong khoa, những người giàu kinh nghiệm sẽ giúp tôi hoàn thiện mình hơn. Quátrình giải quyết những mâu thuẫn như vậy đã dần dần giúp tôi hoàn thiện mìnhhơn trong công việc chuyên môn.- Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, học tập ở chuyên ngành ngân hàng, bản thântôi tự nhận thấy có nhiều môn học mình học tốt, bên cạnh đó là những học kémhơn. Tuy nhiên khu được phân công giảng dạy, đã có lúc tôi được phân côngđúng vào môn học mà trước đây, bản thân tôi tự nhận thấy rằng mình học cònkém. Đây có thể được xem là mâu thuẫn lớn nhất mà tôi gặp phải trong công tácchuyên môn của mình. Và dĩ nhiên rằng, tôi không thể từ chối giảng dạy nhữngmôn học này. Vận dụng lý thuyết kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâuthuẫn, ngoài việc chấp hành theo đúng phân công của Trưởng bộ môn, tôi cònchủ động xin giảng những môn mà mình đã từng học kém, lấy đó là động lực đểbản thân cố gắng học tập, tìm tòi, nghiên cứu để có thể làm tốt nhất những nhiệmvụ được giao. Những chỗ còn yếu hay còn chưa hiểu, tôi sẽ nhờ đến sự giúp đỡcủa các đồng nghiệp, những giảng viên lâu năm giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó,việc học cao học cũng giúp tôi củng cố thêm kiến thức mà trước đây mình cònchưa vững, từ đó giúp tôi cảm thấy tự tin hơn khi giảng dạy những môn họctưởng như là “khó nhằn” này.- Cũng như tôi, các sinh viên cũng có những điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi mônhọc. Có em học tốt môn này nhưng lại học không tốt môn khác. Và ngay trongmột môn học, cũng sẽ có phần hiểu sâu, có phần chưa nắm vững. Điều này cũnggiống như hai mặt đối lập trong một sự việc. Để có thể giúp các sinh viên có thể17hiểu rõ môn học, tôi thường cho các em làm việc nhóm với nhau. Quá trình làmviệc nhóm cho phép các em bộc lộ những ưu, khuyết điểm của bản thân, sự hiểubiết của em này sẽ giúp làm rõ những vấn đề còn khúc mắc của những bạn khácvà ngược lại. Chính điều đó, các sinh viên sẽ giúp nhau trau dồi kiến thức, giúpnhau cùng tiến bộ. Kết luậnTóm lại, trong quá trình làm việc, không nhiều thì ít, sẽ có những lúc nảysinh những mâu thuẫn. Việc nắm vững lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đốilập giúp tôi biết được cách thức để giải quyết những mâu thuẫn này một cáchhợp lý nhất. Tôi sẽ phải nhìn thấy được có những mặt đối lập nào hiện đang tồntại trong sự việc, có sự mâu thuẫn nào và tìm cách kết hợp các mặt đối lập lại vớinhau để có thể giải quyết được những mâu thuẫn, giúp bản thân nói riêng và môitrường xung quanh ngày càng phát triển hơn.18TÀI LIỆU THAM KHẢO19

Video liên quan

Chủ Đề